Home Chơi “Those were the days” – Lời tuyên ngôn của kẻ say mê

“Those were the days” – Lời tuyên ngôn của kẻ say mê

“Those were the days” là ca khúc tiếng Anh đầu tiên tôi được nghe khi mới học lớp 6. Ở độ tuổi mới lớn, phải đối mặt với các bài kiểm tra ngặt nghèo của “trường chuyên lớp chọn”, bắt gặp ca khúc này qua băng cassette mà bố tôi lâu lắm rồi không nghe đến. Tôi lập tức bị cuốn hút bởi giai điệu tưởng chừng rất vui tươi nhưng lại ẩn chứa đầy tâm trạng của ca khúc này, nhưng vì không có khả năng nghe tiếng Anh tốt, nên tôi không biết nội dung ca từ. Thế là tôi tiết kiệm tiền ăn sáng một tháng của mình, chạy ra lục lọi tất cả các hiệu sách và lục lọi mấy cuốn dậy hát tiếng Anh. Cuối cùng tôi đã tìm và mua cuốn sách dậy hát tiếng Anh ấy về nhà. Và từ ấy, ca khúc “Those were the days” đã theo tôi đến tận bây giờ, khích lệ tôi một đời sống say mê và nồng nhiệt, cùng tôi trải qua những giây phút cô đơn và lạc lõng.
“Once upon a time, there was a tavern
Where we used to raise a glass or two
Remember how we laughed away the hours,
Think of all the great things we would do”
Dịch:
“Ngày xửa ngày xưa, có một quán rượu
Nơi chúng ta đã cùng nâng ly
Hãy nhớ hàng giờ chúng ta cười vui bên nhau
Nghĩ về những điều vĩ đại mà chúng ta sẽ làm”
Tôi là kẻ không thích một cuộc sống nhạt nhẽo tầm thường. Đến giờ tôi vẫn không biết rằng vì thế nên tôi giao cảm với ca khúc này, hay ca khúc này từ lâu đã gieo rắc trong lòng tôi một sự đam mê cuồng si đến thế. Phần ca từ tiếng Anh nói về một người phụ nữ đã trải qua những năm tháng náo nhiệt và bay bổng thời trẻ. Thế rồi, cuộc đời cuốn trôi tất cả những giấc mơ bay bổng ấy, cuốn cô và bạn bè cô vào vòng quay bận rộn của đời sống.
Chúng ta thường bị cuộc đời cuốn đi như vậy, theo một cái thứ được gọi tên là “cuộc sống bình thường”. Rồi chúng ta sa lầy trong đó, đầu tắt mặt tối bận rộn kiếm “tiền mà chúng ta không có, mua những thứ chúng ta không cần, và làm vừa lòng những người chúng ta không thích” (diễn dịch lại từ nguyên văn trong bộ phim Fight Club: “We buy things we don’t need, with Money we don’’t have, to impress people we don’t like”). Đó là cuộc sống lặp đi lặp lại của đại đa số chúng ta bị rơi vào vì quá sợ hãi hoặc quá tham lam. Sau tất cả, những gì còn đọng lại trong ký ức chúng ta sẽ không phải là cuộc đời nhạt nhẽo ấy mà là cuộc đời đầy say mê mà chúng ta đã không đủ dũng cảm để sống. Để rồi, chúng ta nhận ra rằng mình đã quá cô đơn, mình đã đánh mất chính mình:
“Just tonight, I stood before the tavern
Nothing seemed the way it used to be
In the glass, I saw a strange reflection
Was that lonely woman really me?
Dịch:
Thế mà tối nay, tôi đứng trước quán rựou
Không có gì giống như đã từng diễn ra
Trong ly rượu, tôi thấy phản chiếu một gương mặt xa lạ
Có phải người đàn bà cô đơn kia chính là tôi?”
Trong cuộc đời, bạn chỉ có thể chọn một trong hai, hoặc cuộc sống là mình, hoặc cuộc sống nhào nặn mình để trở thành người khác, để dễ dàng thành đạt hơn. Con đường là mình, bên cạnh sự say mê cũng không kém vất vả gian nan. Bạn phải vật lộn với đời sống để khiến đời sống bắt buộc phải khuất phục trước bản thân bạn, phải vật lộn với chính mình để những cám dỗ của sự giàu có và thành đạt không lôi tuột bạn đi. Đó là lý do đoạn điệp khúc lặp đi lặp lại:
