Home Chuyên đề tháng Về sự hình thành của thái cực đồ từ quan điểm của 24 tiết khí

Về sự hình thành của thái cực đồ từ quan điểm của 24 tiết khí

1. Khái quát chung

Bài viết này thảo luận về nguyên lý hình thành của Thái Cực Đồ từ góc độ của 24 Nhật Kỳ hay Tiết khí, sau đó phân tích xu hướng của các đường cong Thái Cực, Điểm Cực của Thái Cực Đồ và ý nghĩa của mắt cá Âm Dương. Bài viết này lập luận rằng Thái Cực Đồ kiểu chữ S có nguồn gốc từ mô hình nhật kỳ, hay mô hình Thái Cực đồ kiểu chữ S kết hợp giữa Nhật kỳ và Âm Dương ngư. Theo các phương pháp được cung cấp trong bài tiểu luận này, công việc vẽ Thái Cực Đồ có thể được đơn giản hóa.

Bài viết này cũng tiếp tục tích hợp sơ đồ mô hình với y học cổ truyền Trung Quốc, đặc biệt là với các kinh mạch chính và phụ, các cơ quan nội tạng và giờ trong ngày, đồng thời tiết lộ trực tiếp mối quan hệ giữa chúng và thiết lập hai hình mẫu: một là mô hình Thái Cực Đồ Âm Dương ngư kiểu chữ S và mô hình đường Kinh Chính và Phụ, hình còn lại là Thái Cực Đồ Âm Dương ngư kiểu chữ S và mô hình đường Kinh Chính và Phụ cùng Giờ. Thái Cực Đồ mô tả trong bài luận này giống như một con cá đen (tượng trưng cho Âm) ôm con cá trắng (tượng trưng cho Dương) kia, chứa đựng những quy luật vũ trụ và quy luật ràng buộc giữa hai mặt đối lập Âm Dương, tương sinh tương khắc, cân bằng của dòng chảy lên xuống, sự chuyển hóa qua lại, v.v… Qua việc phân tích sự dịch chuyển, chuyển hóa Âm Dương của 24 nhật kỳ trong một năm, không những giải thích được cách gọi tên của 24 nhật kỳ mà còn hỗ trợ trong dưỡng sinh với sự kết hợp giữa y học và khoa học về Nhất (Vô cực). Qua đó, các ưu điểm của y học dự phòng của y học cổ truyền Trung Quốc sẽ được đánh giá cao.

2. Nguồn gốc và lược đồ của Thái cực đồ

Thái Cực là một trong những phạm trù lý thuyết quan trọng nhất trong y học cổ truyền Trung Quốc cổ đại. Thái có nghĩa là khởi đầu, nguyên thủy hay tối cao. Cực có nghĩa là kết thúc hoặc cùng cực. Triết học cổ đại của Trung Quốc lập luận rằng vạn vật đều tồn tại bên trong phạm vi của Thái Cực. Hai sức mạnh Âm Dương đối lập luân phiên nhau, là cội nguồn hình thành vũ trụ. Bản ghi chép sớm nhất về Thái Cực được tìm thấy trong tác phẩm cổ điển về triết học Trung Quốc của Chu Dịch. Trong chương Xichi của Chu Dịch, nói rằng Vô Cực sinh Thái Cực, Thái Cực sinh lưỡng nghi (hai trạng thái). Lưỡng nghi phát triển thành tứ tượng, và tứ tượng tạo thành tám quẻ. Thái cực bao gồm trời đất trước khi hình thành hỗn mang, cũng là sự hợp nhất của khí, hình và khối. Thái Cực động thì sinh ra Âm Dương. Cái nhẹ thì thăng lên là trời, cái nặng thì trầm xuống là đất. Vì vậy, Âm Dương là cơ sở vật chất của Thái Cực. Cũng trong Chu Dịch chương ấy cũng nói rằng sự biến hóa của Âm Dương gọi là Đạo. Âm Dương không biệt lập, không tách rời mà bao trùm lẫn nhau. Nó được phản ánh rõ trong Thái Cực Đồ và có nghĩa là một có thể chuyển hóa thành hai.

Thái Cực đồ là bản tóm tắt học thuyết Âm Dương của Trung Hoa cổ đại và phản ánh quy luật xuất hiện, phát triển, và biến đổi của Thái Cực đồ. Bản vẽ Thái Cực Đồ sớm nhất do Tiên sinh Trần Đoàn (Master Chuan Chen) – một triết gia cổ đại của Trung Quốc thực hiện. Trần Tiên sinh đã vẽ ba loại Thái Cực Đồ, đó là Thai Đồ, Long Đồ và Vô Cực Đồ. Sau Trần Tiên sinh, Thái Cực Đồ đã được công nhận rộng rãi và cố định thành hai loại (Xu và cộng sự, 1983).

Một loại là sơ đồ kết hợp với nhiều lớp hình, như Vô Cực Đồ, Thai Đồ và Thái Cực Đồ của Chu gia. Tất cả chúng đều có ý nghĩa tương tự nhau. Vòng tròn đầu tiên có nghĩa là cực. Vòng tròn thứ hai được chia thành các lớp màu đen và trắng, được đánh dấu bằng biểu tượng Dương động và Âm tĩnh, có nghĩa là sự xen kẽ giữa Âm và Dương. Bên trong hình tròn còn có ngũ hành là Kim, Mộc, Hỏa, Thủy, Thổ, nghĩa là nguyên tố cơ bản do sự vận động của Âm Dương tạo thành. Hai vòng tròn cuối cùng được đánh dấu bằng “Đặc điểm của Càn là nam và đặc điểm của Khôn là nữ” hoặc “Vạn vật được sinh ra từ sự biến đổi”, để tượng trưng cho sự khởi đầu của vạn vật (Qiu và Chen, 1992). Biểu đồ này bao gồm quá trình biến đổi vũ trụ của Vô Cực, Thái Cực, Âm Dương, Ngũ Hành và bất cứ thứ gì khác.

