Home Hiểu Nét văn hóa trong màu sắc

Nét văn hóa trong màu sắc

le-ai

Lê Ái

15/06/2024

Khi nhắc đến màu sắc, phản ứng đầu tiên của chúng ta phần lớn là nghĩ đến quang phổ 7 tông màu của cầu vồng. Màu sắc đóng vai trò đặc biệt quan trọng và nổi bật cả trong ngôn ngữ lẫn thẩm mỹ Trung Hoa. Một số ký tự hiếm khi dùng đến trong tiếng Trung được gán cho màu sắc cụ thể, những nguyên mẫu mang tính hình tượng này đã phát triển thành các hình ảnh thi ca theo sự thay đổi của thời đại.

Kết hợp các màu sắc và tinh hoa văn hóa Trung Hoa vào khuôn khổ trường học là điều mà các nhà giáo dục tại trường tiểu học Vân Kim ở thành phố Trùng Khánh, phía tây nam Trung Quốc, xem như bước đầu tiên giúp khôi phục nhận thức về thẩm mỹ truyền thống – bằng cách sử dụng màu sắc cũng như hóa văn Trung Hoa một cách khéo léo trong thiết kế logo của trường học này và xây dựng ý nghĩa văn hóa.

Trường đã lực chọn “màu tím trí tuệ”, một tông màu đặc biệt lấy từ lụa Vân Cẩm, loại lụa dệt theo kỹ thuật truyền thống gồm 27 sắc thái màu. Biểu ngữ và logo màu tím xuất hiện ở khắp mọi nơi trong khuôn viên trường, thậm chí cả ở tài khoản WeChat chính thức, các mẫu PowerPoint cũng tận dụng những biểu tượng này để đem lại thêm cảm giác thân thuộc cho giáo viên và học sinh.

Ngô Mẫn, trợ lý dự án tại Dett Design có trụ sở ở Trùng Khánh, cho biết những màu sắc này là kết tinh và tinh túy của văn hóa Trung Hoa, cũng như là nguồn tài nguyên giáo dục tốt nhất để nuôi dưỡng các giá trị thẩm mỹ và sự tự tin văn hóa.

“Chẳng hạn, hương lô tử yên (香炉紫烟)[1], dịch theo nghĩa đen sang tiếng Anh là lư hương tỏa khói tía (incense burner purple smoke), sẽ mất đi gần hết ẩn dụ thơ ca của nó trong quá trình dịch,” Ngô Mẫn nói.

“Tuy nhiên, nếu một đứa trẻ lớn lên trong văn hóa Trung Hoa, nó sẽ hiểu tường tận rằng bốn chữ tóm lược kia lấy từ một câu thơ nổi tiếng, ‘Nhật chiếu hương lô sinh tử yên’. Trong câu này, màu tím được sử dụng rất khéo léo bằng ngôn từ đậm chất thơ để ‘tả’ kỹ và ‘vẽ’ một bức họa,” Ngô Mẫn chia sẻ.

Ở một trường tiểu học gần Odaiba, Tokyo, Nhật Bản, các màu sắc và hình ảnh gợi nhắc đến truyền thống cũng được sử dụng để trang trí những bức tường dọc hành lang. “Cây hoàng bách”, “trà vàng”, “màu tím Edo” trên tường đều lần lượt thể các màu sắc truyền thống trang nhã, được bổ phông chữ nhằm giới thiệu về nguồn gốc của chúng.

“Làm thế nào trẻ em lại không trân trọng và yêu mến màu sắc cũng như thẩm mỹ truyền thống của đất nước mình?” học giả Quách Hào phát biểu sau khi đến thăm ngôi trường. Ông cũng là tác giả cuốn sách Traditional Chinese Colors.

Gần đây, nhờ vào sự phổ biến ngày càng tăng của các bộ phim cổ trang dài tập Trung Quốc mà chủ đề này được chú ý nhiều hơn. Cho dù đó là loạt phim truyền hình ăn khách “Diên Hy Công Lược”, hay cổ phục được sử dụng trong loạt phim “Trường An 12 canh giờ” đã khôi phục lại các tông màu chuẩn mực của triều Đường, tất cả những hình ảnh chân thực này làm cho khán giả choáng váng và gợi lên trong họ sự khao khát đối với các tông màu cổ điển của Trung Hoa.

