Home Đọc Những cuốn sách về thời Phục Hưng ở châu Âu trên Amazon

Những cuốn sách về thời Phục Hưng ở châu Âu trên Amazon

Phục Hưng (Renaissance) kéo dài từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17 tại Châu Âu là trào lưu quan trọng nhất, đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử phương Tây, định hình nên các tư tưởng và nền tảng tư duy cho xã hội hiện đại. Ở Việt Nam, giới học thuật dành một sự quan tâm đặc biệt đến thời Khai Sáng mà có vẻ như bỏ quên Phục Hưng – một thời đại của tinh thần tự do, sáng tạo và coi trọng tri thức.
Book Hunter xin được giới thiệu một số cuốn sách căn bản giúp các bạn có thể hiểu hơn về giai đoạn Phục Hưng với những cuộc đấu tranh, với những lý tưởng và niềm cảm hứng, những âm mưu tranh giành quyền lực giữa các thế lực với các hệ tư tưởng khác nhau.

#1. “The History of the Renaissance World: From the Rediscovery of Aristotle to the Conquest of Constantinople” của Susan Wise Bauer.

Link sách: https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/history-renaissance-world-rediscovery-aristotle-conquest-constantinople/
Đây là cuốn sách nghiên cứu về giai đoạn lịch sử từ 1100 đến 1453, giai đoạn quan trọng trước Phục Hưng. Trong giai đoạn này, một loạt các sự kiện quan trọng đã dẫn đến phong trào Phục Hưng như sự khám phá ra các văn bản của Aristotle, những cuộc Thập tự chinh tấn công Đế chế Islam, khủng hoảng Đại dịch đen, cuộc chiến với Mông Cổ, sự trỗi dậy của đế chế Ottoman, những nhà tư tưởng kiệt xuất âm thầm thúc đẩy nền tri thức…v…v…

#2. Florence and Baghdad: Renaissance Art and Arab Science của Hans Belting, bản dịch tiếng Anh của  Deborah Lucas Schneider.

Link sách: https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/florence-baghdad-renaissance-art-arab-science-cua-hans-belting-ban-dich-tieng-anh-cua-deborah-lucas-schneider/
Trước cuộc Phục Hưng ở phương Tây vào thế kỷ 15, ở Ả Rập dưới thời đế chế Islam vào thế kỷ thứ 9 đã diễn ra một cuộc phục hưng khác được gọi là Kỷ ngyên vàng Islam. Cuốn sách này cho thấy những ảnh hưởng của kỷ nguyên vàng Islam lên cuộc Phục Hưng ở phương Tây mà cụ thể là ở Florence, đặc biệt ở phương diện nghệ thuật và khoa học.

#3. Studies in the History of the Renaissance (Oxford World’s Classics)

Link sách: https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/studies-history-renaissance-oxford-worlds-classics/
Nếu bạn muốn tham khảo một cách nhìn về vẻ đẹp của các tác phẩm được sáng tạo bởi Michelangelo, Leonardo và Botticelli thì đây chính là cuốn sách bạn cần. Ông sẽ phân tích chi tiết các khái niệm như “charm”, “strangeness” và “sweet” cùng với nhiều thuật ngữ khác để phân tích các tác phẩm nghệ thuật thời Phục Hưng. Theo tác giả, nghệ thuật phải được cảm nhận vì một nguyên nhân duy nhất là chính nó, chứ không phải vì một lí do nào đó khác.
Đây thực sự là một cuốn sách không thể thiếu đối với các bạn muốn tìm hiểu về nghệ thuật và cái đẹp, đặc biệt là cái đẹp của thời kỳ Phục Hưng.

#4. The Dream of Reason: A History of Western Philosophy from the Greeks to the Renaissance (New Edition) của Anthony Gottlieb, ấn bản thứ 2.

