Home Đọc Luận giải Đạo Đức Kinh (1): Vô trọng biết sâu, Hữu trọng biết rộng

Luận giải Đạo Đức Kinh (1): Vô trọng biết sâu, Hữu trọng biết rộng

Tôi đã từng đọc nhiều bản dịch và luận giải Đạo Đức Kinh, và tôi thấy thương thay cho Lão Tử. Lão Tử đưa ra

Tôi đã từng đọc nhiều bản dịch và luận giải Đạo Đức Kinh, và tôi thấy thương thay cho Lão Tử. Lão Tử đưa ra một luận thuyết ngắn gọn chưa từng có trong lịch sử triết học của nhân loại bởi ông tự thấy càng nói càng sai, ấy thế mà những người dịch Đạo Đức Kinh sang tiếng Việt và cố gắng luận giải ông lại dùng nhiều lời đến vậy để đưa luận thuyết của ông vào lối lập luận vòng quanh tối nghĩa. Kỳ thực, Đạo Đức Kinh rất sáng rõ, chỉ vì người đời cố huyền bí hóa nên đưa cuốn kinh này vào chỗ mông lung.

Trong đêm giao thừa chuyển từ Nhâm Dần sang Qúy Mão, khi kết thúc một năm đầy biến ảo khôn lường và chuẩn bị bước vào một năm cũng đầy biến ảo sắp tới, tôi bắt đầu chuỗi bài luận giải Đạo Đức Kinh, vừa để mình sáng rõ hơn, vừa để những bạn đọc Book Hunter cùng tôi chiêm nghiệm. Chuỗi bài sẽ men theo từng câu trong Đạo Đức Kinh để giải và luận. Mỗi bài đều có phần dịch mới của tôi, theo cách hiểu của tôi, nhiều câu khác với cách hiểu thông thường. Dẫu biết lời càng nói càng xa chân tướng, nhưng có hề gì, nói là để thấu rõ lòng mình.

>> Đọc đầy đủ chùm bài: Luận giải Đạo Đức Kinh Archives – Book Hunter

=====

Đạo khả đạo phi hằng đạo.
Danh khả danh phi hằng danh.
Vô danh thiên địa chi thủy;
Hữu danh vạn vật chi mẫu.Cố,
Thường “vô” dục dĩ quan kì diệu;
Thường “ hữu” dục dĩ quan kì kiếu.
Thử lưỡng giả,
đồng xuất nhi dị danh,
đồng vị chi huyền.
Huyền chi hựu huyền,
chúng diệu chi môn.

Thiên hạ:
Giai tri mỹ chi vi mỹ, tư ác dĩ.
Giai tri thiện chi vi thiện, tư bất thiện dĩ.

Hữu vô tương sinh, nan dịch tương thành;
Trường đoản tương hình, cao hạ tương doanh;
Âm thanh tương hòa, tiền hậu tương tùy.

Thị dĩ,
Thánh nhân:
xử vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo;

Vạn vật:
Tác nhi phất thủy, sanh nhi phất hữu,
Vi nhi phất thị, công thành nhi bất cư.
Phu duy phất cư, thị dĩ bất khứ.

Đạo để hành đạo chẳng phải đạo
Danh để nêu danh chẳng phải danh
Ban sơ trời đất không tên
Khởi thủy vạn vật hữu danhVậy nên,
Năng cầu “vô” xét tinh yếu
Năng cầu “hữu” xét ngoại tính
Cả hai tuy,
khởi đầu khác nhau
nhưng đều huyền nhiệm.
Huyền môn nào cũng vậy
đều trọng yếu như nhau.

Ai cũng biết:
Đẹp mà cố để đẹp thì tất xấu
Thiện mà cố để thiện thì bất thiện

Hữu vô dựa nhau, khó dễ cùng trọn
Dài ngắn thành dạng, cao thấp đều đủ
Âm thanh hòa điệu, trước sau phụ thuộc.

Đúng như
Thánh nhân lấy:
Vô vi để hành xử, không dùng lời để chỉ dạy.

