Home Hiểu Không phải lúc nào Giáng Sinh cũng là món quà xa xỉ thân thiện với trẻ em như chúng ta biết ngày nay

Không phải lúc nào Giáng Sinh cũng là món quà xa xỉ thân thiện với trẻ em như chúng ta biết ngày nay

Cụt Đuôi

04/12/2022
Một dịp lễ ồn ào đã trở thành thời điểm của những điều kì diệu trẻ thơ và chủ nghĩa tiêu dùng phù phiếm như thế nào

Có một mối liên hệ đặc biệt, thậm chí kì diệu giữa trẻ em và “khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong năm”. Sự phấn khích, niềm tin của chúng, niềm vui mà chúng mang lại cho người khác đều gói gọn trong tinh thần Giáng Sinh. Lấy lời bài hát cổ điển như “It’s Beginning to Look a Lot Like Christmas,” “White Christmas,” hay thậm chí là bài hát của huyền thoại nhạc đồng quê Glen Campbell với tựa đề rất trực quan “Christmas Is for Children”  — đây chỉ là một vài trong số rất nhiều dịch vụ văn hóa phổ biến củng cố mối liên kết giữa trẻ em và Giáng Sinh. Nhưng không phải lúc nào cũng như vậy, kể cả khi đó là ngày lễ kỷ niệm sự ra đời của Chúa Hài Đồng. Cách những đứa trẻ đến với tâm điểm của Giáng Sinh sẽ cho chúng ta biết rất nhiều về những hy vọng và nhu cầu mà những người trưởng thành hiện đại đã đặt vào đó.

Cho đến cuối thế kỷ 18, Giáng Sinh là một sự kiện náo nhiệt, bắt nguồn từ các ngày lễ giữa đông Tiền Cơ Đốc giáo và lễ Saturnalia của La Mã. Bạn sẽ tìm thấy nhiều tập tục khác theo lối say xỉn, trác táng và nhậu nhẹt say sưa vào thời điểm này trong năm, đặc biệt là từ người trẻ và tầng lớp dưới, hơn là “đêm yên tĩnh, đêm thánh”. Ví dụ, trong các hình thức ban đầu của hoan ca (wassailing) (tiền thân của hát mừng (carol-singing) trong khu dân cư), người nghèo có thể vào nhà của người giàu, yêu cầu đồ ăn thức uống ngon nhất để đổi lấy sự thiện chí của họ. (Một khi biết điều này, bạn sẽ không bao giờ nghe thấy câu “Hãy mang cho chúng tôi ít bánh pudding béo ngậy ngay bây giờ” theo cách cũ nữa!)

Nhưng sự ồn ào náo nhiệt của mùa lễ và nguồn gốc ngoại giáo của nó đã đe dọa các nhà chức trách tôn giáo và chính trị đến mức Giáng sinh không được khuyến khích và thậm chí bị cấm vào thế kỷ 17 và 18. (Đối tượng của những lệnh cấm này bao gồm các nghị sĩ ở Anh vào giữa thế kỷ 17, và các tín đồ Thanh giáo ở New England của Mỹ vào những năm 1620 — những “người hành hương” nổi tiếng trong Lễ Tạ Ơn.) Nhưng sau đó, cũng như bây giờ, rất nhiều thường dân yêu thích ngày lễ này, khiến Giáng Sinh trở nên khó dập tắt. Vì vậy, ngày lễ này đã chuyển đổi từ một thời kỳ vô tổ chức và nguy hại thành mùa lễ quốc dân, có thể quản lý được về mặt xã hội và còn mang lại lợi nhuận kinh tế mà chúng ta biết ngày nay? Đó chính là nơi bọn trẻ bước vào.

Cho đến cuối thế kỷ 18, thế giới phương Tây coi trẻ em là những kẻ mang trong mình tội lỗi bẩm sinh cần được rèn luyện để hướng thiện. Nhưng khi những lý tưởng Lãng mạn về sự ngây thơ của thời thơ ấu được củng cố, trẻ em (cụ thể là trẻ em da trắng) được xem là những cô cậu ngây thơ và quý báu nắm giữ niềm hân hoan mà chúng ta nhận biết ngày nay, được hiểu là xứng đáng được bảo vệ và đang sống qua một giai đoạn khác biệt của cuộc đời.

