Home Đọc Sách hay viết về đời sống tinh thần của các triết gia phương Tây

Sách hay viết về đời sống tinh thần của các triết gia phương Tây

Đời sống tinh thần ngày càng trở thành mối quan tâm của chúng ta bởi vì chúng ta đã dần nhận thức được sức tàn phá của chủ nghĩa vật chất khởi phát nhờ nền công nghiệp phương Tây. Ý thức về đời sống tinh thần của các triết gia phương Tây có thể xem như một nỗ lực lấy lại quyền kiểm soát với đời sống vật chất. Ý tưởng này đã được phát biểu rất rành mạch bởi nhà văn C.S Lewis của Anh: “Tôi không sở hữu linh hồn, tôi là linh hồn và tôi sở hữu cơ thể”. Trước C.S Lewis và đương thời với ông, đã có không ít các triết gia phương Tây có thiên hướng này. 
Chúng tôi xin được giới thiệu một số tác phẩm của các triết gia phương Tay ca ngợi đời sống tinh thần, đã được dịch và đang được phát hành trên thị trường Việt Nam:
#1. “Siêu hình tình yêu – Siêu hình sự chết” của Athur Schopenhauer
Đây là một phần trích ra từ tác phẩm “Thế giới như là ý chí và biểu hiện” của Schopenhauer. Tuy nhiên đây là một cuốn sách rất khó dịch và bản dịch tiếng Việt trong “Siêu hình tình yêu – Siêu hình sự chết” không giúp chúng ta hiểu hết được hệ thống tư tưởng mà Schopenhauer đề xướng. Đây quả thực là điều đáng tiếc!
#2. “Zarathustra đã nói như thế” của Friedrich Nietzsche
“Zarathustra đã nói như thế” là một tuyệt phẩm triết học của Chủ nghĩa hư vô mà đến nay vẫn còn ảnh hưởng rất lớn. Tác phẩm triết học này đề xướng chủ nghĩa Siêu Nhân thông qua lời tự sự và chặng đường tự vấn của tiên tri Zarathustra. Chủ nghĩa Siêu Nhân này hướng tới con người vượt trên cả các đức tin và hoài nghi và thức tỉnh bởi tinh thần cá nhân để hướng tới vô cùng. Tác phẩm là sự hòa trộn giữa tính triết lý và tính thơ (cả về nội dung lẫn hình thức).
Link sách: https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/zarathustra-da-noi-nhu-the/
#3. “Con người trong thế giới tinh thần” của N.A Berdyaev
So với “Zarathustra đã nói như thế”, “Con người trong thế giới tinh thần” dễ đọc và dễ tiếp cận hơn, nhưng cũng ít tính thơ hơn và gần gũi với góc nhìn của triết học. Berdyaev là triết gia người Nga nổi tiếng thế kỷ 20. Ông là một trong những người đặt nền móng cho sự phục hưng triết học tôn giáo Nga, là một đại diện của chủ nghĩa hiện sinh hướng tới tự do cá nhân và đời sống tinh thần. Những tư tưởng ấy đều được gửi gắm một cách đầy đủ trong cuốn sách “Con người trong thế giới tinh thần”.
Link sách: https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/con-nguoi-trong-the-gioi-tinh-than/
#4. “Walden – Một mình sống trong rừng” của Henry David Thoreau
Henry David Thoreau là một triết gia và nhà thơ người Mỹ theo trường phái Tiên Nghiệm. Cuốn sách “Walden – Một mình sống trong rừng” là tác phẩm căn bản nhất đại diện cho tư tưởng của Thoreau. Thông qua việc ghi chép lại các chiêm nghiệm của ông trong quãng thời gian ông sống cô độc ở hồ Walden, ông thể hiện cái nhìn của mình với xã hội loài người và ca ngợi đời sống độc lập, hướng tới các giá trị tinh thần.
Link sách: https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/walden-mot-minh-song-trong-rung/
#5. “Câu chuyện vô hình & Đảo” của Hamvas Béla
“Câu chuyện vô hình & Đảo” là một tác phẩm kỳ dị của Hamvas Béla, một triết gia người Hungary. Trong tác phẩm này, ông kết hợp giữa thần thoại học, thần học Kito, triết học, xã hội học, các triết lý tôn giáo, chiêm tinh học…v…v… để lý giải hiện tượng xã hội vật chất lên ngôi và sự đi xuống của đời sống tinh thần, để rồi từ đó ông thực hiện một cuộc đánh thức tinh thần bằng những dòng viết truyền cảm hứng về điều mà con người cần hướng tới. Mặc dù nhiều tác phẩm khác của Hamvas Béla đã được dịch và bán trên thị trường Việt Nam nhưng “Câu chuyện vô hình & Đảo” vẫn là căn bản và quan trọng nhất trong nền tảng tư tưởng của ông.
Link sách: https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/cau-chuyen-vo-hinh-va-dao/
Cáo Hà Thành
 