Loại còn lại chủ yếu sử dụng hình vẽ của cá Âm Dương (hay âm dương ngư), chẳng hạn như Thái Cực Đồ cổ đại, Thái Cực Đồ sinh và Thái Cực Đồ của Lai. Vòng tròn bên ngoài tượng trưng cho Thái Cực, vòng tròn bên trong được chia thành hai phần đen và trắng bởi đường chữ S (Cheng, 1995). Ở trung tâm của khu vực màu trắng, có một hình tròn màu đen, nghĩa là cực của Âm; ở giữa vùng màu đen có một hình tròn màu trắng, nghĩa là cực của Dương. Vùng đen và vùng trắng trông giống như hai con cá đang bơi nối đầu đuôi nhau, có nghĩa là vòng tròn vô tận của vũ trụ.

Do đó, hai loại của Thái Cực đồ có hình dạng khác nhau, trong khi chúng có cùng một ý nghĩa. Bất kể là loại Đồ hình Âm Dương Thái Cực nào, chúng đều có cùng một nguyên lý và giải thích câu “Vô Cực sinh Thái Cực” của cuốn sách cổ điển Chu Dịch. Hiện tại, Thái Cực Đồ phổ biến nhất là Biểu đồ Âm Dương Ngư. Trước đây, mỗi bộ phận của đồ hình đều có vị trí và ý nghĩa cố định, nhưng hiện nay tiêu chuẩn không cứng nhắc lắm, chủ yếu nhấn mạnh Đồ hình mang ý nghĩa chuyển hóa và tuần hoàn. Về nguồn gốc và nội hàm của Thái cực đồ, luôn có những ý kiến khác nhau (Wang, 2006). Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học hiện đại, Thái cực Đồ là sự phản ánh đúng đắn của lưỡng tính sóng hạt. Vòng tròn bên ngoài của Thái Cực Đồ có nghĩa là tính chất cấu trúc, trong khi đường chữ S có nghĩa là sự ổn định. Biểu đồ Thái Cực là sự thống nhất của lưỡng tính sóng-hạt. Những người khác cho rằng Thái Cực Đồ là hình chiếu tận cùng của thiên thể vũ trụ trên mặt phẳng nằm ngang. Hình tròn đen và trắng dùng để xác định hướng Bắc và hướng Nam. Đường chữ S là quỹ đạo chuyển động của Mặt trời, Mặt trăng, 5 hành tinh lớn. Tất cả các lập luận được đề cập ở trên hiện đang gây tranh cãi khá nhiều (Xie, 2002).

3. Hai mươi tư Nhật kỳ

Hai mươi bốn Nhật Kỳ có nguồn gốc từ lưu vực sông Hoàng Hà. Vào thời Xuân Thu và Chiến Quốc, người ta đã định ra các tiết Trung Xuân, Trung Hạ, Trung Thu, Trung Đông rất quan trọng và không ngừng được cải tiến, hoàn thiện theo thời gian.

Cho đến thời nhà Tần và nhà Hán, hai mươi bốn Nhật Kỳ đã được thiết lập hoàn chỉnh. Vào năm 104 trước Công nguyên, tiên sinh Deng Ping đã chính thức viết Hai mươi bốn Nhật Kỳ vào cuốn Lịch Taichu và phân loại vị trí thiên văn của Hai mươi bốn Nhật Kỳ. Tên đầy đủ của 24 Nhật Kỳ được sử dụng hiện nay lần đầu tiên xuất hiện trong cuốn sách Tiêu chuẩn Thiên văn của Huainaizhi cách đây hai nghìn năm. Cách đặt tên và ý nghĩa của 24 Nhật Kỳ như sau:

Trong thiên văn học hiện đại, một nhật kỳ là thời gian thực hiện bởi chuyển động của mặt trời cứ sau 15°từ Kinh độ 0. Bởi vì nó sẽ di chuyển 360°, nó sẽ trải qua 24 nhật kỳ. Sẽ có hai kỳ trong một tháng. Nhật kỳ đầu tiên trong tháng được gọi là “Tiết Khí”. Các tiết khí bao gồm: Lập Xuân, Kinh Trập, Thanh Minh, Lập Hạ, Mang Chủng, Tiểu Thử, Lập Thu, Bạch Lộ Hàn Lộ, Lập Đông, Đại Tuyết, Tiểu Hàn. Nhật kỳ thứ hai trong tháng được gọi là “Trung Khí”. Các trung khí bao gồm Vũ Thủy, Xuân phân, Cốc Vũ, Tiểu Mãn, Hạ chí, Đại Thử, Xử Thử, Thu Phân, Sương Giáng, Tiểu Tuyết, Đông chí, và Đại hàn.

Các nhật kỳ của Tiết khí và Trung khí xuất hiện luân phiên. Ngày nay thuật ngữ Tiết khí và Trung khí đều được gọi chung là Tiết Khí. Hai mươi bốn nhật kỳ phản ánh ngày chuyển động của mặt trời. Vì vậy, ngày của Hai mươi bốn nhật kỳ tương đối cố định trong lịch Gregoria. Nửa đầu năm thường vào ngày 6 và 21 hàng tháng. Nửa cuối năm thường nhằm ngày 8 và 23. Chênh lệch giữa ngày thực và ngày trên lịch là 1 hoặc 2 ngày.

4. Các phương pháp Thái Cực Đồ Âm Dương Ngư

Thái Cực đồ cổ đại phản ánh những quy luật vận động cơ bản của vũ trụ bằng cách vận dụng Âm Dương biến hóa. Làm thế nào để đánh giá xem biểu đồ có dựa trên 24 nhật kỳ hay không? Vấn đề mấu chốt là làm sao vẽ được đường chữ S của biểu đồ theo thứ tự của 24 Nhật kỳ và đưa ra lời giải thích hợp lý.

Bài viết này thăm dò lý thuyết hình thành của Thái Cực Đồ dưới góc nhìn của 24 Nhật Kỳ, và cho rằng Thái Cực đồ là mô hình Thái Cực đồ kiểu chữ S, hay còn gọi là mô hình Thái Cực Âm Dương ngư, có thể diễn tả sự thay đổi của các nhật kỳ khác nhau trong năm.