Đây cũng là thời điểm Giáng sinh bắt đầu chuyển đổi theo cách mà các nhà thờ và chính phủ thấy dễ chấp nhận hơn, thành một ngày lễ lấy gia đình làm trung tâm. Chúng ta có thể thấy điều này trong những bài hát mừng an yên tập trung vào trẻ em xuất hiện vào thế kỷ 19, như “Đêm yên tĩnh (Silent Night)”, “Đây là đứa trẻ thế nào? (What Child Is This)” và “Xa trong máng cỏ (Away in a Manger)”. Nhưng tất cả năng lượng và sự dư dả trước đó của mùa lễ không cứ thế biến mất. Thay vào đó, ở chốn từng kéo người giàu và người nghèo lại gần nhau, thống trị và phụ thuộc theo các tổ chức quyền lực phong kiến ​​cũ, truyền thống mới đã chuyển trọng tâm của sự hào phóng trong dịp Giáng Sinh từ các tầng lớp dưới địa phương sang con cái của chính họ.

Trong khi đó, “phép màu” mới được chấp nhận của thời thơ ấu có ý nghĩa là một lễ Giáng sinh lấy trẻ em làm trung tâm có thể bắt chước logic đảo điên của ngày lễ cũ đồng thời phục vụ cho nền kinh tế công nghiệp hóa mới. Bằng cách biến con cái của chính họ thành tâm điểm của kỳ nghỉ, sự đảo ngược theo mùa trở nên ít lộ liễu hơn về quyền lực xã hội (với việc người nghèo đưa ra yêu cầu đối với người giàu) và nhiều hơn về việc cho phép người lớn được nghỉ ngơi như trẻ con khỏi chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa hoài nghi và nền kinh tế thường ngày của phần còn lại trong năm.

Nhà nhân chủng học xã hội Adam Kuper mô tả cách Giáng sinh hiện đại “xây dựng một thực tế thay thế”, bắt đầu bằng việc sắp xếp lại các mối quan hệ xã hội tại nơi làm việc trước kỳ nghỉ (như các bữa tiệc văn phòng, ông già Noel bí mật, ổ đồ chơi, v.v.) và lên đến đỉnh điểm là một sự thay đổi hoàn toàn đến ngôi nhà ăn mừng, trở nên thiêng liêng với những hội trường được trang hoàng, những bữa tiệc thịnh soạn và những người thân yêu quây quần bên nhau. Trong mùa này, người lớn có thể chia sẻ về mặt tâm lý trong những không gian mê hoặc mà giờ đây chúng ta gắn liền với thời thơ ấu, và mang những thành quả của trải nghiệm đó trở lại guồng quay của cuộc sống hàng ngày khi nó bắt đầu lại sau Tết.

Ông già Noel và các vệ thần trong bộ phim hoạt hình “Sự trỗi dậy của các vệ thần”. Phim được chuyển thể từ ý tưởng về các vệ thần của William Joyce – tác giả Toàn tập NHỮNG VỆ THẦN CỦA TUỔI THƠ (gồm 3 cuốn sách tranh và 5 cuốn tiểu thuyết)

>> Đọc thêm:  “Vệ thần của tuổi thơ” của William Joyce: Bộ truyện thiếu nhi dẫn đường tìm đứa trẻ bên trong mỗi chúng ta – Book Hunter

