Home Đọc Carl Sagan, là ai giữa Vũ trụ?

Carl Sagan, là ai giữa Vũ trụ?

Minh Hùng

21/03/2019

Cứ như thể một thông điệp từ hành tinh khác: đó là lời mời một nhà thiên văn trẻ rời khỏi Brooklyn và đến thăm các hồ và hẻm núi ở ngoại ô New York.
“Một bức thư gửi đến hộp thư của tôi, từ Carl Sagan. Không thể tin được. Những người nổi tiếng chẳng bất chợt viết cho người lạ bao giờ.” Tại một sự kiện kỷ niệm Sagan gần đây của Thư viện Quốc hội, Neil deGrasse Tyson đã kể như vậy về lời mời từ năm 1975.
Nhưng lời mời ấy là thật. Hồi đáp ứng tuyển vào trường Cornell, Tyson được gặp gỡ vị giáo sư nổi tiếng trong một chuyến tham quan ngôi trường ngay sau đó. Sagan mời nhà thiên văn mới 17 tuổi ấy tới ngủ tạm ở ngôi nhà của ông nếu bão tuyết chặn đường xe bus về nhà.
Cuối cùng Tyson chọn Harvard thay vì Cornell, nhưng giờ đây ông cũng là người điều phối chương trình Cosmos, bản làm lại chương trình cũ với 13 phần (phát sóng trên National Geographic Channel và Fox vào tối Chủ nhật), chính chương trình đã làm Sagan danh nổi như cồn.

Carl Sagan, ảnh chụp bởi Evelyn Hofer

Lời mời gọi độc đáo, chuyến viếng thăm và mối dây liên hệ này thật đậm chất Carl Sagan.
Đời sống trên Vũ trụ
“Ông làm việc miệt mài cho các sinh viên của mình, cho họ việc làm, lo lắng cho sự rèn luyện của họ, nhiều người giờ đã ở những vị trí rất tốt,” William Poundstone, tác giả của Carl Sagan: A Life in the Cosmos (Tạm dịch: Carl Sagan: Một đời trên Vũ trụ) bộ bạch. “Nếu bạn nói chuyện với những người được ông truyền cảm hứng, những người hiểu biết về ông, bạn sẽ thấy họ đều mang tình cảm nồng nhiệt.”
“Sagan chắc chắn là nhà khoa học Mỹ nổi tiếng nhất trong thập niên 80 và cả những năm đầu thập niên 90,” chuyên gia, nhà báo khoa học Declan Fahy của Đại học American của Washington D.C nói “Sau khi Cosmos chạm tới nửa tỷ người xem ở 60 quốc gia, danh tiếng của ông đã nâng lên tầm mới,  Cuốn sách về chuỗi chương trình ấy đã có 70 tuần nằm trên danh sách bán chạy nhất.”
Nhưng Carl Sagan là ai? Nhà khoa học, người nổi tiếng, tác gia, giáo sư, người hoài nghi, người tư duy tự do, ông hơn rất nhiều một người dẫn chuyện chương trình truyền hình.
“Ông trở nên vĩ đại một phần bởi số lượng lớn đề tài ông theo đuổi,” David Morrison của NASA, giám đốc Trung tâm Carl Sagan về Nghiên cứu đời sống của trường đại học tại viện SETI, Mountain View, California kết luận. Morrison lấy làm kinh ngạc cả về bề rộng thành tựu của Sagan lẫn bản tính khiêm nhường của ông.

Carl Sagan, ảnh chụp năm 1974, khi ông đang là giáo sư Thiên văn học tại Đại học Cornell, Ithaca, New York.

Nhà khoa học
“Ông ấy làm việc miệt mài, 18 giờ mỗi ngày. Ông có một lòng hứng khởi cuồng nhiệt dành cho công việc của mình,” Poundstone kể. “Ông rất hợp với truyền hình, chắc chắn rồi, trông ông thật bình dị và thư giãn trong bộ jeans, các nhà khoa học khác không được như thế. Nhưng còn nhiều điều khác để nói về ông lắm.”
Là một nhà khoa học, Sagan đã đem lại dấu ấn đáng kể trong ngành khoa học về các hành tinh vào đầu thập niên 70, khi ông là một giáo sư trẻ tại trường Harvard, “vào lúc mà khoa học hành tinh còn là một vùng nước lặng tẻ ngắt,” như lời Poundstone.