4.1. Phương pháp vẽ Thái Cực Đồ Âm Dương ngư

Trong mô hình, hình tròn được chia thành 24 phần. Một cực được đặt tại điểm Hạ chí, cực kia được đặt tại điểm Đông chí. Bắt đầu từ điểm cực, chúng ta có thể sử dụng các đường để kết nối điểm nhật kỳ. Sau khi hoàn thành việc kết nối, chúng ta có thể thấy có rất nhiều giao lộ trong hình. Nếu chúng ta kết nối các giao lộ khác nhau với giao lộ đầu tiên một cách đều đặn, sẽ xuất hiện một đường chữ S (Đường Thái Cực). Như vậy mới hiểu được bí ẩn Thái Cực ngàn năm. Bạn cũng dễ hiểu ý nghĩa khoa học của Thái Cực Đồ hơn.

4.2. Hướng của đường S

Ở Trung Quốc cổ đại, người ta thường coi thượng phương là nam, hạ phương là bắc, tả là đông, hữu là tây. Vị trí thích hợp cho mọi người là mặt quay về hướng Nam, lưng quay về hướng Bắc. Mặt trời mọc ở phương đông và lặn ở phương tây. Nếu một người ngồi ở vị trí thích hợp, anh ta có thể thấy rằng quỹ đạo chuyển động của Mặt trời giống với chuyển động của Dương trong Thái cực. Vì vậy, chiều của đường chữ S là theo chiều kim đồng hồ, từ trên xuống dưới, từ Nam ra Bắc.

4.3. Cơ sở lý luận của hình tròn âm dương và  âm dương ngư

Mặc dù điểm cực của Hạ chí là ở vị trí cao nhất của Dương khí, nhưng nó cũng là điểm bắt đầu hạ xuống. Người xưa nói rằng Hạ chí là khởi đầu của Âm. Dương khí của đường chữ S sẽ ngày càng ít đi kể từ điểm Hạ chí và cuối cùng tạo thành Âm ngư có màu đen. Con mắt màu trắng (hình tròn trắng nhỏ bên trong phần màu đen) là sự tương tác của đường giữa Đông chí và Lập Hạ với đường Xuân phân. Nghĩa là Dương ẩn trong Âm. Bên kia là Dương ngư. Con mắt màu đen là sự tương tác của đường giữa Hạ chí và Lập Đông với đường Thu Phân. Nghĩa là Âm ẩn trong Dương. Đây là sự hình thành của Biểu đồ Thái Cực Âm Dương ngư.

4.4. Ý nghĩa của đồ hình

Vòng tròn bên ngoài của Thái Cực Đồ Âm Dương ngư kiểu chữ S là vòng Thái Cực. Đầu tiên, nó cho chúng ta biết rằng mọi thứ đang thay đổi liên tục. Thứ hai, nó có nghĩa là Thái Cực bao gồm mọi thứ và có thể được tìm thấy ở mọi nơi. Thứ ba, nó có nghĩa là mọi thứ đều có khởi đầu và kết thúc liên tục.

Đường chữ S phân chia Âm và Dương có năm ý nghĩa. Thứ nhất, sự biến đổi của vạn vật bao hàm Âm Dương tương sinh. Thứ hai, Âm Dương ảnh hưởng lẫn nhau. Dương thăng thì Âm giáng. Cực của Dương là nơi bắt đầu của Âm. Cực của Âm là nơi bắt đầu của Dương. Thứ ba, Âm Dương bắt nguồn từ nhau. Thứ tư, quá trình chuyển hóa của Âm Dương diễn ra dần dần từ sự thay đổi về lượng sang sự thay đổi về chất. Thứ năm, Âm Dương biến hóa không ngừng.

Mắt của  Âm Dương ngư có ba ý nghĩa. Đầu tiên, cả Âm và Dương đều có yếu tố đối lập. Âm bao gồm Dương, và Dương bao gồm Âm. Thứ hai, Âm và Dương sẽ không bao giờ giống nhau. Yếu tố Âm hay Dương đối lập sẽ tự động phát triển từ bên trong. Thứ ba, quan hệ Âm Dương phức tạp chứ không đơn giản là đối lập.

Theo chuyển động của Mặt trời trên quỹ đạo của hoàng đạo, 24 Nhật Kỳ chia hoàng đạo thành 24 phần bằng nhau. Khi Mặt trời đi qua 24 điểm này, trái đất có thể phản ánh sự chuyển động bằng sự thay đổi của 24 nhật kỳ. Khi mặt trời đến điểm Xuân Phân, kinh độ thiên cầu bằng không. Khi Mặt trời di chuyển dọc theo đường hoàng đạo, kinh độ thiên cầu sẽ tăng lên từng ngày. Mất một năm để mặt trời di chuyển hoàn toàn trên đường hoàng đạo. Vào thời cổ đại Trung Quốc, người ta cũng sử dụng 12 chuyển động của các ngôi sao đang già đi để tính 24 nhật kỳ. Thái Cực Đồc Âm Dương ngư kiểu chữ S được hình thành từ lý thuyết về 24 Nhật Kỳ, giúp dễ dàng hơn trong việc làm sáng tỏ hiện tượng của năm.