“We’d live the life we’d choose
We’d fight and never lose”
Dịch:
“Chúng ta sẽ sống cuộc đời chúng ta chọn
Chúng ta sẽ chiến đấu và không bao giờ thất bại”
Tinh thần ấy đã ở trong tim người phụ nữ trong bài hát từ cái thuở “ngày xửa ngày xưa”, và đến khi chỉ còn một mình trong quán rượu, cô ta vẫn giữ mãi trong tim. Giấc mơ về những điều vĩ đại chưa bao giờ nguôi trong trái tim ấy, dù có bị chìm ngập trong đời sống tầm thường và những người bạn thì đã lãng quên cô, lãng quên cả giây phút say sưa thuở trẻ. Tất cả những gì cô thấy dường như chỉ là một giấc mơ về một sự hội ngộ người bạn xưa:
Through the door, there came familiar laughter
I saw your face and heard you call my name
Oh, my friend, we’re older but no wiser
For in our hearts, the dreams are still the same
Dịch:
“Qua cánh cửa, xuất hiện nụ cười quen thuộc
Tôi thấy lại khuôn mặt của anh và nghe tiếng anh gọi tên tôi
Ồ, bạn của tôi, chúng ta già hơn nhưng không trưởng thành hơn
Vì trong trái tim của chúng ta, những giấc mơ vẫn còn như cũ”
Ca khúc có nhịp vui tươi ấy, nhưng cũng buồn lắm. Nó gợi cho chúng ta một nỗi buồn mênh mang và khiến ta phải xem xét về cuộc đời của chúng ta.
Truy tìm nguồn gốc sâu xa hơn, đây là một ca khúc lãng mạn của Nga có tên “Дорогой длинною” có nghĩa tiếng Anh là “By the long road”, sáng tác bởi Boris Fomin, ca từ do nhà thơ Konstantin Podrevsky, lời tiếng Anh của Gene Raskin. Bản tiếng Nga đã được thu âm vào năm 1925 và 1926, nhưng bị Stalin cấm lưu hành. Thế giới chỉ thực sự biết đến bài hát vào năm 1953, với bản thu tiếng Nga, trong bộ phim “Innocents in Paris”. Bản chúng ta được biết đến nhiều nhất là của ca sĩ Mary Hopkins, sản xuất bởi ca sĩ Beatles huyền thoại Paul McCartney vào năm 1968. Ca khúc nhanh chóng giữ vị trí Top Hit và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Và có lẽ Stalin nếu còn sống, sẽ không thích điều này.
Hà Thủy Nguyên
Nguồn: https://www.thelady.vn
Các bạn có thể nghe bài hát tại đây

Để trở thành người phụ nữ đích thực

Trong xã hội Việt Nam hiện nay dường như đã có sự chia phe của hai kiểu mẫu phụ nữ:  kiểu mẫu “người mẹ” và kiểu mẫu “người tình”. Hai phe này thậm chí còn luôn chê trách, dè bỉu lối sống của nhau. Cách phân chia như vậy hình thành từ rất lâu đời, không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên thế giới, rồi sau đó,  được nhà phân tâm học Carl Jung “chỉ mặt đặt tên” trong các nghiên cứu

“Triết học cho con gái” hay triết học của “cơi đựng trầu”

“Đàn ông nông nổi giếng khơi Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu” Cặp ca dao Việt Nam này thường được dùng  để mỉa mai phụ nữ, ý muốn ám chỉ rằng phụ nữ dẫu có sâu sắc đến mấy cũng nông chư chiếc cơi đựng trầu, không thể sánh với đàn ông, dẫu có nông nổi mấy thì cũng có ý nghĩa thâm sâu. Thực ra, cặp ca dao này có thể được hiểu theo một nghĩa khác nếu ta mở rộng tầm