Home Đọc KHÁI NIỆM VỀ THƠ SIÊU HÌNH (METAPHYSICAL POET)

KHÁI NIỆM VỀ THƠ SIÊU HÌNH (METAPHYSICAL POET)

Minh Phi

10/11/2019

Thơ siêu hình là một trong các loại hình thơ phát triển vào thế kỷ 17 tại Anh Quốc . Những nhà thơ sáng tác siêu hình thường đi sâu vào sự phức tạp của tính cá nhân và lý trí. Mở đầu cho thơ siêu hình là John Donne. Sau đó là đến Henry Vaughan, Andrew Marvell, John Cleveland và Abraham Cowleys. Ở mức độ thấp hơn có thể kể đến George Herbert và Richard Crashaw.

Tác phẩm của họ là sự kết hợp giữa cảm xúc và trí tuệ thuần túy, được mô tả bởi sự kiêu ngạo hay “sự sắc sảo” – đôi khi là sự giễu cợt sâu cay kết hợp với những ý tưởng có vẻ không liên quan. Thủ pháp này khiến người đọc giật mình thức tỉnh khỏi sự tự mãn của mình và buộc phải suy nghĩ thông qua lập luận của bài thơ. Thơ ca siêu hình ít quan tâm đến việc thể hiện cảm xúc mà quan tâm đến việc phân tích nó bởi vì một nhà thơ khi viết tác phẩm siêu hình mong muốn khám phá những khúc mắc bên trong nhận thức của mình. Sự táo bạo của các thủ pháp văn chương được sử dụng, đặc biệt là sự ngụy tạo, mỉa mai và nghịch lý – thường được củng cố bởi cách diễn đạt trực tiếp và bởi nhịp điệu hình thành từ lời nói sống động.

Sự tôn sùng thơ siêu hình được đẩy cao vào những năm 1930s và 40s, nhờ vào tác phẩm có ảnh hưởng lớn của T.S Eliot “Những nhà thơ siêu hình” (1921) và một bài của tác giả Herbert J.C Grierson giới thiệu tuyển tập “Các bài thơ siêu hình trong thế kỷ 17”. Trong bài tiểu luận của mình Eliot lập luận rằng các tác phẩm của các nhà thơ này hiện thân cho sự dung hòa giữa tư tưởng và cảm giác mà các nhà thơ sau này không thể nào đạt được vì “sự tách rời của cảm giác” dẫn đến tình trạng các tác phẩm chỉ thể hiện được hoặc cảm giác hoặc tư tưởng.

Tuy nhiên, trong chính thời đại của mình, khái niệm “siêu hình” đã được sử dụng một cách khinh miệt: Năm 1630, nhà thơ người Scotland William Drummond của Hawthornden đã phản đối những người cùng thời với ông vì họ cố gắng “trừu tượng thơ ca thành các ý tưởng siêu hình và các lý sự học thuật”. Vào cuối thế kỷ ấy, John Dryden phê phán Donne vì đã gây ảnh hưởng đến “siêu hình học” và đã đánh đồng “những tâm trí đàn bà với những suy tưởng triết học khi ông khuyến khích trái tim của họ bằng sự mềm mại của tình yêu”. Samuel Johnson khi học lối viết của những nhà thơ này đã đưa ra khái niệm “nhà thơ siêu hình” để gọi họ, cho đến nay, khái niệm này vẫn tiếp tục được sử dụng đến ngày nay. Sự ngợi ca của T.S Eliot cho khái niệm này trên thực tế chỉ dành cho những khát vọng về thơ của ông chứ không phải để tôn vinh các nhà thơ siêu hình. Như chúng ta đã biết, T.S Eliot thường có thái độ coi thường với thơ trữ tình. Tuy nhiên, thuật ngữ “thơ siêu hình” rất hữu ích cho việc xác định văn phong sử dụng trong văn bản của họ.

Nguồn: Britannica

Minh Phi chuyển dịch (đã diễn đạt lại để phù hợp hơn với văn phong Việt)

Học viên lớp Tự học tiếng Anh nghiêm túc


MỘT BÀI THƠ CỦA JOHN DONNE 

The good Morrow

I wonder, by my troth, what thou and I
Did, till we loved? were we not weaned till then,
But sucked on country pleasures, childishly?
Or snorted we in the seven sleepers’ den?
‘Twas so; but this, all pleasures fancies be.
If ever any beauty I did see,
Which I desired, and got, ’twas but a dream of thee.