Tiên sinh Zhide Lai thời nhà Minh Trung Quốc đã nói: “Lịch sử của con người có thể được học từ hiện tượng của một năm. Gieo hạt vào mùa xuân, trồng vào mùa hạ, thu hoạch vào mùa thu và cất giữ vào mùa đông. Năm nào cũng vậy. Từ thời xa xưa của thời Bàn Cổ cho đến thời Nghiêu Thuấn, phong tục của xã hội đã dần dần phát triển, giống như mùa xuân và mùa hè. Sau thời Nghiêu Thuấn, phong tục xã hội dần dần biến mất, giống như phân mùa Thu Đông.” Tiên sinh Lai cũng nói: “Lịch sử của con người cũng có thể được học từ ngày và đêm. Một ngày bao gồm thời gian ban ngày, ban đêm,  sáng và tối. Sự thay đổi của thời gian giống như sự thay đổi của ngày và đêm.” Trong Thái Cực Đồ Âm Dương ngư kiểu chữ S, đường chỉ đến cực của Đông Chí hoàn toàn là màu đen. Điều đó có nghĩa là thời tiết rất lạnh và đêm dài hơn ngày. Rẽ sang trái và đến điểm Xuân phân, đường phân nửa đen trắng. Điều đó có nghĩa là độ dài của thời gian ban ngày và ban đêm là như nhau. Nó có nghĩa là Dương Khí bắt đầu đi lên. Vào thời điểm Hạ chí, dương khí tự nâng lên mức cao nhất. Thời gian ban ngày dài hơn thời gian ban đêm. Tại thời điểm Thu phân, đường này lại có nửa đen và trắng. Mặc dù độ dài của ngày và đêm bằng nhau, nhưng dương khí bắt đầu đi xuống và âm khí bắt đầu đi lên. Cuối cùng, vào thời điểm Đông chí, một năm đã kết thúc và năm mới đang ở phía trước (xem Hình 1).

Hình 1. Thái Cực Đồ Âm Dương ngư kiểu chữ S.

5. Mối quan hệ giữa Thái Cực Đồ Âm Dương ngư kiểu chữ S và Y học cổ truyền Trung Quốc

Bậc thầy y học cổ truyền Trung Quốc Tôn Tư Mạc thời nhà Đường nói: “Người nào không biết Kinh dịch không thể một y sư.” Tiên sinh Trương Giới Tân thời nhà Minh cũng nói: “Y học không thể phát triển nếu không có Kinh Dịch. Kinh Dịch không thể hiểu được nếu không có y học. Nếu con người dựa vào cả hai, anh ta có thể hiểu được quy luật thay đổi của tự nhiên và là một y sư giỏi. Như vậy, muốn chữa bách bệnh và giữ gìn sức khỏe một cách tự nhiên thì phải nắm được quy luật biến đổi của các mùa trong năm. Sẽ là một phương pháp tốt để phân tích các kinh mạch và mạng lưới mạch của cơ thể con người bằng cách sử dụng các vị trí thực tế của mỗi Nhật Kỳ tại Thái Cực Đồ.

Có 12 kinh mạch thông thường bên trong cơ thể con người. Các đường kinh Âm thông với các tạng, các kinh dương thông với các phủ. Sau khi kết hợp 12 đường kinh với 12 tạng phủ sẽ thành một hệ thống gồm 24 kinh mạch. Loại hệ thống này thực sự gắn liền với 24 Nhật kỳ. Mối quan hệ giữa chúng như sau. (xem Bảng 1).

Bảng 1. 12 đường kinh, 12 tạng phủ và 24 Nhật kỳ.

 

12 Đường Kinh 24 Nhật Kỳ 12 Tạng Phủ
Kinh túc quyết âm Can Tiểu Hàn; Đại Hàn Tạng Can
Kinh túc thiếu dương Đởm Lập Xuân; Vũ Thủy Tạng Phế
Kinh thủ thái dương Tiểu trường Kinh Trập; Xuân Phân Phủ Đại Trường
Kinh thủ thiếu âm Tâm Thanh Minh; Cốc Vũ Phủ Vị
Kinh thủ thái âm Phế Lập Hạ; Tiểu Mãn Phủ Đởm
Kinh thủ dương minh Đại trường Mang Chủng; Hạ Chí Tạng tâm
Kinh thủ quyết âm Tâm bào Tiểu Thử; Đại Thử Phủ Tiểu Trường
Kinh thủ thiếu dương Tam tiêu Lập Thu, Xử Thử Phủ Bàng Quang
Kinh túc thái âm Tỳ Bạch Lộ; Thu Phân Tạng Thận
Kinh túc dương minh Vị Hàn Lộ; Sương Giáng Tạng Tâm Bào
Kinh túc thiếu âm Thận. Lập Đông, Tiểu Tuyết Phủ Tam Tiêu
Kinh túc thái dương Bàng quang Đại Tuyết, Đông Chí Phủ bàng Quang

Kết hợp với Thái Cực Đồ Âm Dương ngư kiểu chữ S, chúng ta có biểu đồ sau. (xem Hình 2).

Hình 2. Thái Cực Đồ Âm Dương ngư kiểu chữ S và Tạng phủ

 

24 kinh mạch của cơ thể con người không chỉ gắn với 24 Nhật kỳ trong năm mà còn gắn với 12 canh giờ truyền thống (12 h/ngày). (xem Bảng 2).

 

Bảng 2. 12 canh giờ và 24 Nhật kỳ.

12 Kinh Mạch 24 Nhật Kỳ 12 Tạng Phủ Giờ Canh giờ
Kinh túc quyết âm Can Tiểu Hàn;

Đại Hàn

Tạng Can 01:00 – 03:00 Sửu
Kinh túc thiếu dương Đởm Lập Xuân;

Vũ Thủy

Tạng Phế 03:00 – 05:00 Dần
Kinh thủ thái dương Tiểu trường Kinh Trập;

Xuân Phân

Phủ Đại Trường 05:00 – 07:00 Mão
Kinh thủ thiếu âm Tâm Thanh Minh;

Cốc Vũ

Phủ Vị 07:00 – 09:00 Thìn
Kinh thủ thái âm Phế Lập Hạ; T

iểu Mãn

Phủ Đởm 09:00 – 11:00 Tỵ
Kinh thủ dương minh Đại trường Mang Chủng;

Hạ Chí

Tạng tâm 11:00 – 13:00 Ngọ
Kinh thủ quyết âm Tâm bào Tiểu Thử;

Đại Thử

Phủ Tiểu Trường 13:00 – 15:00 Mùi
Kinh thủ thiếu dương Tam tiêu Lập Thu,

Xử Thử

Phủ Bàng Quang 15:00 – 17:00 Thân
Kinh túc thái âm Tỳ Bạch Lộ;

Thu Phân

Tạng Thận 17:00 – 19:00 Dậu
Kinh túc dương minh Vị Hàn Lộ;

Sương Giáng

Tạng Tâm Bào 19:00 – 21:00 Tuất
Kinh túc thiếu âm Thận. Lập Đông,

Tiểu Tuyết

Phủ Tam Tiêu 21:00 – 23:00 Hợi
Kinh túc thái dương Bàng quang Đại Tuyết,

Đông Chí

Phủ bàng Quang 23:00 – 01:00

 

6. Thảo luận về các huyệt chính và phương pháp giữ gìn sức khỏe theo mô hình

6.1. Theo mô hình, chúng ta có thể có được các huyệt chính (xem Bảng 3).

Bảng 3. Các huyệt và 24 Nhật kỳ.

