Home Xem MICHELANGELO – NGƯỜI KHỔNG LỒ CỦA THỜI ĐẠI PHỤC HƯNG
Xem

MICHELANGELO – NGƯỜI KHỔNG LỒ CỦA THỜI ĐẠI PHỤC HƯNG

Tài năng phi phàm, niềm đam mê vô tận và cả sự cống hiến không mệt mỏi vì nghệ thuật là tất cả những gì người đời tự hào khi nhắc đến “Người khổng lồ “ Michelangelo. Cùng với Leonardo da Vinci và Raphael, Michelangelo được xem là một trong những nhân vật vỹ đại nhất thời kỳ Phục Hưng với sự uyên bác và xuất sắc trong các lĩnh vực từ hội họa, điêu khắc cho đến kiến trúc và thơ ca.
 
Chân dung tự họa Michelangelo (tranh khắc) chúng ta có thể nhận thấy chiếc mũi vẹo của ông- hậu quả của một lần đánh nhau thủa thiếu niên.
Michelangelo sinh ngày 6 tháng 3 năm 1475 tại Caprese, Tuscany trong một gia đình khá giả đã có nhiều đời là chủ các nhà băng. Tuổi thơ của ông không êm đềm như bao đứa trẻ khác do cha ông bị phá sản, gia đình rơi vào cảnh túng quẫn, khi vừa lọt lòng Michelangelo đã phải xa rời dòng sữa mẹ và được gửi cho vú nuôi có chồng làm nghề thợ đá ở một vùng núi hẻo lánh xa xôi-Arezzo. Dù tuổi thơ không sống trong sự đùm bọc và yêu thương của gia đình nhưng ông lại tìm được niềm vui với những tảng đá ngổn ngang dần dần trở thành những bức tượng có hồn dưới bàn tay khéo léo của người thợ điêu khắc. Giorgio Vasari – một sử gia trích dẫn Michelangelo nói, “Nếu có thứ gì tốt đẹp ở trong tôi, chính bởi tôi đã sinh ra trong một bầu không khí tinh khiết tại Arezzo…”

Pieta – nhà thờ thánh Peter -Rome (1498–99) Kiệt tác bất hủ của Michelangelo
“Michelangelo ngắm nhìn những bức tượng với vẻ mặt say sưa, con mắt thán phục trầm trồ như thể niềm say mê nghệ thuật đã len lỏi vào trong tâm hồn của một đứa trẻ còn thơ dại như ông. Có lẽ lúc này đây Michelangelo đã ý thức được rằng nghệ thuật mới chính là sự nghiệp mà ông theo đuổi chứ không phải đi theo con đường kinh doanh như cha ông đã luôn mong muốn…” Dù đã nhiều lần ngăn cấm và dùng những trận đòn roi để bắt Michelangelo theo nghề kinh doanh nhưng của cuối cùng người cha già đành bất lực vì không thể dập tắt được niềm đam mê mãnh liệt của cậu con trai bướng bỉnh. Michelangelo sau đó được cha cho học vẽ tại một xưởng vẽ nổi tiếng tại thành Firenze (Florence). Tuy nhiên mọi thứ không như ông mong đợi khi phải sống trong sự ghen ghét, đố kỵ của người thầy hẹp hòi. Ông ta luôn tìm được cách đưa Michelangelo ra khỏi xưởng vẽ và một năm sau Michelangelo đã được gửi đến cho nhà điêu khắc già Bertoldo. Không giống với người thầy trước, Bertoldo là một nhà điêu khắc tài hoa và nhân hậu, luôn sẵn sàng dìu dắt cho cậu học trò nhỏ của mình. Tại đây, trong một lần làm bài tập về bức tượng bán thân Hy Lạp, Michelagelo đã chinh phục được con mắt nghệ thuật tinh tường của đại công tước Lorendo nhờ sự sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo. Nhận ra cậu bé này là một tài năng hiếm có nên công tước đã đón Michelangelo về ở hẳn trong lâu đài để phục vụ những công trình vĩ đại. “Trận đánh với bầy nhân mã” là tác phẩm đầu tay giúp danh tiếng của cậu bé 15 tuổi được lan tỏa khắp vùng.

Centauromachia(1492) – Trận đánh với bầy nhân mã – Bích họa đầu tay của cậu bé 15 tuổi Michelangelo
Nhưng cũng từ đây Michelangelo luôn sống trong những tháng ngày bận rộn, khổ cực và không có tự do để phục vụ các công trình của các Giáo hoàng và dòng họ Medici ( Một dòng họ quyền lực nhất Firenze thời bấy giờ) . Dù vậy với tài năng và niềm đam mê vô tận ông đã để lại cho đời những tác phẩm vĩ đại, hào hùng như: “Pieta”, “Ngày và đêm”, “Bình minh và hoàng hôn”, bức tranh “Sự phán xét cuối cùng”, công trình “Tiểu giáo đường”…Nếu có cơ hội chiêm ngưỡng thì chắc hẳn chúng ta không thể tin được những tác phẩm vĩ đại, xuất sắc này lại là của một con người nhỏ bé bằng da bằng thịt chứ không phải của nhân vật siêu phàm nào khác.
 