Tìm đọc “Vũ trụ” cuốn sách khoa học hấp dẫn của Carl Sagan tại đây: https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/vu-tru/

Đầu tiên, Sagan dự đoán rằng hiệu ứng nhà kính sẽ làm không khí ở sao Kim nóng lên và làm tan chảy than chì, mà cùng thời đó vài nhà khoa học vẫn còn đang nghiên cứu xem phải chăng mây của sao Kim có đang che giấu đi các đại dương hay không, Morrison nói.
Sagan cũng xác định vùng khuất tối ở Sao Hỏa là những cao nguyên, còn các vùng sáng hơn thì là sa mạc đất bằng, căn cứ vào những cơn bão bụi. Những cơn bão này sau đó đã làm tình làm tội Tàu đổ bộ Mars Viking của NASA trong thập niên 70.
“Ông thực sự là một nhà khoa học vĩ đại với tầm nhìn tổng thể, với khả năng tính nháp, người có khả năng nhìn thấy những tiền đề cơ bản của khoa học và sự quan sát,” Morrison nói.
Trong sự kiện hai tên lửa Voyager được phóng năm 1977 để khám phá sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương, Sagan cũng là thành viên đội khoa học về hình ảnh. “Đó là trước khi danh tiếng của ông vụt lên đến đỉnh,” Morrisson, một học trò cũ của Sagan kể “ông ấy khi đó chẳng phải siêu sao gì hết, mà là một trong số chúng tôi.”
Người nổi tiếng
Sagan lãnh đạo đội gắn “Đĩa ghi vàng Voyager” [1] vào hai tàu vũ trụ ở hai tên lửa Voyager. Hai đĩa ghi vàng ấy (được gửi kèm với kim ghi âm), bao gồm các đoạn cắt của mọi thứ từ nhạc của Bach đến “Johnny B. Goode”, cùng với lời chào và âm thanh tự nhiên từ Trái đất.
Poundstone cho rằng, ở phạm vi rộng, Sagan được hưởng lợi vì đã lấp đầy một khoảng trống của khoa học, là ngành khoa học hành tinh, thứ sắp sửa bùng nổ với tri thức mới, là kết quả của các tàu NASA thăm dò và khám phá các hành tinh cùng hệ mặt trời từ đầu thập niên 60.
Các phóng viên nhà báo đổ về hướng Sagan trong các sứ mệnh này, Poundstone kể. “Họ biết được ai là người có khả năng giải thích.” Sagan sau cùng trở nên quen mặt trong chương trình Tonight Show (cũng như Tyson hiện nay trên chương trình Colbert Report của Comedy Central), một khách mời ưa thích của Johnny Carson.
Bị Carson nhại lại cách phát âm phụ âm trong từ “bill-ions and bill-ions” khi ở chương trình, Sagan đã nghĩ một ý lớn, thậm chí định mở một dòng cửa hàng theo chủ đề vũ trụ, thứ dự báo trước cho các cửa hàng mang chủ đề bảo tàng trong các trung tâm mua sắm hiện nay.
Sau năm 1980, khi Cosmos chuỗi chương trình PBS đã ra mắt, “mọi thứ thay đổi với Carl. Ông bị đe dọa tính mạng, phải di chuyển bằng xe limouisine và giữ lịch kín đặc.” Morrison kể. “Người ta không nhớ điều đó.”

Sagan làm chứng tại một phiên điều trần quốc hội năm 1985 về các tác động khí hậu, sinh học và chiến lược của chiến tranh hạt nhân.

