Home Đọc Edgar Allan Poe – Bí ẩn lớn nhất là cái chết của chính ông

Edgar Allan Poe – Bí ẩn lớn nhất là cái chết của chính ông

Vào ngày 19 tháng 1, chúng ta kỷ niệm ngày sinh nhật của một trong những nhà văn nổi tiếng nhất nước Mỹ, cũng là nhà văn rùng rợn nhất: Edgar Allan Poe.

Tôi từng sống ở Baltimore, Maryland trong suốt những năm học nhi khoa và đào tạo sau đại học. Bất cứ khi nào đến sân bay, tôi luôn đi qua Hội trường Westminster và Nghĩa trang ở góc đông nam của phố West Fayette và North Greene. Ở nơi đó, trước khi được khai quật mộ và cải táng vào năm 1875 bên dưới một tượng đài (trong đó ghi nhầm ngày sinh của ông là ngày 20 tháng 1), Poe đã được chôn cất lần đầu tiên trong một ngôi mộ không được đánh dấu vào năm 1849, do các học sinh trường Baltimore quyên góp tiền để thực hiện. 

Trong nhiều thập kỷ, một người hâm mộ vô danh mặc đồ đen cùng chiếc mũ rộng vành và khăn quàng trắng, chống gậy đi bộ màu bạc, đã tôn vinh ngày sinh nhật chính xác của Poe bằng cách đặt một chai cognac và ba bông hồng dưới chân tượng đài ông.

Tuy nhiên, câu chuyện yêu thích của tôi về việc tôn vinh Poe, có lẽ nằm ở một sự việc chưa đáng tin lắm, mà trong đó, nhà báo châm biếm ưa tranh cãi ở Baltimore H. L. Mencken kết thúc bữa tiệc nhậu của mình bằng cách đi bộ đến Nghĩa trang Westminster và, không hề tôn trọng, đi tiểu vào quan tài của Poe.

Nhiều người hâm mộ Edgar Allan Poe có hiểu biết về y khoa cũng đã thể hiện sự tôn trọng của họ, nhưng hoàn toàn trong sự suy ngẫm bệnh lý về việc làm thế vào (và tại sao) nhà văn ấy lại ra đi sớm như vậy.

Câu chuyện diễn ra vào một đêm mưa gió đầy bức bối ngày 3 tháng 10 năm 1849. Joseph Walker – nhân viên tòa soạn báo Baltimore Sun – đang tìm đường đến Hội trường Gunner’s Hall. Hôm đó là đêm bầu cử và hội trường là nơi bỏ phiếu cho Khu Baltimore 4 cũ. Trên đường đến đó, Walker phát hiện một người đàn ông nằm trong rãnh nước, rối loạn, bẩn thỉu và đang trong tình trạng ngộ độc rượu.

Mặc quần áo xấu xí (và hóa ra đó là trang phục của người khác), Edgar Allan Poe đang rất cần sự trợ giúp về mặt y tế.

Poe đã được đưa đến trường Cao đẳng Y tế Washington. Ở đó, Poe trải qua bốn ngày tiếp theo trong những cơn mê sảng, các ảo giác đáng sợ và sự không mạch lạc, trong khi liên tục gọi một người nào đó có tên là “Reynolds”. Nhà văn ấy ra đi vào lúc 5 giờ sáng Chủ nhật, ngày 7 tháng Mười.

Vị bác sĩ theo dõi cho Poe, Tiến sĩ John J. Moran, đã báo cáo nguyên nhân cái chết của Poe là do viêm cơ hoành (phrenitis), một thuật ngữ xưa cũ dùng để chỉ tình trạng sưng hoặc tắc nghẽn não. Đó cũng là cách phổ biến để nói lịch sự về cái chết do nghiện rượu. Đáng buồn rằng, không có hồ sơ y tế của Poe hoặc thậm chí giấy chứng tử nào thực sự còn tồn tại. Lúc đó, ông chỉ mới 40 tuổi.