 

Những chi tiết phi phàm của nhóm tượng Pieta

Dù ở lĩnh vực nào thì Michelangelo luôn có những tác phẩm xuất sắc và làm say đắm lòng người. Nghệ thuật của ông luôn độc đáo, khác thường và thoát khỏi được những chuẩn mực vốn có của nó. Đặc biệt trong điêu khắc, ông luôn cho rằng mọi phiến đá có một bức tượng bên trong nó và rằng công việc điêu khắc đơn giản là tẩy bỏ những thứ không phải là một phần của bức tượng đi. “Pieta” và “David” là những tác phẩm tiêu biểu cho quan điểm nghệ thuật này. “Pieta” hay còn gọi là “Đức Mẹ sầu bi” là một đề tài được nhiều danh họa các thế kỷ trước thực hiện. Tuy nhiên dưới bàn tay tài hoa và sự sáng tạo độc đáo của Michelangelo, bức tượng mới thực sự là một công trình vĩ đại và đạt đến đỉnh cao của sự tuyệt vời. Dù tác phẩm mang nỗi đau buồn sâu thẳm khi miêu tả người mẹ trong tư thế ngồi vững chãi, mắt nhắm nghiền như đang chịu nỗi đau đớn tuột cùng khi ôm xác của đứa con trai duy nhất vào lòng, nhưng người chiêm ngưỡng luôn cảm nhận được một ẩn ý sâu xa đằng sau bức điêu khắc này. Trong bức tượng, Đức Mẹ đồng trinh Marida xuất hiện với vẻ đẹp hiền hậu, trẻ trung trong khi đó Chúa Jesu lại quá già nua và gầy gò. Điều này tưởng chừng như vô lý nhưng đây lại chính là sự sáng tạo độc đáo và khác thường của Michelangelo. Với ông, Đức Mẹ mang một vẻ đẹp không bao giờ tàn phai của một người con gái trinh trắng còn Chúa mang một hình hài già nua và thảm thương vì Chúa đã từng trải mọi đau khổ của đời. Tác phẩm này được xem là “một sự phát lộ mọi tiềm năng và xung lực của nghệ thuật điêu khắc”. Còn theo Vasari” chắc chắn đó là một điều thần diệu mà một khối đá có thể được tạc thành một sự hoàn hảo mà thiên nhiên không thể tạo ra trong đó”.
 
David (từ năm 1501 đến 1504) kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc thời Phục Hưng và là một trong hai tác phẩm điêu khắc vĩ đại nhất của Michelangelo

Nếu “Pieta” là bức tượng đại diện cho tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý thì “David” lại đại diện cho sức mạnh tráng niên và chủ nghĩa anh hùng của cộng hòa Firenze thời bấy giờ. Tượng David cao 4.5 mét, tay trái nắm hòn đá, tay phải nâng chiếc ná bắn đá trên vai. David trong bức tượng là một anh chàng khỏa thân với sức lực tràn đầy, đôi mắt tinh tường sắc như người thợ săn đang rình đợi, chiếc mũi to khỏe, đôi môi mím lại đầy vẻ cương nghị. Một David anh hùng, khỏe mạnh, tự hào vì vẻ đẹp cường tráng của thân thể mình. Điểm đặc biệt của bức tượng chính là hình ảnh chiếc ná bắn đá vắt lỏng lẻo trên vai khó lòng mà sử dụng được lại ngụ ý rằng: chiếc ná chỉ là một phương tiện còn sức mạnh của David nằm trong sự cường tráng thân thể và lòng can đảm thể hiện ở dáng điệu anh hùng. Bức tượng không những là một sự hoàn thiện mẫu mực về vẻ đẹp thể chất lẫn vẻ đẹp tinh thần của con người, mà còn là một minh chứng cho sự xuất chúng củaMichelangelo với tư cách là một nhà điêu khắc có tài năng kỹ thuật phi thường cũng như sức mạnh của khả năng sáng tạo biểu tượng.

Nhóm tượng Bình Minh và Hoàng Hôn – Hầm mộ dòng họ Medici (1519-1533)

Không chỉ thành công trong nghệ thuật điêu khắc, Michelangelo còn xuất sắc trong cả lĩnh vực hội họa lẫn thơ ca. ” Sự phán xét cuối cùng” là tác phẩm tiêu biểu cho tài năng hội họa của ông. Bức họa được vẽ trên vòm trần nhà thờ Sistine trong vòng 4 năm ròng rã. Đây là quãng thời gian khổ cực của Michelangelo khi phải nằm trên giàn giáo chông chênh và ngửa mặt lên trần để vẽ ngày đêm. Mỗi nét vẽ của ông không chỉ mang theo sự tôn kính và trông ngóng đối với Thiên Đường mà còn làm nổi bật một tâm hồn thần thánh thuần khiết, một sự đoạn tuyệt với những ưu phiền nơi trần gian. Những nhân vật trong bức họa gần như khỏa thân nhưng những hình ảnh này không gây ra bất cứ ý nghĩ bất thuần nào vì cả đời ông đã dồn tất cả tâm trí vào nghệ thuật và tâm hồn thuần khiết của ông khi vẽ tranh đã khiến hình ảnh các nhân vật cũng trong sáng như một đứa trẻ thơ.