Người hoài nghi
Đe dọa tính mạng một phần nảy sinh từ công việc của Sagan ở dự án Blue Book của Không lực Hoa Kỳ, dự án điều tra Vật thể bay không xác định (UFOs) vào thập niên 50 và 60. “Ông bắt đầu công việc với một tư duy cởi mở, nhưng rồi đi đến kết luận rằng chẳng có bằng chứng nào cho việc nguwoif ngoài hành tinh đến thăm Trái đất cả,” Poundstone nói. Tuy vậy, Sagan vẫn là một người ủng hộ mạnh mẽ cho khả năng tồn tại một sự sống ở nơi khác trong vũ trụ.
Sagan cũng công kích một trong những luận đề cũ của cuộc tranh luận về hiện tượng nóng lên toàn cầu ngày nay, với tư cách là chủ biên một nghiên cứu trên tạp chi khoa học năm 1983 nghiên cứu về chủ đề “mùa đông hạt nhân”. Mô hình khí hậu của nhóm nghiên cứu đã tìm thấy nhiệt độ âm trên toàn thế giới như là một hậu quả tất yếu của những đám mây bụi hình thành từ sự trao đổi hạt nhân giữa các nước siêu cường.
Ông đã chọc dận cả những người cuồng mộ UFOs lẫn những người hung hăng chỉ trích bản báo cáo mùa đông hạt nhân. Morrison nhớ lại rằng sau khi Sagan nhận được các lời đe dọa, “người ta đã phải giấu diếm số phòng của ông ấy ở trường Cornell, và ông phải đi làm qua cửa sau.” Trong thời đại mà một gã điên cuồng có thể gửi chất nổ tới cho các giáo sư, lời đe dọa ấy được chúng tôi coi là hết sức nghiêm túc.
“Khoa học hơn là một khối tri thức. Nó là một đường lối tư duy, một lối thăm dò vũ trụ trong sự nghi hoặc, với sự nhận thức rõ ràng về tính dễ lầm lẫn của con người,” Sagan nói trong cuộc phỏng vẩn cuối cùng của ông với Charlie Rose của PBS vào năm 1996. Ông mất trong năm đó do bệnh ung thư.
Sức mạnh của tư duy hoài nghi thấm đẫm trong cuốn sách của ông xuất bản năm 1995, “Thế giới bị quỷ ám: Khoa học như ngọn nến trong đêm”, cuốn sách tìm cách giải thích tư duy khoa học cho độc giả đại chúng. Nó cũng bao gồm một “bộ lọc chuyện vớ vẩn” cho những người hoài nghi.
Không phải chuyện gì Sagan cũng hoài nghi: ông ủng hộ việc dùng cần sa, ông cũng xuất hiện như “Mr. X”, một người hút cỏ thành công, trong cuốn sách của Lester Grinspoon, một người Harvard. Ông ủng hộ việc dùng cần sa cho mục đích y tế trong những năm cuối đời.

Sagan nói về tàu vũ trụ Voyager 2 tại Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực ở Pasadena, California, năm 1986.

Người phát ngôn
“Làm điều gì đó ý nghĩa,” Ann Druyan, người vợ thứ ba của Sagan, phát biểu trong sự kiện của Thư viện Quốc hội, nơi các ghi chép tài liệu của Sagan được gửi quyên góp vào bộ sựu tập. “Đó là tâm niệm cả đời của ông.”
Ann Druyan là người vợ thứ ba của Sagan, cũng là người cộng tác thường xuyên, là người cùng viết Cosmos bản gốc và cũng là thành viên trong nhóm sản xuất series mới.
Sagan viết 20 cuốn sách phổ thông (ông đọc – viết thay vì đánh máy) và hàng trăm nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, sự nổi tiếng mang lại cho ông nhiều lời chỉ trích từ các nhà khoa học khác, và cả một kẻ hợm hĩnh từ Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, khi ông được đề cử làm thành viên nhưng không có sự chấp thuận.
“Đó là bản chất con người thôi: ghen tị và phẫn uất,” Poundstone nói.
Ngày nay, Cosmos được nhớ đến vì đã mang đến cho đại chúng tư duy lớn về không gian và truyền cảm hứng cho các nhà khoa họ trẻ, Và ký ức về Sagan như một người bảo vệ lỗi lạc của khoa học dường như là di sản lớn nhất ông để lại.
“Sức ảnh hưởng của ông có thể được nhìn thấy trong thời nay, hầu hết các nhà khoa học có lý lịch nổi bật đều coi ông là nguồn cảm hứng,” Fahy nói. “Khi các tổ chức khoa học muốn kích thích hứng thú của công chúng với khoa học, một trong những ý tưởng đầu tiên họ nảy ra sẽ có hình hài thế này: “Chúng ta cần thêm nữa các Carl Sagan.”
Nếu ông ấy còn ở đây hôm nay, Poundstone nói, Sagan có thể sẽ lên tiếng mạnh mẽ vì khoa học theo cách riêng của ông, không ai bắt chước được, và ông sẽ nói bất kể khó khăn thế nào.
“Trong ít nhất 100 năm, chúng ta đã có những người nổi tiếng trong lĩnh vực khoa học,” ông nói. “Nhưng Sagan là người đầu tiên có cá tính đặc biệt phù hợp với thời đại truyền hình, và đó là nơi anh ấy tìm thấy bến đỗ cho mình.”