Bảng màu theo phong cách Morandi

Bảng màu sắc có độ bão hòa thấp và phối màu hạn chế, dịu mắt và ảm đạm, chủ yếu gồm các màu trắng và xám nhạt, có thêm màu be, màu kem, màu hạnh nhân cũng như màu xanh xám. Nhiều cư dân mạng khẳng định rằng bảng màu của “Diên Hy công lược” có sự tương đồng đáng kể với bảng màu mà họa sĩ người Italy Giorgio Morandi sử dụng. Các gam màu toát lên tính cổ điển tinh tế.

Bảng màu chủ đạo trong một cảnh phim.

“Số màu sắc trên thẻ màu Pantone xác định xu hướng thời trang quốc tế và trở thành một biểu tượng phổ biến được những người sành điệu cũng như công chúng nói chung săn đón.” Ngô Thanh, nhà thiết kế thuộc Hiệp hội thời trang và màu sắc Trung Quốc.

“Có vẻ như các gam màu Trung Hoa chưa phát huy được sức hấp dẫn độc đáo của chúng trong lĩnh vực thời trang. Các gam màu cổ có sự lôi cuốn và được gọi bằng những cái tên tao nhã đã thất lạc từ lâu trong đống giấy cũ cũng như dòng chảy lịch sử. May mắn thay những bộ phim này là dấu hiệu đáng khích lệ cho một sự hồi sinh nghệ thuật.”

Cảnh phim “Trường An 12 canh giờ” với màu xanh cổ điển trong hội họa thời Đường.
“Bộ liễn đồ”, tranh cổ vẽ cảnh Đường Thái Tông tiếp đón sứ giả Gar Tongtsen Yulsung của Tây Tạng do Diêm Lập Bản một kiến trúc sư, kiêm họa sĩ cung đình thời Đường thực hiện. Màu xanh được dùng trong tranh tương đồng với màu xanh được tái hiện trong “Trường An 12 canh giờ”.

Đầu năm 2021, Trung tâm Văn hóa và Sáng tạo của Việt nghệ thuật Trung Quốc đã ra mắt màu đỏ lệ chi quyền lực của Trung Hoa (cấp lực hồng – màu đỏ đậm?). Lấy cảm hứng từ màu đỏ của quả vải, nhóm nghiên cứu còn sử dụng cách chơi chữ (li có thể là lực và cũng có thể là lệ chi theo ngữ điệu phát âm) để truyền tải ước nguyện của người dân Trung Quốc vượt qua dịch bệnh – gei li (cấp lực – mạnh mẽ) trên mọi phương diện.

Sau khi hoàn thành việc nghiên cứu sơ bộ, nhóm thiết kế đã trích xuất được hàng trăm màu sắc có liên quan đến quả vải. Qua nhiều lần gỡ lỗi và sàng lọc, hàng tá màu sắc có tần suất xuất hiện cao nhất đã được xác định. Một đội ngũ do hai chuyên gia là Tống Kiến Minh và Ngô Bích Ba dẫn dắt đảm nhận việc lựa chọn lại các màu sắc này. Kết hợp với tên gọi cổ điển của quả vải và màu đỏ trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, phiên bản cuối cùng được đặt tên như sau đan hà (丹霞), tịch lam (夕岚), ngọc hà (玉荷) và lạc thần (洛神) – bốn cấp độ khác nhau của màu đỏ làm màu tiêu chuẩn của dự án này. Màu sắc chủ đề mang đậm tính thẩm mỹ của phương đông.

Bảng màu 4 cấp độ của đỏ lệ chi lần lượt là tịch lam, đan hà, ngọc hà và lạc thần.

“Vào thời Đường, cấp lực hồng là màu sáng đẹp trên y phục của các sứ thần phương tây, cũng như trong các bức tranh Phú Xuân sơn cư đồ, màu đỏ là màu của rừng phong trên núi,” Tống Kiến Minh, giám đốc Viện nghiên cứu Màu sắc thuộc Học viện nghệ thuật Trung Quốc cho biết.