Cho đến ngày nay, nguyên nhân cái chết của Poe hay thậm chí là cách ông chết ở Baltimore vẫn là một bí ẩn đối với người đàn ông đã sáng tạo ra truyện trinh thám. Câu chuyện đó tất nhiên là The Murders in Rue Morgue (1841) và người thám tử là Monsieur C. Auguste Dupin phi thường. Bốn mươi sáu năm sau, trong câu chuyện đầu tiên của Sherlock Holmes (A study in Scarlet, tiểu thuyết của Arthur Conan Doyle), Holmes nổi tiếng đã chỉ trích Dupin là một người rất kém cỏi, sau khi bạn cùng phòng John Watson, M.D. nói rằng Holmes khiến anh ta nhớ đến nhân vật của Poe.

Bí ẩn về cái chết của Poe bắt đầu vào ngày 27 tháng 9 năm 1840, khi ông rời Richmond, Virginia đến Philadelphia để giúp một nhà thơ hết thời – Marguerite St. Leon Loud – chuẩn bị một tập hợp các bài thơ của bà để xuất bản.

Poe chưa bao giờ đến Thành phố của Tình Anh em (City of Brotherly Love) và có khả năng là ông đã dừng lại ở Baltimore để uống rượu với một số bạn bè cựu binh mà ông gặp trong khi ở West Point (nơi ông từng bị trục xuất khỏi quân đội vào tháng Hai năm 1831 vì bất tuân, thất bại trong việc làm theo lệnh và quyết định từ chối tham dự các lớp học, những buổi dàn quân hàng ngày và các buổi lễ tại nhà thờ).

Một kẻ nghiện rượu và nghiện thuốc phiện khét tiếng, bị đánh đập tàn nhẫn và bỏ mặc cho chết trên đường phố. Nhiều nhà sử học đã đưa ra giả thuyết rằng có một Poe bị nhiễm bệnh đã gặp một số nhân vật không lành mạnh vào thời điểm đó.

Các nhà nghiên cứu Poe (Poe-ologists) khác khẳng định ông là nạn nhân của cooping, một hình thức gian lận cử tri được thực hiện bởi các đảng phái chính trị trong thế kỷ XIX.

Tóm lại, các nạn nhân cooping về cơ bản đã bị bắt cóc, đánh đập, ngụy trang và sau đó buộc phải bỏ phiếu cho ứng cử viên của một băng đảng nhất định nhiều lần dưới nhiều cái tên khác nhau. Như một phần thưởng cho mỗi lần bỏ phiếu, các nạn nhân được cho một vại bia hoặc một ngụm rượu whisky rotgut. Cách làm này đặc biệt phổ biến ở Baltimore vào giữa thế kỷ XIX và rất tương thích với cách Poe được tìm thấy gần một địa điểm bỏ phiếu, trong quần áo của một người đàn ông khác, và rõ ràng, trong tình trạng say xỉn.

Các khám nghiệm tử thi sáng tạo hơn đã đề xuất Poe chết vì ngộ độc khí carbon monoxide do dành quá nhiều thời gian trong nhà và hít quá nhiều khí than (nhưng các thử nghiệm trên những mẩu móng chân của nhà văn không thuyết phục giả thuyết này), hoặc ngộ độc thủy ngân, mà Poe có thể đã được điều trị trong khi ở Philadelphia trong một trận dịch tả vào tháng Bảy năm 1849. (Mặc dù tóc của Poe cho thấy có tiếp xúc với thủy ngân, một loại thuốc phổ biến ngày ấy, nhưng nó thấp hơn 30 lần so với mức độ được nhìn thấy ở những người bị ngộ độc thủy ngân thực sự.)