Vạn vật thì,
Cố tác động chẳng thể bắt đầu, cố thành sự thì chẳng được gì.
Anh càng cố không buông tay thì cũng không gì biến chuyển

Luận giải:

Đạo mà có thể theo đó để làm thì vốn dĩ không phải Đạo, ấy là bởi Đạo vốn chẳng cưỡng cầu, tự nhiên vạn sự thế gian ngẫu nhiên tạo thành trong hoàn hảo. Cố hành đạo tức cố bắt chước tự nhiên, thì đã trật bước khỏi đại đạo. Giống như bông hoa tự nhiên nở đẹp nhất khi hội hợp mọi thành tố của tự nhiên, nhưng khi ta cố thúc ép gọt tỉa để hoa nở đúng thời điểm ta kì vọng thì ta đã bắt bông hoa trái với đạo, bông hoa không đạt được thời điểm hội hợp cần thiết, vì thế không đẹp được như ý nguyện.

Danh mà có thể định danh thì không phải danh đích thực. Con người cần phải gọi tên vạn vật và muôn sự sao cho biểu thị được toàn bộ, nhưng càng đặt tên thì càng không biểu thị đúng mà chỉ được một phần. Một phần không thể đại diện cho toàn bộ, nên càng cố định danh thì càng không nhận diện được vạn vật và muôn sự. Dùng lời bởi thế càng lúc càng xa Đạo.

Trời Đất là một khái niệm đa nghĩa và trừu tượng, không phải chỉ để ám chỉ bầu trời và mặt đất, mà ý muốn nói không thời gian, hay xa hơn là toàn thể vũ trụ vạn vật, và sâu hơn là lẽ ẩn sau muôn sự vạn vật mà trong văn minh phương Tây vẫn gọi là “Siêu Hình” và các tôn giáo gọi là “Thượng Đế”. Ở cõi giới ấy thì vốn không thể định được danh, bởi ngôn từ không thể diễn tả được tận cùng, vì nó không hiện hữu chẳng hình tướng.

Nhưng vạn vật vốn là thứ hiện hữu và có hình tướng, tức là thứ ta có thể cảm nhận thấy, có thể dùng lời để biểu thị, thế nên vạn vật thì hữu danh. Chữ “danh” ở đây không thể hiểu một cách thô thiển là tên hay gọi tên, mà là có thể nhận diện được, có thể biết được. Thế nên, ý Lão Tử muốn nói, vạn vật thì có thể biết được nhưng thứ không hiện hữu kia thì không thể biết được.

Trái với cách hiểu sai rằng Lão Tử trọng cõi “vô” hơn cõi “hữu”, nếu dịch sát nghĩa “Đạo Đức Kinh” và phân tích cách biện luận đối ngẫu của ông, ta sẽ thấy rằng ông trọng “hữu” và “vô” ngang nhau. Ông cho rằng, người mong muốn hiểu lẽ “vô” thì phải xem xét đến những điều trọng yếu, tức cốt lõi hay tự tính của sự vật sự việc. Nhưng người muốn hiểu cõi “hữu” thì phải xem xét đến ngoại tính của sự vật sự việc, bởi vì tại cõi hữu hình mọi thứ luôn biến chuyển, xem xét từng ngoại tính thì mới nắm bắt đủ. Như vậy, có thể hiểu rằng, người cầu “vô” thì đi vào chiều sâu, mà người cầu “hữu” thì đi ra bề rộng. Lão Tử không trọng bên nào, không khinh bên nào, bởi Đạo hay lẽ huyền nhiệm nằm ở cả hữu vô.

Như đã bàn ở trên, Đạo tự có trật tự tự nhiên, con người gắng gượng bắt chước thì chỉ lố bịch. Nên phải bắt chước để đạt được theo một khuôn mẫu nào đó thì thứ nhận lại sẽ trái với tự tính, trái với Đạo. Cố cưỡng cầu để đẹp thì sẽ thành xấu mà cố để đạt tới thiện thì sẽ chẳng phải là cái thiện thực sự. Nhưng điều đó không phải là không cần đẹp, không cần thiện, mà là vạn vật vạn sự hay chúng sinh đều có phẩm tính riêng biệt, bắt chước cái đẹp cái thiện của thứ khác thì xa rời tự tính của chính mình để không tự hội hợp được đủ điều kiện để thăng hoa đến cái đẹp và cái thiện của mình.

Mọi cặp đối lập trong vũ trụ cần nương tựa vào nhau để tồn tại, có hữu thì có vô, có khó ắt có dễ, có dài thì có ngắn, có trước thì có sau… tất thảy như một bản nhạc mà mọi âm thanh hài hòa không thiên lệch. Hòa điệu tự nhiên chẳng hề cố gắng đi ngược lại tự tính của mình để bắt chước tha nhân, chính là vô vi. Thánh nhân là người đạt được vô vi mà không cố để vô vi. Là người suy xét cõi vô nên thánh nhân chạm vào những thứ không thể nhận biết bằng giác quan thông thường. Bởi thế, truyền lẽ vô thì không thể dùng lời mà diễn tả, vì dùng lời là đã cố cưỡng cầu đem cái vô hạn để định hình trong cái hữu hạn.