“Ngày nay, màu sắc này đang trở thành trào lưu, hợp thị hiếu của người trẻ hơn, vì thế chúng tôi chọn nó làm xu hướng thời trang trong tương lai.”

Mặc dù thực tế là thẩm mỹ Trung Hoa đã bị lu mờ từ lâu, nhưng học giả Quách Hào và nhà thiết kế Lý Kiến Minh là hai trong số nhiều người muốn đào sâu nghiên cứu kho báu này.

Bộ đôi đã xem xét gần 400 tác phẩm văn học và tác phẩm kinh điển có liên quan đến màu sắc, tiến hành một nghiên cứu văn bản từng có cũng như tổng hợp được 384 tên gọi màu sắc truyền thống của Trung Hoa.

Khác với phương pháp phân loại ba màu cơ bản của phương Tây, triều nhà Chu (khoảng thế kỷ 11 – 256 TCN) cai trị thiên hạ bằng các nghi lễ và đã quy định rằng năm màu sắc truyền thống của Trung Hoa “đỏ, vàng, lục lam, đen và trắng” là những màu sắc cơ bản.

Quách Hào chia các từ được người xưa dùng để miêu tả màu sắc thành hai loại: cụ thể và hình ảnh. Cụ thể là các từ chỉ màu sắc lấy từ trời và đất. Chẳng hạn, màu nâu lấy từ những hình tượng cụ thể sống động: hoàng trà, trà vụ thu, sa tế (sa trà tương), gỗ trầm, lưng đại bàng, lụa rễ sen (?), trà xanh, gỗ đàn hương v.v. Các từ có tính hình ảnh dựa trên những thứ được áp lên cách con người nhận thức và ghi lại thế giới, bắt nguồn từ các hoạt động, cảm xúc cũng như trí tưởng tượng của con người.

Trong Hội nghị học thuật thường niên về màu sắc truyền thống Trung Quốc được tổ chức vào tháng 11 năm 2020, nhà nghiên cứu Phùng Thời của Viện Khảo cổ học cho biết việc khám phá hệ thống màu sắc phương đông là đề tài có ý nghĩa to lớn về mặt học thuật. Nó là hiện thân của nhận thức luận và triết học Trung Hoa truyền thống. Ông kêu gọi các học giả xây dựng một hệ thống màu sắc mang những nét đặc trưng của Trung Hoa.

Học giả Quách Hào chia sẻ: “Các màu sắc truyền thống của Trung Quốc là cách người Trung Quốc định nghĩa màu sắc và nhìn nhận thế giới. Có một thẩm mỹ cũng như trí tuệ cổ xưa của phương đông đã được lưu truyền qua hàng nghìn năm.”

Chú thích:

[1] Lấy từ ý thơ trong bài “Xa ngắm thác núi Lư” (Vọng Lư sơn bộc bố) của Lý Bạch:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.

Phi lưu trực há tam thiên xích,

Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.

 

A.L dịch

Nguồn: A Culture of Color

Dưỡng sinh bằng ẩm thực và chế độ ăn dưỡng sinh theo quan điểm Y học cổ truyền Trung Quốc

Tóm tắt Dưỡng sinh bằng ẩm thực theo quan điểm y học cổ truyền (YHCT) Trung Quốc nhằm duy trì cân bằng dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống. Chế độ ăn dưỡng sinh thì thông qua sự kết hợp của dinh dưỡng và thuốc để đạt được sự cân bằng Âm Dương. Cả “dưỡng sinh bằng ẩm thực” và “chế độ ăn dưỡng sinh” đều nhằm mục đích giữ gìn sức khỏe, ngăn ngừa và loại bỏ bệnh tật và làm chậm quá

Về sự hình thành của thái cực đồ từ quan điểm của 24 tiết khí

1. Khái quát chung Bài viết này thảo luận về nguyên lý hình thành của Thái Cực Đồ từ góc độ của 24 Nhật Kỳ hay Tiết khí, sau đó phân tích xu hướng của các đường cong Thái Cực, Điểm Cực của Thái Cực Đồ và ý nghĩa của mắt cá Âm Dương. Bài viết này lập luận rằng Thái Cực Đồ kiểu chữ S có nguồn gốc từ mô hình nhật kỳ, hay mô hình Thái Cực đồ kiểu chữ S kết hợp