Cơ hội ngắn hạn để người lớn đắm mình trong những lạc thú phi hiện đại của sự say mê này, hoài niệm về quá khứ và sự hưởng thụ phi sản xuất là lý do tại sao việc trẻ em tham gia trọn vẹn vào sự kỳ diệu của Giáng sinh lại quan trọng đến vậy. Cách hiểu của phương Tây về thời thơ ấu ngày nay kỳ vọng người trẻ nắm giữ những không gian rộng mở của tiềm năng kỳ diệu cho người lớn thông qua văn học, phương tiện truyền thông và tín ngưỡng. Giả định được chia sẻ này thể hiện rõ qua sự bùng nổ của truyện giả tưởng dành cho trẻ em lấy bối cảnh thế giới thời trung cổ trong thế kỷ qua, vốn là trọng tâm trong cuốn sách gần đây của tôi, Re-Enchanted (nơi tôi thảo luận về Narnia, Middle-earth, Harry Potter, v.v.). Giáng sinh hoặc Yule xuất hiện trong nhiều câu chuyện cổ tích hiện đại này, và thậm chí đôi khi còn đóng vai trò trung tâm —chi tiết Ông già Noel tặng vũ khí cho trẻ em nhà Pevensie trong The Lion, the Witch and the Wardrobe — sử dụng ngày lễ như một cầu nối giữa các thế giới hư cấu ma thuật khác và thời kì của sự khả thi trong thế giới thực của chúng ta.

Ngoài các chuyện kể, chúng tôi cũng khuyến khích trẻ em tin vào phép thuật dịp Giáng sinh theo đúng nghĩa đen. Một trong những cách diễn đạt mang tính biểu tượng nhất là bài xã luận năm 1897 trên tờ New York Sun có tựa đề “Có Ông già Noel không?” Trong đó, biên tập viên Francis Pharcellus Church trả lời bức thư của cô bé 8 tuổi Virgina O’Hanlon bằng câu nói rất nổi tiếng ngày nay “Có chứ, Virginia, có Ông Già Noel”, và mô tả sự hoài nghi của bạn bè cô bé đến từ “ chủ nghĩa hoài nghi của một thời đại hoài nghi”. Church lập luận rằng ông già Noel “chắc chắn tồn tại giống như sự tồn tại của tình yêu, sự hào phóng và chân chân thành”, thu nhỏ các phương pháp điều tra khoa học để khẳng định rằng “những thứ chân thực nhất trên thế giới là những thứ mà cả trẻ em lẫn người lớn đều không thể nhìn thấy.”

Nhiều lập luận về tầm quan trọng của nghệ thuật và khoa học nhân văn mà chúng ta vẫn nghe thấy ngày nay có thể được tìm thấy trong ngôn ngữ của Giáo hội, ngôn ngữ xác định các nguồn trải nghiệm cảm xúc như “đức tin, trí tưởng tượng, thơ ca, tình yêu, sự lãng mạn” — và niềm tin vào Ông Già Noel — rất quan trọng đối với một cuộc sống nhân văn và toàn vẹn. Theo tư duy này, Ông Già Noel không chỉ tồn tại mà còn thuộc về thứ “có thật và trường tồn” duy nhất trên “toàn thế giới này”. “Có chứ, Virginia, có Ông Già Noel,” như được biết đến, đã được tái bản và chuyển thể trên các hình thức truyền thông kể từ khi xuất bản, bao gồm cả như một phần của chương trình truyền hình đặc biệt vào dịp lễ và là nguồn cảm hứng cho chiến dịch từ thiện và quảng cáo “Believe” của cửa hàng bách hóa Macy’s từ năm 2008.

Thực tế rằng những cảm xúc trong bài xã luận này được liên kết với một nhà bán lẻ lớn có vẻ rất mỉa mai. Tuy nhiên, những lời kêu gọi từ chối chủ nghĩa tiêu dùng vào dịp Giáng Sinh đã xuất hiện kể từ khi nó trở thành một hoạt động thương mại xa hoa vào đầu thế kỷ 19, đó cũng là lúc mua quà cho trẻ em trở thành một phần quan trọng của ngày lễ. Làm thế nào để giải thích điều này? Ngày nay, giống như trong lễ Giáng Sinh thời cận đại, việc đảo ngược các quy tắc trong khoảng thời gian đặc biệt này giúp củng cố các quy tắc tương tự cho phần còn lại của năm. Huyền thoại về Ông Già Noel không chỉ mang đến cho trẻ em lý do để tuyên bố niềm tin trấn an rằng phép thuật vẫn tồn tại trong thế giới trông có vẻ chán nản của chúng ta, nó còn biến việc mua sắm trong kỳ nghỉ từ những nghĩa vụ đắt đỏ thành biểu tượng vượt thời gian của tình yêu và niềm hân hoan. Như nhà sử học Stephen Nissenbaum đã nói, ngay từ khi Ông Già Noel bắt đầu trở nên phổ biến, ông đã “đại diện cho một lễ Giáng Sinh kiểu cũ, một nghi lễ cổ xưa đến mức về bản chất, nó đã vượt ra ngoài lịch sử và do đó nằm ngoài thị trường thương mại”. Niềm vui thú của trẻ em khi tìm thấy những món quà từ ông già Noel vào buổi sáng Giáng Sinh không chỉ mang lại cho người lớn cảm giác kỳ diệu, nó còn khiến việc chi tiêu xa hoa cho kỳ nghỉ của chúng ta có cảm giác đáng giá, kết nối chúng ta với một quá khứ sâu sắc, vượt thời gian—đồng thời thúc đẩy việc bơm tiền hàng năm vào nền kinh tế hiện đại.

