Home Đọc Những cuốn sách giúp bạn hiểu hơn về Homeschooling

Những cuốn sách giúp bạn hiểu hơn về Homeschooling

Tô Lông

06/07/2021

Homeschooling hay còn được dịch sang tiếng việt là ” giáo dục tại gia ” không phải khái niệm xa lạ đối với các bậc phụ huynh hiên nay. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều phụ huynh ngần ngại với hình thức giáo dục này. để giúp các bạn hiểu rõ hơn về homeschooling, Book Hunter xin được giới thiệu những cuấn sách phát biểu quan điểm, hướng dẫn phương pháp nghiên cứu về homeschooling.

Những cuốn sách này hiện chưa được dịch sang tiếng Việt. Chúng tôi hi vọng rằng trong tương lai gần các dịch giả hoặc Book Hunter có thể dần dần dịch chúng sang tiếng Việt để giúp các bậc phụ huynh thêm phần mạnh dạn chọn lựa homeschooling.

1. Homeschool: An American History –  Milton Gaither

Khi đọc cuốn sách này, hẳn bạn sẽ ngạc nhiên vì nhân ra rằng những nền tảng đầu tiên của Homeschooling tại Mỹ không phải chỉ mới bắt đầu của thế kỷ 20, mà đã có từ thế kỷ 16. Đây là chủ đề bị bỏ qua trong lịch sử giáo dục tại quốc gia này. Hơn cả thế, cuốn sách cung cấp kiến thức đầy đủ về phong trào homeshooling ở nước Mỹ trong xã hội hiện đại và dự đoán tương lai của xu hướng này. Thời điểm hoàn thành cuốn sách là năm 2008, đến nay có thể homeshooling đã có nhiều thay đổi hơn so với dữ liệu mà cuốn sách cung cấp, tuy nhiên tập khảo cứu này vẫn là một tài liệu tham khảo cần thiết đối với các nhà nghiên cứu giáo dục.

2. Home Grown Kids – Raymond & Dorothy Moore

Raymond và Dorothy Moore là cặp vợ chồng học giả đề xướng và lập thuyết cho homeshooling. Theo hai tác giả, giáo viên chính là phụ huynh và ngôi trường có thể chính là ngôi nhà của chúng ta. Cuốn sách này đến nay vẫn là hướng dẫn chi tiết và thiết thực nhất trong việc sử dụng các nguồn lực và kinh nghiệm hàng ngày để thực hiện giáo dục tại gia và tân hưởng thời gian cùng con cái. Hai tác giả cho rằng đó là môi trường giáo dục hạng nhất, lành mạnh nhất, không cản trở sáng tạo và sự phát triển của trẻ em. Bên cạnh đó, họ cũng chỉ ra những hậu quả nghiêm trọng mà nền giáo dục phổ thông chính quy gây ra về mặt đạo đức và tinh thần của đứa trẻ.

3. Better Late than Early – Raymond Moore

Raymond Moore cung cấp nhiều bằng chứng từ nhiều nguồn khác nhau để chỉ ra rằng việc trẻ đến trường sớm đã gây ra nhiều rối loạn về tinh thần và định hướng tương lai ở trẻ. Cuốn sách đề cập lại các giai đoạn phát triển và trưởng thành và đặt ra vấn đề rằng quá trình giáo dục sẽ can thiệp từ đâu trong các giai đoạn ấy. Sự can thiệp không thích hợp có thể gây những biến dạng cấu trúc tâm linh ở trẻ, do đó giáo dục không phải chỉ là sự nhồi nhét kiến thức mà còn là học cách sống và yêu thương.

4. How Children Fail – John Holt

Cuốn sách lần đầu được xuất bản vào những năm 1960s và đã khởi phát một phong trào cải cách giáo dục vẫn đang tiếp diễn đến nay. Trong ấn bản năm 1982, John Holt đã bổ sung những hiểu biết mới về cách trẻ em tìm tòi thế giới. Ngoài ra ông nghiên cứu kỹ lưỡng về những vấn đề của việc học trên lớp, quy chế kiểm tra, thi cử và sự tác động của quyền lực tới nền giáo dục. 