Phân tâm học và tình yêu – Những lý luận về tình yêu và tính dục

Lần đầu tôi được biết đến Phân tâm học là nhờ vào bộ sách 4 cuốn Phân tâm học và tình yêu, Phân tâm học và tính cách dân tộc, Phân tâm học và văn hóa tâm linh, Phân tâm học và văn học nghệ thuật do GS Đỗ Lai Thúy tổ chức dịch và chủ biên cách đây hơn 10 năm. Bộ sách đồ sộ tập hợp những tiểu luận xuất sắc nhất của các nhà phân tâm học trên thế giới của Tây

“Chính trị luận” của Aristotle và sự phê phán các mô hình xã hội

I – Góc nhìn chính trị của Aristotle “Chính trị luận” của Aristotle là một tác phẩm kinh điển mang tính chất đột phá trong lịch sử triết học và chính trị học không phải ở mức độ liệt kê quy mô mà ở tầm nhìn. Trước Aristotle, chính trị chỉ đơn thuần được xem như mối quan hệ giữa người cai trị và người bị trị trong một quốc gia. Thậm chí với Plato, người thầy của Aristotle, chính trị vẫn là một thứ

“SUY TƯỞNG” CỦA MARCUS AURELIUS ANTONNIUS – NHỮNG CHIÊM NGHIỆM CỦA MỘT ÔNG VUA TRIẾT GIA

"Philosophy" - Triết học, là một lĩnh vực có địa hạt rất rộng, và bao trùm nhiều lĩnh vực khác. Bởi thế, người ta thường dành một sự tôn sùng lớn cho triết học với niềm tin rằng triết học là chìa khoá để đưa con người tới trí tuệ. Thế là, người ta chấp nhận bước vào một thế giới ngập đầy các khái niệm, các suy luận loằng ngoằng với hi vọng rằng thông qua đọc hiểu các sách triết, bản thân có

Những băn khoăn về Khai Sáng

Book Hunter: Tư tưởng Khai Sáng là tư tưởng nền tảng của thế giới hiện đại, có ảnh hưởng tới cả tư tưởng của Chủ nghĩa Cộng sản và các giá trị dân chủ ngày nay. Thế nhưng tiến trình phát triển và giá trị cốt lõi của kỷ nguyên Khai Sáng giờ đây vẫn còn khá mập mờ và nhiều tranh cãi. Bài viết này thuật lại ngắn gọn một số tranh luận về vai trò của Khai Sáng trong lịch sử. ---------- Cũng

Nghiên cứu về Niccolò Machiavelli để hiểu về quân chủ và dân chủ

Tại sao lại viết về Machiavelli? Machiavelli chắc chắn đã đóng góp một lượng lớn các diễn ngôn trong tư tưởng phương Tây – đáng chú ý là trong lĩnh vực lý thuyết chính trị, nhưng đồng thời còn có cả lịch sử và thuật chép sử, văn chương Ý, nguyên lý chiến tranh và ngoại giao. Nhưng Machiavelli chưa bao giờ tự nhận mình là một triết gia – thật vậy, ông thường thẳng thừng từ chối các vấn đề triết học – và
le-nam

Lê Nam

01/02/2018