Và bởi vì các bác sĩ thích chẩn đoán các bệnh trong quá khứ và những người nổi tiếng, nên danh sách các nguyên nhân có thể xảy ra kéo dài mãi (mà không có bằng chứng bệnh lý hoặc thậm chí là khả năng phán đoán thông thường), bao gồm các tình trạng khác nhau như bệnh dại, u não và cúm.

Cuối cùng, có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết điều gì khiến Edgar Allan Poe tội nghiệp ra đi (mặc dù tôi thích cách giải thích về “cooping” nhất). Điều kỳ lạ là, đối với một nhà thơ viết nên câu thơ nổi tiếng “Quoth the Raven, Nevermore” (Con Quạ nói, chẳng bao giờ nữa), thì danh sách ngày càng dài này dường như sẽ chẳng bao giờ dừng lại.

Nguồn: Edgar Allan Poe’s greatest mystery was his death

Dr. Howard Markel

Nguyễn Hoàng Dương dịch

TẠI SAO TÔI VIẾT – GEORGE ORWELL (2): VĂN CHƯƠNG VÀ CHÍNH TRỊ

Có thể thấy rằng những xung lực khác nhau này đã phải giao tranh với nhau như thế nào, và bằng cách nào chúng lan truyền từ người này sang người khác theo thời gian. Theo bản chất – cứ cho rằng “bản chất” là trạng thái bạn đạt được khi bạn lần đầu trưởng thành – tôi là người mà ba động lực đầu tiên mạnh mẽ hơn động lực thứ tư. Ở thời bình, tôi có thể đã chỉ viết những cuốn sách

TẠI SAO TÔI VIẾT? – GEORGE ORWELL (1): ĐỘNG LỰC CỦA NHÀ VĂN

Từ khi ít tuổi, có lẽ là năm hay sáu gì đó, tôi đã biết rằng khi tôi lớn lên tôi sẽ trở thành một nhà văn. Trong quãng từ mười bảy đến hăm tư tuổi tôi đã cố từ bỏ ý định này, nhưng tôi thực hiện điều đó với ý thức rằng tôi đang lăng mạ bản chất đích thực của mình và dù sớm hay muộn tôi sẽ ngồi xuống và sáng tác. Tôi là đứa thứ hai trong số ba anh

Các lý thuyết phê bình của Edgar Allan Poe

Edgar Allan Poe được coi là nhà phê bình văn học lớn đầu tiên của Mỹ hoặc ít nhất là nhà văn lớn đầu tiên ở Mỹ viết một cách nghiêm túc về phê bình, lý thuyết sáng tác và các nguyên tắc của nghệ thuật sáng tạo. Ông cũng là người đầu tiên đặt ra một bộ nguyên tắc nhất quán để nêu lên những gì ông cho là có thể chấp nhận được và những gì về cơ bản là không thể chấp

Minh Hiền

29/01/2024

Erich Fromm và sứ mệnh tâm phân học như “y sĩ của linh hồn”

Tâm phân học (psychoanalysis, thường được dịch là phân tâm học) trong những năm qua đặc biệt được ưa chuộng tại Việt Nam. Lúc đầu, các nhà phê bình văn học thường sử dụng tâm phân học như một con dao mổ sắc nhọn để hé lộ cõi giới của các văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ… Khi tâm phân học lan ra đại chúng độc giả Việt, con dao mổ ấy được sử dụng để phanh phui các chứng bệnh xã hội

Isak Dinesen – Người đàn bà mỉm cười trong tòa tự sự Gothic

Trong sảnh đường, một người đàn bà cao gầy thả bước, ngẩng đầu ngắm nhìn những mái vòm uốn lượn điêu khắc tinh xảo kỳ quái. Ánh nắng xuyên qua họa tiết kính màu, thả một thực tại biến ảo lung linh trên nền tối tăm cổ kính. Người đàn bà rơi vào thực tại biến ảo ấy, dòng thời gian theo nắng trôi đi, sống dậy dải ký ức mơ hồ được kết lại thoắt ẩn thoắt hiện tựa bóng nắng hắt trên sàn