Cuốn sách đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam với tựa đề: Trẻ em khó học thế nào? – John Holt – Book Hunter Lyceum

Trẻ em học khó thế nào

5. How Children Learn – John Holt

Cùng với “How Children Fail”, “How Children Learn” của John Holt trở thành những tác phẩm kinh điển của nền giáo dục Mỹ. John Holt cho rằng với trẻ nhỏ “học tập là tự nhiên như hơi thở”. Ông đã quan sát kỹ lưỡng cách trẻ nhỏ tự học nói, học đọc, đếm và suy luận, và đặt ra những câu hỏi rằng nền giáo dục làm thế nào để khuyến khích những năng lực này ở trẻ.

tre-em-hoc-nhu-the-nao

Cuốn sách đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam với tựa đề: Trẻ em học như thế nào – John Holt – Book Hunter Lyceum

Còn rất nhiều cuốn sách hay và thú vị về Homeschooling, nhưng chúng tôi chưa có cơ hội tiếp cân để có thể giới thiệu với các bạn. Do đó, chúng tôi rất mong rằng danh sách này sẽ gợi mở để các bạn bước vào cánh cửa của thế giới Homeschooling, từ đó các bạn có thể tìm tòi thêm được nhiều góc nhìn mới mẻ và thú vị.

Book Hunter

Chúng ta không cần một cuộc Cải cách giáo dục rầm rộ

Chúng ta cảm giác bị thiếu hụt, chúng ta thấy mình không phát triển, chúng ta hoang mang khi nhìn thấy những sinh viên tự tin và chuyên nghiệp của các nước phương Tây và chúng ta vội vàng đổ lỗi cho nền giáo dục. Hệ thống giáo dục còn rất nhiều sai lầm, điều đó không thể phủ nhận, nhưng đó không phải nguyên nhân chính khiến chúng ta tụt hậu, kém cỏi như ngày nay. Đổ lỗi tai ngoại cảnh, tại tình hình

Bắt bệnh chứng “cuồng Harvard” hay giấc mơ khoa bảng chưa nguôi

Cách đây 10 năm, người ta đã xôn xao nhau về những người Việt Nam học Harvard. Ở cái thành phố Hà Nội bé tí nơi tôi sống, ai đó học Harvard sẽ lập tức nổi tiếng, lập tức được đồn đại như là thiên tài vậy. 10 năm sau, nỗi ám ảnh về Harvard ngày càng tăng, và đặc biệt ảnh hưởng đến những bạn trẻ cũng như những gia đình thời thượng mong muốn được nước mình có thể “sánh vai” với Âu

Tô Lông

14/12/2016

Con người cá nhân và con người công dân trong tư tưởng giáo dục của Aristotle và John Holt #1: Mối quan hệ giữa con người và nhà nước trong hoàn cảnh xã hội “ganh đua” 

Con người, trước hết là một động vật, có mong muốn sinh tồn. Mong muốn này một phần lớn đến từ tạo hóa chi phối chúng ta nhưng đồng thời cũng đến từ ý nguyện cá nhân của mỗi người. Mỗi cá nhân được ban cho các giác quan và sự nhận thức để sử dụng khoảng thời gian mà chúng ta có từ lúc sinh ra tới lúc lìa đời. Toàn bộ mong muốn thỏa mãn các ý nguyện của bản thân chúng ta
le-nam

Lê Nam

11/06/2023

Những cuốn sách nới rộng đường biên giáo dục #3: Sự truyền thụ tri thức mang tính hệ thống

Tiếp theo của series bài Những cuốn sách nới rộng đường biên giáo dục, Book Hunter xin được giới thiệu với các bạn những cuốn sách cung cấp các nghiên cứu và phương pháp giáo dục khi việc học được hệ thống hóa. Đây là những cuốn sách đã được xuất bản tại Việt Nam và được Book Hunter đưa tới sự kiện TƯƠNG GIAO #1: NHỮNG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC TRONG LỊCH SỬ vào 9/9/2023.  Do sự hình thành cấu trúc xã hội và

Book Hunter

06/11/2023

Phỏng vấn John Holt về homeschooling: Ngôi nhà là cơ sở thích hợp cho việc khám phá thế giới mà chúng ta gọi là học tập hoặc giáo dục

Người phỏng vấn: Marlene Bumgarner Năm 1980, Marlene Bumgarner, một phụ huynh đang cho con homeschooling, đã mời John Holt tới nhà của cô khi ông đang ở California để tham gia một tour diễn thuyết. Trong khi ông chơi trong vườn với hai đứa con của cô, John và Dona Ana, cô đã phỏng vấn ông cho tạp chí Mothering ra hai tháng một lần. Hỏi: Triết lý học tập của ông là gì? John Holt: Về cơ bản, con người là một động

Book Hunter

28/05/2023