Bích họa Sự phán xét cuối cùng – mái vòm trần nhà thờ Sistine (1508–1512) và chi tiết kinh điển ” Chúa truyền sự sống cho Adam” 
 
Minh họa: Michelangelo vẽ bích họa ở nhà thờ Sistine ( tranh hiện đại)
Michelangelo đã dành trọn cả đời mình cho sự nghiệp nghệ thuật. Cuộc đời ông là những chuỗi ngày khổ cực và lao động mệt mỏi từ khi còn là một đứa trẻ cho đến lúc nhắm mắt ra đi. Thế nhưng ông đã ra đi thanh thản như đi vào cõi yên nghỉ êm đềm mà không vướng bận và tiếc nuối điều gì nơi trần gian thế tục này. Còn hơn cả những tác phẩm vững bền bất hủ của mình, tên tuổi sáng chói của Michelangelo là câu chuyện thần thoại vĩnh hằng của nhân loại.

Một góc thành phố Florence (Firenze) thủ phủ của Vùng Tuscany – Ý
LEE’S VIETNAM
 
Xem

“Anonymous” – Chỉ ý tưởng là bất tử

Bộ phim “Anonymous” (2011) do Roland Emmerich đạo diễn, đã đặt ra một giả thuyết khác về thân phận nhiều tranh cãi của William Shakespeare. Tác giả thật sự của những vở kịch và những bài thơ ký tên W. Shakespeare hay Anonymous là Edward de Vere, bá tước xứ Oxford dưới triều đại của nữ hoàng Elizabeth I. Bá tước là một người uyên bác, đam mê thi ca và kịch nghệ. Ông là người ảnh hưởng đến một cuộc nổi dậy của các bá

RAPHAEL – VỊ THÁNH HỘI HỌA CỦA PHONG TRÀO PHỤC HƯNG

Raphael (1483 – 1520) là kiến trúc sư, họa sĩ xuất chúng của nền hội họa Phục Hưng Italia. Ông cùng với Michelangelo và Leonardo de Vinci là ba bậc thầy vĩ đại nhất của thời kỳ đỉnh cao Phục Hưng ở phương Tây. Với lượng lớn tác phẩm xoay quanh chủ đề tôn giáo, Raphael được người đời xưng tụng là “Thánh hội họa” của thời kỳ huy hoàng này.   Raphael sinh ra trong một gia đình họa sĩ phục vụ cho giới

Những cuốn sách về thời Phục Hưng ở châu Âu trên Amazon

Phục Hưng (Renaissance) kéo dài từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17 tại Châu Âu là trào lưu quan trọng nhất, đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử phương Tây, định hình nên các tư tưởng và nền tảng tư duy cho xã hội hiện đại. Ở Việt Nam, giới học thuật dành một sự quan tâm đặc biệt đến thời Khai Sáng mà có vẻ như bỏ quên Phục Hưng – một thời đại của tinh thần tự do, sáng tạo và coi

REMBRANDT – NGƯỜI KHỔNG LỒ CỦA THỜI ĐẠI HOÀNG KIM HÀ LAN

Người Hà Lan còn nhớ mãi đến ông như một người đóng góp quan trọng cho Thời đại hoàng kim của hội họa Hà Lan thế kỷ 17. Lịch sử hội họa thế giới trang trọng đặt tên ông bên cạnh những danh họa hàng đầu: Leonardo da Vinci, Michelangelo, Paul Rubens, Albrecht Durer… Ông là Rembrandt, một tài năng thiên phú phải trải qua cuộc đời thăng trầm cay đắng, nhưng luôn bỏng cháy đam mê bên giá vẽ. Rembrandt van Rijin (1606-1669) sinh

Nghiên cứu về Niccolò Machiavelli để hiểu về quân chủ và dân chủ

Tại sao lại viết về Machiavelli? Machiavelli chắc chắn đã đóng góp một lượng lớn các diễn ngôn trong tư tưởng phương Tây – đáng chú ý là trong lĩnh vực lý thuyết chính trị, nhưng đồng thời còn có cả lịch sử và thuật chép sử, văn chương Ý, nguyên lý chiến tranh và ngoại giao. Nhưng Machiavelli chưa bao giờ tự nhận mình là một triết gia – thật vậy, ông thường thẳng thừng từ chối các vấn đề triết học – và
le-nam

Lê Nam

01/02/2018