Biết tất cả những điều này có làm hỏng sự kỳ diệu của Giáng sinh không? Phân tích văn hóa không nhất thiết phải là một hoạt động mang cảm giác Scrooge (nhân vật chính trong tiểu thuyết A Christmas Carol của Charles Dickens – được mô tả là một kẻ ích kỉ, khó ở và keo kiệt). Ngược lại, nó cung cấp cho chúng ta các công cụ để tạo ra một kỳ nghỉ phù hợp hơn với tín ngưỡng của mình. Tôi luôn tìm ra cách chúng ta bỏ rơi bọn trẻ để tự chúng đối phó với việc phát hiện ra rằng “Ông Già Noel không có thật” — hoặc thậm chí mong đợi chúng che giấu điều đó, vì sợ làm thất vọng những người lớn muốn dính thêm đòn của niềm hân hoan đã qua sử dụng —phi đạo đức và đi ngược lại với tinh thần của mùa lễ. Bài hát “I Saw Mommy Kissing Santa Claus” được cho là vui nhộn, nhưng nó thể hiện những sắc thái lo lắng thực sự mà nhiều đứa trẻ phải trải qua hàng năm. Biết trẻ em và niềm tin của chúng đóng góp gì cho xã hội trong những ngày lễ có thể giúp chúng ta chọn cách tiếp cận tốt hơn.

Cách đây vài năm, tôi bắt gặp một kiến nghị trôi nổi trên internet mà tôi nghĩ là một giải pháp lý tưởng cho những ai tổ chức lễ Giáng Sinh. Khi một đứa trẻ bắt đầu đặt câu hỏi về câu chuyện thần thoại về Ông Già Noel và dường như đủ lớn để hiểu, hãy gạt chúng sang một bên và hết sức nghiêm túc giới thiệu chúng với bí mật lớn của người lớn: Bây giờ, CHÚNG chính là ông già Noel. Nói với đứa trẻ rằng chúng có khả năng biến điều ước thành hiện thực, lấp đầy thế giới bằng phép thuật cho người khác, mà kết quả là cho tất cả chúng ta. Sau đó, giúp chúng chọn một anh chị em hoặc bạn bè, hoặc tốt hơn nữa, hãy nhìn ra bên ngoài vòng gia đình để tìm một người hàng xóm hoặc người cần giúp đỡ mà chúng có thể bí mật “làm” Ông Già Noel, và để chúng khám phá ra niềm hân hoan khi mang lại niềm vui không cần ghi nhận cho người khác. Như Francis Pharcellus Church đã viết cho Virginia O’Hanlon hơn 100 năm trước, theo một cách nào, những giá trị không thể nhìn thấy của “tình yêu, sự hào phóng và chân thành” là “những điều thực tế nhất trên thế giới” và đó dường như là điều mà tất cả trẻ em — dù họ 2 tuổi hay 92 tuổi — đều có thể tin tưởng.