DAN VERGANO, NATIONAL GEOGRAPHIC

Bài gốc: https://news.nationalgeographic.com/news/2014/03/140316-carl-sagan-science-galaxies-space/

Dịch: Minh Hùng

 
 
Chú thích:
[1] Đĩa ghi vàng Voyager là một đĩa tư liệu lớn bằng nikel và vàng, được gắn ở trên cả hai con tàu Voyager 1 và 2, được đưa ra khỏi Trái Đất năm 1977. Hiện nay nó đang ở cách Trái Đất 15-17 tỷ km. Nó có nhiệm vụ như một sứ giả mang những hình ảnh, tư liệu chọn lọc về Trái Đất, văn hoá nhân loại đi khắp vũ trụ, với hi vọng một ngày nào đó, một nền văn minh ngoài Trái Đất sẽ có thể nhận được nó.
Thông điệp qua đĩa ghi vàng: “Đây là tài liệu về một thế giới xa xôi nhỏ bé, một dấu hiệu về âm thanh của chúng tôi, khoa học, hình ảnh, âm nhạc và những suy nghĩ tình cảm của chúng tôi. Chúng tôi sẽ cố gắng sống sót theo thời gian của chúng tôi để có thể sống cùng các bạn.”

Trào lưu văn học Mỹ (1): Thế hệ lạc lối

Chiến tranh thế giới thứ nhất, ban đầu được gọi là Đại Chiến, đã gây ra cái chết cho hơn chín triệu người, vốn được châm ngòi bằng vụ ám sát người sẽ thừa kế vương vị đế quốc Áo-Hung, Thái tử Franz Ferdinand nước Áo. Tuy nhiên, đây chỉ là ánh lửa châm vào đám quân đội hổ lốn, hiếu chiến và các phe phái phức tạp tạo nên hai lực lượng chính trị đối đầu nhau ở châu Âu: phe Hiệp ước và

Minh Tân

23/02/2023

Quan hệ Trung Quốc – Đài Loan: Vì sao căng thẳng?

Bất đồng quan điểm về tình trạng của Đài Loan đã châm ngòi cho căng thẳng giữa hòn đảo này và đại lục. Và Đài Loan có tiềm năng châm ngòi xung đột trong quan hệ Mỹ-Trung. Tóm tắt: Trung Quốc đã không còn toàn quyền kiểm soát Đài Loan từ 1949, nhưng Bắc Kinh vẫn xem hòn đảo này là một phần lãnh thổ quốc gia. Bắc Kinh từng thề rằng rồi đây họ sẽ “thống nhất” Đài Loan và lục địa, kể cả

Yến Nhi

04/12/2022

Sự lỡ hẹn của Giáo dục Montessori

Phương pháp của bà ấy là dành cho công chúng. Và thế rồi bỗng dưng nó trở thành một đặc ân. Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi sống trong một ngôi nhà cách căn hộ của chúng tôi vài dãy nhà — một ngôi nhà nhiều tầng theo phong cách Tudor, với trang trí màu đỏ và một ống khói bằng gạch và một sân chơi toàn bằng gỗ. Cửa sổ tầng một bị che khuất bởi những bụi cây cao xanh không tưởng,

Tô Lông

11/06/2022

Bốn học thuyết chi phối hệ thống truyền thông

Tổng hợp từ sách Bốn học thuyết truyền thông - Fred S. Siebert, Theodore Peterson, Wilbur Schramm Câu hỏi căn bản đặt ra khi nghiên cứu truyền thông là “Tại sao truyền thông lại có hình hài như ngày nay? Tại sao nó lại mang hình thức như hiện có, mang chức năng, mục đích như hiện có ở từng quốc gia khác nhau?” Có rất nhiều hướng để phân tích nền truyền thông của một quốc gia: từ góc độ điều kiện kinh tế,

Minh Hùng

15/01/2020

Chủ nghĩa lãng mạn: Từ cảm hứng giải phóng cá nhân đến cái lồng mới của nhân loại

Romanticism được dịch sang từ Hán Việt là Chủ nghĩa lãng mạn. “Lãng mạn” theo nghĩa đen là con sóng tràn đầy; theo nghĩa bóng là chỉ sự buông thả, phong lưu, không chịu ràng buộc của luân lý. Lối dịch này có lẽ do ảnh hưởng từ cách dịch của các nhà văn hiện đại Trung Quốc. Lối hiểu này nghe có vẻ hợp lý và gần nghĩa nhưng vô tình làm giảm đi triết lý của “romanticism”, và đưa “romanticism” đến gần với