Tiết Khí/Ngày Phân tích đường kinh và huyệt Thận kinh, Du huyệt và Chính huyệt
Lập Xuân

(4 tháng 2)

Thời gian này khớp với các huyệt của kinh can. Lúc này nội năng (khí Xuân Dương) của cơ thể sẽ được dùng để hỗ trợ chức năng trao đổi chất. Đại Chùy, Khí hải, Phế Du, Can Du; Thông Cốc, Thần Khuyết, Trung Quản, Thái Chung
Vũ thủy

(19 tháng 2)

Nên chú ý chăm sóc Tì khí và Vị khí, tránh rối loạn chức năng sơ tiết của can khí. Đại Chùy, Thận Du, Can Du;
Kỳ Môn, Thông Cốc, Thần Khuyết
Kinh Trập

(6 tháng 3)

Nên quan tâm nhiều hơn đến các Huyệt của kinh can Đại Chùy, Thận Du, Can Du;
Hợp Cốc, Thái Chung, Thông Cốc, Thần Khuyết, Trung Quản
Xuân Phân

(21 tháng 3)

Nên quan tâm nhiều hơn đến các huyệt của kinh can, gan. Đại Chùy, Can Du, Khí Hải, Tỳ Du; Thông Cốc, Thần Khuyết, Trung Quản, Đản Trung, Thái Chung
Thanh Minh

(5 tháng 4)

Nên chú ý nhiều đến các huyệt của Kinh Túc Thiếu Âm Thận và Kinh Túc Quyết Âm Can Đại Chùy, Chí Dương, Khí Hải;
Quỷ Cung Huyệt (Nhân Trung), Túc Tam Lý, Hợp Cốc, Thông Cốc, Thần Khuyết
Cốc Vũ

(20 tháng 4)

Cần bổ sung năng lượng Dương Đại Chùy, Bách Hội, Khí Hải, Tâm Du;
Thông Cốc, Thần Khuyết, Thận Môn
Lập Hạ
(5 tháng 5)
Nên chú ý nhiều hơn đến các huyệt trên đường kinh Bàng quang. Đại Chùy, Tâm Du, Thận Du;
Thông Cốc, Thần Khuyết, Đản Trung
Tiểu Mãn

(21 tháng 5)

Lúc này bệnh ngoài da rất phổ biến. Nên châm cứu hoặc hơ ngải để giải phóng cảm lạnh bằng cách đổ mồ hôi Đại Chùy, Thận Du; Thông Cốc, Thần Khuyết, Túc Tam Lý
Mang Chủng

(6 tháng 6)

Nên chú ý nhiều hơn đến các huyệt ở Kinh Túc Thái Âm Tỳ và Kinh Túc Thái Dương Bàng Quang Đại Chùy, Tỳ Du, Tâm Du, Khí Hải;
Thần Khuyết, Thông Cốc, Túc Tam Lý, Lao Cung
Hạ Chí

(21 tháng 6)

Nên chú ý đến Kinh thủ thiếu âm Tâm Đại Chùy, Chí Dương, Khí Hải;
Đản Trung, Thông Cốc, Thần Khuyết, Cự Khuyết
Tiểu Thử

(7 tháng 7)

Nên chú ý đến Kinh thủ thiếu âm Tâm Đại Chùy, Thận Du, Tâm Du;
Thần Khuyết, Thông Cốc, Đản Trung, Dũng Tuyền, Hợp Cốc
Đại thử

(23 tháng 7)

Nên chú ý đến Kinh thủ thái âm Phế, Kinh túc thái dương Bàng quang, và Kinh túc thiếu âm Thận. Đại Hải, Thận Du, Tâm Du;
Thần Khuyết, Thông Cốc, Đản Trung, Dũng Tuyền, Hợp Cốc
Lập Thu

(8 tháng 8)

Nên chú ý đến Kinh thủ thái âm Phế Đại Chùy, Thận Du, Tỳ Du;
Thông Cốc, Thần Khuyết, Trung Quản, Chương Môn, Thái Bạch
Xử Thử

(23 tháng 8)

Lúc này mọi người nên chú ý nhiều hơn đến kinh tỳ và vị, tránh các bệnh về đường tiêu hóa. Đại Chùy, Thận Du, Tâm Du;
Thần Khuyết, Thông Cốc, Đản Trung, Dũng Tuyền, hợp Cốc
Bạch Lộ

(8 tháng 9)

Lúc này nên có biện pháp tốt để dưỡng phổi, dưỡng âm, sinh tân dịch. Đại Chùy, Phế Du, Thận Du, Tỳ Du; Thông Cốc, Thần Khuyết, Túc Tam Lý, Trung Phủ
Thu Phân

(23 tháng 9)

Nên chú ý nhiều hơn đến các huyệt của kinh Bàng quang và tăng cường vệ khí. Đại Chùy, Phế Du, Đại Trường Du, Thận Du; Thông Cốc, Thần Khuyết, Thiên Khu, Túc Tam Lý, Hợp Cốc
Hàn Lộ

(8 tháng 10)

Nên chú ý nhiều hơn đến các huyệt của kinh thận theo nguyên tắc thu lại (thu hoạch mùa màng). Đại Chùy, Phế Du, Thận Du, Bách lao; Thần Khuyết, Thông Cốc, Thái Uyên, Túc Tam Lý
Sương Giáng

