Home Đọc Những khái niệm và thuật ngữ chính trong Thế giới như là Ý chí và Ý niệm

Những khái niệm và thuật ngữ chính trong Thế giới như là Ý chí và Ý niệm

Thiên Trang

05/02/2024

Toàn bộ tác phẩm Thế giới như Ý chí và Ý niệm được viết và chỉnh sửa qua nhiều năm, nhưng phong cách trình bày không đổi và nói chung thống nhất ở mặt sử dụng thuật ngữ. Tác giả đưa ra lý thuyết, sau đó minh hoạ qua nhiều ví dụ về âm nhạc, hội hoạ và mỹ thuật. Để thấu hiểu hơn các ví dụ của ông, ta cần nắm được các khái niệm quan trọng. 

Arthur Schopenhauer là người đi đầu trong quan điểm rằng thế giới hiện tượng là biểu hiện của một lý trí mù quáng và vô lý tính, dựa trên Chủ nghĩa Ý niệm (Idealism) siêu nghiệm của Kant, vốn chối bỏ mọi quan niệm hiện thời ở Đức. Vậy nên có một sự khác biệt cơ bản phát sinh giữa Idealism và Voluntarism, cũng như cách ông sử dụng nhiều thuật ngữ khác. Schopenhauer xác định Idealismus với luận điểm cho rằng thế giới bên ngoài nằm trước mắt ta trong không gian và thời gian là những biểu hiện của chủ thể nhận thức. Để khẳng định theo một cách khác, ông cho rằng Idealismus xem thế giới vật chất của các đối tượng không gian và thời gian đứng trong mối quan hệ nhân quả chỉ là sự trình bày của chủ thể nhận thức. Ông ca ngợi George Berkeley là “Cha đẻ của Idealismus” và lập luận rằng bản thân triết học là Idealismus, vì nó phải bắt đầu bằng các sự kiện của ý thức, vốn tự nó giả định trước mối tương quan giữa chủ thể và đối tượng. Đó là lý do tại sao ông bác bỏ quan điểm của Fichte vì Fichte gắng rút ra đối tượng từ chủ thể. Còn “Voluntarism” miêu tả triết Schopenhauer có nguồn gốc chính từ Voluntas, tức “Ý chí” thường đề cập đến bất kỳ quan điểm nào coi lý trí và trí tuệ là phụ thuộc hoặc thứ yếu so với Ý chí. 

Schopenhauer cũng thừa hưởng từ “Vorstellung” từ Kant, hiểu theo nghĩa đen là “thứ đặt trước”, đây là từ khiến cho chính những dịch giả Anh ngữ cũng gặp khó khăn. Trở lại với Berkeley và Descartes là người Schopenhauer thường nhắc tới, mỗi tác giả này lại sử dụng từ mà chúng tôi dịch là “ý niệm” để chỉ ra bất kỳ vật nào mà ta nhận thức, vì thế mà Schopenhauer coi mọi đối tượng thể hiện với chủ thể là một Vorstellung. Ý niệm này tuy nhiên lại khác với Ý niệm của Plato được Schopenhauer nhắc tới thường xuyên, tức là những hình thái vĩnh cửu, tuyệt đối, mà mọi ý niệm khác chỉ là sự thể hiện (Vorstellung) của những hình thái này. Dịch như “Forestilling” trong tiếng Nauy, nó cũng được sử dụng để chỉ sự trình bày và biểu diễn, cái mà một chủ thể thấy được, mà họ trình bày, biểu diễn cho chính mình.

Khác biệt giữa bản dịch tiếng Anh và tiếng Nauy của “Thế giới là ý niệm của tôi”: Trong khi bản dịch tiếng Anh dịch là “Điều này ứng nghiệm với vạn vật” thì bản dịch tiếng Nauy lại là “Đây là sự thật về vạn vật”.

Schopenhauer cũng là một trong những triết gia đầu tiên phổ biến các khái niệm triết Đông phương như chủ nghĩa khổ hạnh (Askesis), tức sự chối bỏ lý trí. Tuy ông có liên hệ những những từ như “quietism” (thánh khiết) và “mysticism” (thần bí học) với sự chối bỏ ý chí, và ta nên lưu ý là ông giới hạn “askesis” trong việc tu hành Ki-tô giáo, Hindu giáo và Phật giáo. Như vậy, người khổ hạnh cố tình phá vỡ ý chí bằng cách từ chối những điều dễ chịu (những điều thỏa mãn ý chí); tìm kiếm những điều khó chịu trong cuộc sống (những điều trái với ý chí); và liên tục hành hạ ý chí bằng sám hối và tự trừng phạt. Đặc biệt, vì coi thân xác là sự khách thể hóa của ý chí nên ông đã gắn trực tiếp quan niệm hẹp của mình về chủ nghĩa khổ hạnh với việc hành xác. Khi đi sâu vào sự khổ hạnh, ông nhận thấy xu hướng tìm kiếm nỗi đau khổ, và do đó ông đặt nó đối đầu với sự vị kỷ, ác ý và lòng trắc ẩn. (Trong một lá thư gửi Johann August Becker, ngày 10 tháng 12 năm 1844, ông nói rằng động cơ này có giá trị khổ hạnh hơn là giá trị đạo đức.) Do đó, ông tuyên bố rằng việc những người khổ hạnh ăn ít và bỏ bê sức khỏe, bố thí tài sản của mình để xoa dịu nỗi đau khổ của người khác, chấp nhận mọi tổn hại do người khác gây ra và chấp nhận nỗi đau khổ của họ, thực hành khiết tịnh và phủ nhận xung lực tình dục chính là sự khẳng định mạnh mẽ nhất về ý chí và phương tiện qua đó ý chí sống không ngừng đổi mới. Hơn nữa, ông tuyên bố rằng hình thức khổ hạnh cực đoan nhất là tự nguyện chết vì đói, và ông lập luận rằng đây là hình thức tự sát duy nhất miễn nhiễm khỏi chỉ trích đạo đức. Giống như tất cả các trường hợp phủ nhận ý chí, Schopenhauer lập luận rằng bản thân thực hành khổ hạnh không tạo ra sự phủ nhận này, vì đó là hành động tự do của ý chí. Hơn nữa, giống như tất cả các trường hợp từ chối ý chí, con người phải đấu tranh không ngừng để duy trì tình trạng này cũng như sự sống. Do đó, ông viết rằng những cá nhân đã từ chối ý chí mới thực hành khổ hạnh nhằm quay trở lại trạng thái ấy. Vì lý do này, ông đã rút ra mối liên hệ chặt chẽ giữa khổ hạnh, thánh khiết và thần bí, và ông lập luận rằng bất cứ ai tuyên xưng cái này thì sẽ dẫn đến cái kia. 