And now good morrow to our waking souls,
Which watch not one another out of fear;
For love all love of other sights controls,
And makes one little room an everywhere.
Let sea discovers to new worlds have gone,
Let maps to others, worlds on worlds have shown:
Let us possess one world; each hath one, and is one.

My face in thine eye, thine in mine appears,
And true plain hearts do in the faces rest;
Where can we find two better hemishperes,
Without sharp North, without declining West?
Whatever dies was not mixed equally;
If our two loves be one, or thou and I
Love so alike that none do slacken, none can die.

Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng:

Trước khi mình yêu, có phải em và anh
Có phải chưa bao giờ chúng mình xa nhau cả?
Và có phải mình đã từng đùa vui trên hoa cỏ?
Có phải hai đứa đã từng ngủ ở trong hang?
Nhưng tất cả những điều này quả đến lạ lùng.
Hễ mắt anh nhìn thấy vẻ đẹp nào như thế
Là lại khát khao, lại mơ ước về em.

Và giờ đây mỗi buổi sáng hai chúng mình
Đã không còn nhìn thấy nhau, trong nỗi sợ
Tình làm cho cả thế gian trở thành xa lạ
Căn phòng nhỏ này trở thành rộng mênh mông.
Thì cứ mặc cho những nhà thám hiểm sẽ đi tìm
Và cứ để cho họ sẽ mở ra những bến bờ xa lạ
Nhưng chỉ một thế giới này của anh và em.

Gương mặt anh trong mắt em và em trong anh
Hai con tim chân thành cùng chung nhịp đập
Còn ở đâu tìm ra hai nửa bán cầu
Mà đã lặng phía Tây, đã yên phía Bắc
Sẽ mất đi những thứ vô tình trộn lẫn vào nhau
Nhưng nếu như hai tình yêu hòa chung làm một
Thì nghĩa là chúng mình còn mãi đến nghìn sau

CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN (ROMANTICISM) TRONG VĂN CHƯƠNG

Chủ nghĩa lãng mạn là một trường phái, hay nói cụ thể hơn là thái độ và thiên hướng sáng tác đặc trưng của nhiều tác phẩm nghệ thuật như văn học, hội họa, âm nhạc, kiến trúc, phê bình, nghiên cứu lịch sử ở phương Tây trong khoảng thời gian từ thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19. Chủ nghĩa lãng mạn có thể được coi là sự chối bỏ các giới luật, sự hài hòa, tiết chế, lý tưởng hóa và tính

Minh Phi

08/10/2019

BIỂU TƯỢNG TRONG “VANINA VANINI” CỦA STENDHAL

Năm 1829, Stendhal viết “Vanina Vanini”. Thông qua mối tình của vị Công nương La Mã và anh chàng thủ lĩnh Carbonari trong những không gian sống khác nhau, cuốn sách đã nâng hai nhân vật chính lên thành biểu tượng cho nhóm mô hình con người; đồng thời, làm nổi bật cho hình mẫu ấy là nhóm biểu tượng về không gian: Lâu đài và Hội kín. Không chỉ là biểu tượng, hai nhân vật chính cũng tiêu biểu cho hệ thống nhân vật
Xem

“Dead Poets Society” – Thi ca, tự do và niềm đam mê

Tôi xem “Dead Poets Society” (Tên Việt: “Cộng đồng những nhà thơ chết”, “Hội thi nhân quá cố”, “Cộng đồng thi sĩ quá cố”) cách đây 5 năm. Lúc ấy, tôi đã chán nản với văn chương, bởi nghĩ thầm “Thời nay ai mà đọc văn chương” nữa và nghĩ rằng có lẽ mình nên chấm dứt con đường ấy của mình. Thế nhưng,  tình cờ, bật TV lên trong một ngày  nhạt nhẽo, tôi đã gặp bộ phim này với gương mặt của người

Sự thích thú trong phá hủy cấu trúc văn chương: Những nhà văn phá vỡ quy tắc

Có những nhà văn luôn cảm thấy rằng mình không hề viết những tác phẩm văn chương vĩ đại nếu không phá vỡ những gì có từ trước đó, sáng tác những thứ thể hiện góc nhìn của bản thân mới mẻ đến mức đáng kinh ngạc. Mặc dù toàn bộ mong muốn là trở thành một nhà văn vĩ đại (và điều này có vẻ như rất ngây thơ), nhưng các nhà văn vẫn thích thú với việc cười nhạo hay than thở về