(23 tháng 10)

nên chú ý nhiều hơn đến Kinh thủ thái âm Phế và Kinh túc thiếu âm Thận để đạt được hiệu quả của ngũ hành Kim và Thủy Đại Chùy, Tỳ Du, Thận Du;
Dũng Tuyền, Thông Cốc, Thần Khuyết, Đản Trung
Lập Đông

(7 tháng 11)

Nên châm cứu trên các huyệt của Chính Kinh và Du huyệt để bồi Dương Khí Đại Chùy, Thận Du, Kinh Môn; Dũng Tuyền, Thần Khuyết, Thông Cốc
Tiểu Tuyết

(22 tháng 11)

Lúc này nên vận dụng cả kinh can và thận để đạt được công năng bồi bổ và điều đạt. Đại Chùy, Chí Dương, Thận Du, Tâm Du;
Dũng tuyền, Thông Cốc, Thần Khuyết, Đản Trung
Đại Tuyết

(7 tháng 12)

Lúc này phế, tỳ, thận cần được bổ sung dinh dưỡng. Thời gian châm cứu cũng nên được kéo dài. Đại Chùy, Chí Dương, Thận Du, tâm Du; Dũng tuyền, Thông Cốc, Thần Khuyết, Đản Trung
Đông Chí

(22 tháng 12)

Lúc này, để bổ dương khí và chống lạnh, nên bổ sung châm cứu cả chính kinh và kinh phụ. Đại Chùy, Thận Du, Tỳ Du;
Thái Khê, Thông Cốc, Thần Khuyết, Trung Quản
Tiểu Hàn

(6 tháng 1)

Lúc này kinh tỳ và vị cần được thông thoáng. Đại Chùy, Thận Du, Tâm Du;
Thần Khuyết, Thông Cốc, Đản Trung
Đại Hàn

(20 tháng 1)

Lúc này cần quan tâm đến cả kinh thận và kinh can, nên đồng thời bổ dương khí và thông can khí Đại Chùy, Thận Du, Tâm Du;
Thần Khuyết, Thông Cốc, Đản Trung

6.2. Theo đồ hình, chúng ta có thể đưa ra các phương pháp chăm sóc sức khỏe ở từng nhật kỳ khác nhau

(1) Vào kỳ Xuân phân. Trong giai đoạn này, mọi người không nên xúc động mà hãy xoa dịu tâm trạng và tham gia các môn thể thao ngoài trời để đáp ứng xu hướng ngày càng tăng của mùa xuân. Đồ ăn thức uống lúc này không được quá lạnh hoặc quá nóng mà phải thật vừa phải. Để giữ cân bằng Âm Dương, khi ăn những thức ăn có ích cho việc bổ sung Dương khí, nên ăn một số thức ăn để nuôi Âm Khí.

(2) Vào kỳ Cốc Vũ. Trong thời gian này, trời bắt đầu ấm hơn và mưa thường xuyên hơn. Bệnh chàm sẽ trở nên phổ biến. Do đó chế độ ăn uống phải thích hợp bao gồm canh sinh nhiệt và giải độc, dưỡng huyết. Lúc này mọi thứ bắt đầu phát triển và tiến bộ từng ngày. Không khí đặc biệt tinh khiết và trong lành. Đây là thời điểm thích hợp để ra ngoài trời và bổ sung dương khí bằng cách hấp thụ dương khí tự nhiên. Tuy nhiên, mọi người nên cẩn thận với phấn hoa, dễ gây dị ứng. Dị ứng là phổ biến trong giai đoạn này, đặc biệt là ở phía bắc Trung Quốc.

(3) Vào kỳ Tiểu Mãn. Sự xuất hiện của các loại ngũ cốc chín nhắc nhở chúng ta rằng thời tiết nóng và ẩm của mùa hè đang đến. Vì vậy, việc bảo vệ sức khỏe trong kỳ Tiểu Mãn nên sẵn sàng để bảo vệ chống lại cái nóng và độ ẩm. Nên uống nước ấm đun sôi, ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh. Rất cần duy trì một cuộc sống bình thường, cân bằng. Sẽ tốt hơn nếu chơi thể thao vào buổi sáng hoặc buổi tối và tránh các bài tập gắng sức. Mọi người cũng nên chống ẩm, cẩn thận không để bị ướt, càng tránh xa môi trường ẩm ướt càng tốt, chọn quần áo thấm hút tốt. Nên ưu tiên thực phẩm bằng chế độ ăn chay thanh đạm, tránh ăn nhiều cá biển, thịt cừu và đồ uống lạnh.

(4) Vào kỳ Hạ chí. Trong giai đoạn này, mọi người nên đi ngủ muộn hơn, dậy sớm hơn và tận dụng tốt thời gian nghỉ trưa để não được cung cấp đủ oxy. Chúng ta cũng cần bổ sung nước và tránh dùng nước lạnh để gội đầu, nên có chế độ ăn nhạt, ăn ngũ cốc và dưa vừa phải để làm mát cơ thể.

(5) Vào kỳ Đại Thử. Do sức nóng, tâm trạng của mọi người có khả năng bị xấu đi. Vì vậy, việc phòng tránh say nắng trong mùa này để giữ gìn sức khỏe là vô cùng quan trọng. Mọi người nên sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, tránh tiếp xúc với ánh nắng gay gắt, hạ nhiệt độ trong nhà và ngủ đủ giấc. Ngoài ra, Nhật kỳ này tương ứng với hỏa trong ngũ hành, hỏa khắc mộc, mộc tương ứng với gan. Khi mọi người cảm thấy nóng, họ dễ dàng tức giận. Nếu nhiệt từ gan rất cao sẽ khiến người bệnh rất nóng nảy, tinh thần sa sút, ăn không ngon. Mọi người nên áp dụng các biện pháp tích cực đồng thời duy trì chế độ ăn uống và bằng các phương pháp gợi ý tâm lý để điều chỉnh tâm trạng.