Link sách: https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/dream-reason-history-western-philosophy-greeks-renaissance/
Nền móng tư tưởng của phương Tây nói chung và của thời kỳ Phục Hưng nói riêng đều xuất phát từ các nhà tư tưởng Hy Lạp. Cụ thể hơn, việc tiếp cận các tác phẩm triết học thời Hy Lạp đã thúc đẩy xu hướng tư duy tự do và chủ nghĩa hoài nghi ở thế kỷ 15 và 16. Cuốn sách thực sự là một tác phẩm nghiên cứu được xếp vào hàng kinh điển hiện nay trong lĩnh vực tìm hiểu về thời Trung Cổ. Cuốn sách được rất nhiều tờ báo lớn tại Mỹ như Times, New York Times, Los Angeles Times đánh giá là cuốn sách hay nhất về lĩnh vực này.

#5. The Medici: Power, Money, and Ambition in the Italian Renaissance của Paul Strathern

Link sách: https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/medici-power-money-ambition-italian-renaissance/
Nhà Medici với quyền lực bao trùm Florence, và sau đó là Roma cũng như cả Châu Âu đã tạo ra những chuyển biến lớn về chính trị và kinh tế, tạo nền tảng cho sự phát triển của khoa học, nghệ thuật, tư tưởng thời Phục Hưng. Đây là một cuốn sách cho thấy cách nhà Medici tạo dựng quyền lực, sức ảnh hưởng và những động lực của họ trong quá trình tạo ra chuyển biến lớn lao thời Phục Hưng.

#6. The Renaissance: Studies in Art and Poetry của Walter Pater

Link sách: https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/renaissance-studies-art-poetry/
Oscar Wilde đã ca ngợi tập tiểu luận này là “holy writ of beauty.” Được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1837, nó ngay lập tức dành được nhiều sự thán phục. Tác giả, Walter Pater, đã đi tìm tòi và phê bình các tác phẩm của các nghệ sĩ thời Phục Hưng như Wincklmann, Botticellie cũng như Da Vinci. Cuốn sách này có ảnh hưởng mạnh tới sinh viên nghệ thuật lúc bấy giờ và có gá trị lớn tới tận ngày nay vì những đánh giá sâu sắc và phong cách viết mẫu mực.
Cáo Hà Thành
 

Xem

“Anonymous” – Chỉ ý tưởng là bất tử

Bộ phim “Anonymous” (2011) do Roland Emmerich đạo diễn, đã đặt ra một giả thuyết khác về thân phận nhiều tranh cãi của William Shakespeare. Tác giả thật sự của những vở kịch và những bài thơ ký tên W. Shakespeare hay Anonymous là Edward de Vere, bá tước xứ Oxford dưới triều đại của nữ hoàng Elizabeth I. Bá tước là một người uyên bác, đam mê thi ca và kịch nghệ. Ông là người ảnh hưởng đến một cuộc nổi dậy của các bá
Xem

MICHELANGELO – NGƯỜI KHỔNG LỒ CỦA THỜI ĐẠI PHỤC HƯNG

Tài năng phi phàm, niềm đam mê vô tận và cả sự cống hiến không mệt mỏi vì nghệ thuật là tất cả những gì người đời tự hào khi nhắc đến “Người khổng lồ “ Michelangelo. Cùng với Leonardo da Vinci và Raphael, Michelangelo được xem là một trong những nhân vật vỹ đại nhất thời kỳ Phục Hưng với sự uyên bác và xuất sắc trong các lĩnh vực từ hội họa, điêu khắc cho đến kiến trúc và thơ ca.  Chân dung

Nghiên cứu về Niccolò Machiavelli để hiểu về quân chủ và dân chủ

Tại sao lại viết về Machiavelli? Machiavelli chắc chắn đã đóng góp một lượng lớn các diễn ngôn trong tư tưởng phương Tây – đáng chú ý là trong lĩnh vực lý thuyết chính trị, nhưng đồng thời còn có cả lịch sử và thuật chép sử, văn chương Ý, nguyên lý chiến tranh và ngoại giao. Nhưng Machiavelli chưa bao giờ tự nhận mình là một triết gia – thật vậy, ông thường thẳng thừng từ chối các vấn đề triết học – và
le-nam

Lê Nam

01/02/2018