Cụt Đuôi dịch

Maria Sachiko Cecire

Link gốc: Christmas Wasn’t Always the Kid-Friendly Gift Extravaganza We Know Today | Arts & Culture| Smithsonian Magazine

Ngân sách dịch chùm bài này được trích từ doanh thu của

Toàn Tập NHỮNG VỆ THẦN CỦA TUỔI THƠ

bộ sách của William Joyce về sự liên kết của Ông già Noel, Thỏ Phục Sinh, Tiên Răng, Jack Frost, Thần Mộng Mơ để chống lại Pitch – Vua Ác Mộng

>Bộ 5 cuốn tiểu thuyết: Bộ Tiểu Thuyết Những Vệ Thần Của Tuổi Thơ – Book Hunter Lyceum

>Bộ 3 cuốn sách tranh: Những vệ thần của tuổi thơ – combo 3 cuốn – Book Hunter Lyceum 

 

Tại sao người ta kể chuyện ma vào Giáng sinh?

Chuyện ma Giáng sinh là một truyền thống tồn tại xa xưa hơn nhiều so với “A Christmas Carol” Ebenezer Scrooge không phải là nhân vật hư cấu đầu tiên nhìn thấy ma vào dịp Giáng sinh. Truyền thống về những câu chuyện ma ngày lễ đã có từ xưa hơn rất nhiều, có lẽ xa hơn cả chính lễ Giáng sinh. Khi đêm dài ra và năm sắp hết, việc mọi người cảm thấy nên tụ tập với nhau một cách bản năng là

Cụt Đuôi

20/12/2022

Biến chuyển nguyên mẫu Santa Claus hay St Nicholas trong dòng lịch sử: Từ niềm vui trao đi đến kích cầu thương mại

Santa Claus - hay còn được biết đến với tên gọi St. Nicholas hoặc Kris Kringle - có một lịch sử lâu đời gắn bó mật thiết với truyền thống Giáng sinh. Ngày nay, người ta thường nghĩ đến ông với hình ảnh một người đàn ông vui vẻ mặc đồ đỏ, mang đồ chơi đến cho những cô bé và cậu bé ngoan vào đêm Giáng sinh, nhưng câu chuyện của ông kéo dài từ thế kỷ thứ 3, khi St. Nicholas đặt chân

Cụt Đuôi

18/12/2022

Cảm thức tâm linh trong Những vệ thần của tuổi thơ của William Joyce (7): Nữ Hoàng Tiên Răng – Sức mạnh của Ký Ức

Để đọc toàn bộ chùm bài, vui lòng click vào: Ý nghĩa tâm linh của Những vệ thần của tuổi thơ Archives – Book Hunter Trong rất nhiều pháp tu hướng tới sự giải thoát, Ký Ức là một gánh nặng, bởi Ký Ức mang theo những duyên nghiệp trói buộc người tu với thế gian. Nhiều người tu đã chọn cách lãng quên Ký Ức, mà bản chất là sự chối bỏ toàn bộ những dấu vết của quá khứ trong tâm trí mình, để

Cảm thức tâm linh trong Những Vệ Thần của tuổi thơ của William Joyce (3): Kỷ ức về Kỷ Nguyên Vàng và ánh sáng của Người Cung Trăng

Để đọc toàn bộ chùm bài, vui lòng click vào: Ý nghĩa tâm linh của Những vệ thần của tuổi thơ Archives – Book Hunter Mặt Trăng đóng vai trò rất quan trọng trong tâm thức của William Joyce. Công ty sáng tạo của ông được đặt tên là Moonbot Studio, và thế giới đẹp đẽ nhất mà ông tạo ra cũng tràn ngập biểu tượng của mặt trăng. Thậm chí, trong cuốn truyện khác của mình - "Người Lá & những chú bọ dũng cảm

“Vệ thần của tuổi thơ” của William Joyce: Bộ truyện thiếu nhi dẫn đường tìm đứa trẻ bên trong mỗi chúng ta

Ngay từ lần đầu tôi xem bộ phim hoạt hình “Sự trỗi dậy của các vệ thần”, tôi đã lập tức yêu từng nhân vật trong đó: Jack Frost với lòng trắc ẩn và dũng cảm, thỏ Phục Sinh thẳng thắn và hoạt bát, Tiên Răng đáng yêu và ngây thơ, Ông già Noel hay Nicholas StNorth thông thái, Sandman - Thần Mộng Mơ quyền năng và hóm hỉnh… Khung cảnh đẹp lung linh của ánh trăng chiếu xuyên qua lớp tuyết trắng vừa kỳ