(6) Vào kỳ Xử Thử. Trong nhật kỳ này, tình trạng khô hanh của mùa thu diễn ra thường xuyên với biểu hiện là ho nhiều hơn, ít đờm hơn, miệng và mũi khô rát… Ngoài ra, một số bệnh như giãn phế quản, lao phổi rất dễ tái phát hoặc nặng thêm. Vì vậy, cách thích hợp để giữ sức khỏe tốt là ngăn ngừa khô da, duy trì giấc ngủ sâu và tập thể dục phù hợp. Người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm có tính kiềm chứa nhiều vitamin như cà chua, cà tím, nho, lê…, không ăn quá nhiều thịt mỡ.

(7) Vào kỳ Thu phân. Theo thời điểm “thu hoạch”, mùa thu có liên quan đến chức năng của phổi. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, phổi có liên quan đến ngũ hành Kim trong thuyết ngũ hành. Vị chua của thức ăn có tác dụng hội tụ công năng của phổi, còn thức ăn có vị cay sẽ làm cho công năng của phổi bị tán ra. Thuận theo tiết trời thu phân, thích hợp cho chức năng của phổi là thu nạp, không tán loạn. Vì vậy, chúng ta nên ăn hành và gừng càng ít càng tốt, nhưng có thể ăn một số loại rau củ quả có vị chua chua dễ chịu hoặc uống một số loại canh dưỡng phổi.

(8) Vào kỳ sương Giáng. Lúc này trời dần trở lạnh. Sương giá rơi vào ban đêm và trở nên lạnh hơn vào buổi sáng. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn. Người thể chất suy nhược hoặc mắc các bệnh mãn tính dễ bị cảm, sốt hoặc có các triệu chứng nặng hơn. Ngoài ra, các mạch máu dễ co lại do kích thích lạnh và gây ra những thay đổi về huyết áp. Tỷ lệ mắc bệnh tim mạch trong mùa này đang bắt đầu tăng cao. Giữ ấm là vấn đề mấu chốt để phòng tránh các bệnh trên. Các bệnh khác như viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày, tá tràng cũng rất phổ biến. Do đó, điều quan trọng là không ăn uống quá đà và uống rượu quá nhiều. Đồng thời, nên tránh dùng các loại thuốc kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa.

(9) Vào kỳ Tiểu Tuyết. Vào kỳ này, trời trở lạnh nên việc giữ ấm trở nên vô cùng quan trọng. Nguyên tắc là không được ra quá nhiều mồ hôi và rèn luyện khả năng chống chọi với thời tiết lạnh dần dần của cơ thể. Nó rất có lợi cho người yếu để ngăn ngừa cảm lạnh. Vào kỳ Tiểu Tuyết, thường có năm ngày nhiều mây và một ngày nắng trong một tuần. Vì vậy, thời tiết thường lạnh và tối. Cảm xúc và tinh thần của con người dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết và họ cảm thấy chán nản, thậm chí mắc chứng trầm cảm nặng. Một số nghiên cứu cho thấy rằng khi thời gian có ánh nắng mặt trời giảm vào mùa đông, chức năng của 5-hydroxytryptamine trong não liên quan đến ngăn ngừa trầm cảm sẽ bị suy yếu. Khi đó con người sẽ dễ mắc chứng mất ngủ, dễ bị kích động, bi quan và mắc các bệnh trầm cảm khác. Lúc này, nên thường xuyên phơi nắng và ăn một số loại thực phẩm như chuối, có thể giúp não sản sinh 5-hydroxytryptamine.

(10) Vào kỳ Đông Chí. Theo quy luật tự nhiên, cần bảo tồn năng lượng trong cơ thể vào mùa đông. Vì vậy, trong giai đoạn này, các chất dinh dưỡng bổ sung rất dễ chuyển hóa thành năng lượng và nuôi dưỡng ngũ tạng. Các chất bổ sung không nên lựa chọn mù quáng từ các sản phẩm ấm và khô. Mọi người nên lựa chọn các loại thuốc bổ trong các loại Âm, Dương hoặc hỗn hợp Âm và Dương tùy theo tình trạng thể chất của chính mình. Có thể tập thể dục đến mức đổ mồ hôi nhẹ. Nếu chúng ta đổ mồ hôi quá nhiều sẽ đi ngược lại quy luật bảo toàn năng lượng trong mùa đông. Ngoài ra, do là mùa lạnh nhất trong năm từ Đông chí đến Đại hàn nên mọi người nên cẩn thận bảo vệ bản thân khỏi bị tê cóng.

(11) Vào kỳ Đại Hàn. Đặc điểm thời tiết mùa này là nắng và khô. Điều kiện không khí hanh khô như thế này sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Không chỉ vậy, nhiệt độ thấp kéo dài còn có thể sinh ra hiện tượng co mạch, huyết áp, tăng khối lượng công việc cho tim, dễ gây ra bệnh cao huyết áp và bệnh tim. Vì vậy, cần đặc biệt chú ý giữ ấm. Vào buổi sáng hoặc buổi tối, nên mở cửa sổ để trao đổi không khí. Nếu cần thiết, dùng máy điều hòa không khí và máy tạo độ ẩm là cần thiết để tăng độ ẩm cho không khí. Trong thời kỳ này, mọi người không chỉ tuân thủ các nguyên tắc chung về ăn uống mà còn phải chú trọng đến việc cung cấp đủ nhiệt. Ưu tiên thực phẩm tính ấm. Thực phẩm thường được sử dụng như hạt sen, táo tàu và gạo nếp, thịt nhãn, mộc nhĩ, vừng, nhân quả óc chó, mù tạt, v.v.

(12) Vào kỳ Vũ Thủy. Thời kỳ này không khí ẩm và không nóng lắm. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất là chăm sóc tì và vị và lựa chọn thực phẩm và dinh dưỡng thích hợp theo tình trạng thể chất của cơ thể. Nên ăn nhiều rau tươi và trái cây nhiều nước để bổ sung nước cho cơ thể. Do đầu xuân để chuyển vận cái khởi đầu của vạn vật, mặt trời sẽ là tinh thần sinh trưởng của yếu tố Dương. Vì vậy, mọi người nên ăn nhiều đồ ngọt hơn đồ chua để bồi bổ tỳ khí, tránh gan suy kiệt gây tổn thương tỳ.