Trong khi ấy, vạn vật vốn ở cõi hữu, tự thân cũng có quy luật của mình. Nếu cố tác động thay đổi vạn vật, tức trói buộc vạn vật đi xa khỏi tự tính, thì chẳng thể hiểu vạn vật cũng chẳng thể chạm vào tự tính của vạn vật. Tự tính của vạn vật không thay đổi thì vạn vật vốn dĩ cũng chẳng thay đổi, hóa ra chẳng có gì được tạo tác dù cố gắng tạo tác, càng muốn việc thành thì hóa ra cũng chẳng có gì nên việc. Lúc ấy, càng cố thúc ép không chịu buông tay ngưng tác động thì mọi thứ càng trì trệ chẳng có gì biến chuyển.

Hà Thủy Nguyên

(Còn tiếp)

Khi phụ nữ đương đầu với đói nghèo, bệnh tật & tình trạng nhận thức thấp về sức khỏe phụ nữ

Đôi điều suy nghĩ khi đọc “Từ Phẫn Nộ đến Can Đảm” của Anne Firth Murray Trong rất nhiều cuộc trò chuyện về những người phụ nữ yếm thế phải chịu đựng cách cư xử thờ ơ, hơn cả thế, sự bạo hành từ nam giới và cả chính những phụ nữ khác trong cộng đồng, tôi luôn nghĩ: lỗi là do họ. Họ đã quá bạc nhược và kém cỏi để không dám đứng dậy và đấu tranh, và đời sống họ đang phải

Giải mã “Chùa Đàn” của Nguyễn Tuân: Nghi lễ hiến thân cho nghệ thuật

“Chùa Đàn” có thể nói là tập tiểu thuyết ngắn đỉnh cao của Nguyễn Tuân (nếu bỏ đi phần cuối truyện nhà văn viết những câu cưỡng ép để phù hợp với thời thế). “Chùa Đàn” là kết tinh của những truyện ngắn trong “Vang bóng một thời”, từ cái chí khí của ông Huấn Cao ở “Chữ người tử tù”, cái mê đắm ở “Thả thơ” hay “Đánh thơ”, cái rùng rợn ở “Bữa tiệc máu”, cái tiếc nuối ở “Chén trà trong sương

Chính trị và tiếng Anh

BookHunter: Sự xuống cấp của tiếng Anh đã được George Orwell chỉ ra trong bài tiểu luận ông viết năm 1946. Sau 60 năm, những điều ông cảnh báo vẫn còn hiện diện, ở mức độ nào thì chưa rõ, trong các văn bản tiếng Anh. Theo George Orwell, chính trị có một mối liên quan mật thiết tới ngôn ngữ, và sự xuống cấp về ngôn ngữ chính là kẽ hở cho chính trị hạ cấp lên ngôi. Chúng tôi xin dịch trọn bộ

Những cuốn tiểu thuyết khiến bạn yêu đời hơn

Trong một ngày mưa gió, nếu các bạn cảm thấy chán nản và buồn bã, bạn sẽ chìm đắm vào cơn buồn đó một cách mệt mỏi. Nếu cứ tiếp tục chìm đắm, bạn sẽ thấy tâm hồn bạn “mọc rêu” (cách dùng từ của nhạc sĩ Dương Thụ). Nhưng cuộc đời có đáng chán như ta tưởng? Bạn chỉ chán nản cuộc đời khi bạn không thật sự sống, không thật sự hiện hữu. Bạn sa đà vào những mớ lý thuyết xám ngoắt,
le-nam

Lê Nam

15/12/2017

“ Zorba Phật” – Con người mới, tôn giáo mới

“Zorba Phật” là khái niệm được Osho đưa ra trong các bài thuyết giảng của mình vào năm 1978. Năm 1979, tại thính đường Trang Tử, ông đã luận giải về khái niệm này.  Trong số các tác phẩm văn chương, Osho đặc biệt hứng thú với “Zorba – Tay chơi Hy Lạp” của Nikos Kazantzakis. Cuốn tiểu thuyết kể về tình bạn sâu sắc giữa Zorba – đại diện cho chủ nghĩa khoái lạc Dionysus và nhân vật “tôi” – đại diện cho chủ