7. Kết Luận

Bài tiểu luận này sử dụng Thái Cực Đồ Âm Dương Ngư kiểu chữ S để giải thích nguyên lý hình thành Thái Cực và đơn giản hóa phương pháp vẽ Thái Cực dựa theo 24 Nhật Kỳ. Bài luận này cũng tiết lộ trực tiếp mối quan hệ giữa kinh mạch, tạng phủ và giờ giấc bằng cách kết hợp các đồ hình và y học cổ truyền Trung Quốc.

Thuyết Tam Âm Tam Dương bao gồm Thái Dương, Dương Minh, Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm và Quyết Âm. Trong khung lý thuyết trên đã bao gồm sự thống nhất và đối lập của Âm Dương, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Âm và Dương. Nó cũng liên quan đến quá trình chuyển hóa giữa Âm và Dương với sự thay đổi của thời gian. Y học cổ truyền Trung Quốc đang tìm kiếm trạng thái hài hòa và ổn định giữa Âm và Dương trong giới hạn. Nếu sự cân bằng Âm Dương bị phá vỡ thì con người sẽ mắc bệnh tật, thậm chí tử vong. Thuyết Tam Âm Tam Dương có một ý nghĩa riêng. Nó làm cho mọi người cảm thấy rất trừu tượng và mơ hồ nếu chỉ phụ thuộc vào mô tả theo nghĩa đen. Thái Cực Đồ Âm Dương Ngư kiểu chữ S đã tóm tắt rất cao các quy tắc cơ bản của sự chuyển hóa Âm Dương. Sử dụng Thái Cực Đồ Âm Dương Ngư như một công cụ lý luận và tìm mối liên hệ của nó với hệ thống kinh lạc của con người, giúp chúng ta hiểu được học thuyết Tam Âm Tam Dương.

Y học cổ truyền Trung Quốc nhấn mạnh việc giữ gìn sức khỏe và chữa khỏi bệnh trước khi nó xảy ra. Điều quan trọng là tìm cho mình một phong cách sống lành mạnh theo quy luật thay đổi của thời tiết trong năm. Bài luận này phân tích quy luật của 24 nhật kỳ và Thái Cực Đồ Âm Dương Ngư kiểu chữ S. Đây là một hướng dẫn hữu ích về giữ gìn sức khỏe và cho thấy những ưu điểm của Y học cổ truyền Trung Quốc bằng cách sử dụng Thái Cực Đồ Âm Dương Ngư kiểu chữ S để phân tích 24 nhật kỳ.

Bài tiểu luận này cũng thiết lập một khung lý thuyết về Thái Cực Đồ Âm Dương Ngư kiểu chữ S, có thể được sử dụng để nghiên cứu kinh mạch và huyệt đạo của con người. Hệ thống huyệt đạo của con người rất lớn. Bài luận này cho rằng tồn tại các loại quy tắc châm cứu trong hệ thống khổng lồ và chỉ ra các phương pháp châm cứu đa dạng. Nó có một ý nghĩa phổ quát và cách sử dụng cho châm cứu lâm sàng. Bằng cách tích hợp hệ thống nhật kỳ, hệ thống kinh mạch, và hệ thống kinh mạch với thời gian, chúng ta có thể tìm ra những quy luật phổ biến và quy luật đặc biệt của sự vận động các huyệt trong cơ thể từ nhiều khía cạnh và các cấp độ khác nhau. Biểu đồ Thái Cực truyền thống không hề được liên kết với hệ thống kinh mạch. Bài tiểu luận này cố gắng thúc đẩy những tư tưởng cổ xưa và thần bí của Trung Quốc một cách khoa học, chuẩn mực và phổ biến bằng cách sử dụng mô hình mới để nghiên cứu đường kinh và huyệt dưới sự hướng dẫn của triết học Thái Cực, bằng cách tích hợp với lý thuyết y học hiện đại, dựa trên tư duy truyền thống của Trung Quốc và kết luận các phương pháp châm cứu mới trong thử nghiệm và thực hành.

Sophia Ngo dịch

Nguồn: Tianxing Xu, Qin Wang, On the formation of taiji diagram from the perspective of twenty-four solar terms, Saudi Journal of Biological Sciences, Volume 25, Issue 8, 2018, Pages 1670-1677, ISSN 1319-562X, https://doi.org/10.1016/j.sjbs.2016.09.006.

Nét văn hóa trong màu sắc

Khi nhắc đến màu sắc, phản ứng đầu tiên của chúng ta phần lớn là nghĩ đến quang phổ 7 tông màu của cầu vồng. Màu sắc đóng vai trò đặc biệt quan trọng và nổi bật cả trong ngôn ngữ lẫn thẩm mỹ Trung Hoa. Một số ký tự hiếm khi dùng đến trong tiếng Trung được gán cho màu sắc cụ thể, những nguyên mẫu mang tính hình tượng này đã phát triển thành các hình ảnh thi ca theo sự thay đổi
le-ai

Lê Ái

15/06/2024

Dưỡng sinh bằng ẩm thực và chế độ ăn dưỡng sinh theo quan điểm Y học cổ truyền Trung Quốc

Tóm tắt Dưỡng sinh bằng ẩm thực theo quan điểm y học cổ truyền (YHCT) Trung Quốc nhằm duy trì cân bằng dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống. Chế độ ăn dưỡng sinh thì thông qua sự kết hợp của dinh dưỡng và thuốc để đạt được sự cân bằng Âm Dương. Cả “dưỡng sinh bằng ẩm thực” và “chế độ ăn dưỡng sinh” đều nhằm mục đích giữ gìn sức khỏe, ngăn ngừa và loại bỏ bệnh tật và làm chậm quá