Một trong những khái niệm không có từ tương đương trong tiếng Anh, đó là Gewissen. Trong tiếng Nauy, một ngôn ngữ khá gần với tiếng Đức, từ này là “Samvittighen”, có thể được miêu tả theo mức độ xấu tốt tuỳ vào nhận thức của mỗi người. Từ “tâm địa” của tiếng Việt có thể là một diễn giải sát nghĩa cho từ này, như khi ta mô tả tâm địa xấu, tâm địa tốt, nhưng lại không thể hiện được mức độ, ví dụ như “”etter beste evne og samvittighet”, tức “tuỳ theo khả năng và tâm địa tốt nhất của một người”, vì thế lựa chọn cuối cùng của tôi là giữ từ “lương tâm”, bởi nó cũng ám chỉ đến mặt xấu là “vô lương tâm”. Schopenhauer cũng có cùng tư duy khi phân biệt thú vật (Tiere) và con người, theo ông sự khác biệt không phải ở loài, mà cũng ở mức độ. Ông cho rằng ý chí ở cả hai là như nhau, mặc dù con người thể hiện nó rõ ràng hơn, và lý luận rằng việc sở hữu ý chí đã tách biệt con người với thú vật, nhưng ý chí vẫn là lực chủ yếu điều phối hành vi. Tương tự, sự vị kỷ, khao khát tồn tại và hạnh phúc là động lực chủ đạo cho tất cả, nhưng con người có khả năng trừu tượng nên mới có thể theo đuổi mục tiêu ấy theo cách có hệ thống. Thế nên động vật bị chi phối bởi những gì nhất thời, trong khi con người có thể được thúc đẩy bởi những gì trừu tượng hơn. Một đặc điểm thú vị trong triết Schopenhauer là ông không tin lý trí của con người khiến ta siêu việt hơn so với động vật, hay là điều làm nên nền tảng đạo đức như Kant nói. Kết quả là ông chỉ trích sự thiếu nghĩa vụ đạo đức với động vật, và tự hào cho rằng đạo đức của ông dựa trên lòng trắc ẩn, do chúng cũng chịu đựng như ta. Ông còn tuyên bố một số động vật bậc cao thể hiện được lòng trắc ẩn, qua đó ca ngợi Ấn giáo và Phật giáo.

Một từ nữa cần nhắc đến trong bản tiếng Anh là “knowledge”, trong tiếng Đức có từ tương đương là “wissen”, hai từ này chỉ thông tin, tri thức. Schopenhauer cho rằng biết điều gì đó tức là có nhận thức về một phán đoán đúng. Vì quan năng lý trí chịu trách nhiệm hình thành các phán đoán qua việc kết hợp các khái niệm, ông cho rằng lý trí là khả năng tri thức. Khi phân tích Nguyên tắc đủ lý tính, ông cho rằng sự thật có thuộc tính liên quan tới các phán đoán, tức sự thật của bất kỳ phán đoán nào đều dựa trên một cái gì đó khác với chính nó, dựa trên nền tảng nào đó bên ngoài. Chỉ ra bốn gốc rễ là nền tảng chân lý, ông cũng công nhận bốn loại chân lý là logic, thực nghiệm, siêu nghiệm và siêu hình. Ở chương 17, tập thứ hai của tuyển tập, ông mô tả siêu hình của mình là Wissen, rút ra từ trực giác (Anschauung), về thế giới bên ngoài và tự ý thức, lưu giữ trong khuôn khổ những khái niệm. Trong khi đó, “understanding” (der Verstand; tiếng Nauy: forstand) là một trong ba khả năng hoặc quan năng nhận thức mà Schopenhauer gán cho con người, và nó là thứ mà cùng với cảm năng cũng có ở các động vật không phải con người. Schopenhauer xem sự hiểu biết có một chức năng: nhận thức tức thời, không phản tư và phi khái niệm về mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả. Ông lập luận rằng nhận thức của ta về thế giới bên ngoài, về những biểu hiện trực quan, là sản phẩm của việc áp dụng nhân quả một cách vô thức và ngay lập tức vào các giác quan. Sự hiểu biết quy định nguyên nhân gây ra những cảm giác này, với nguyên nhân từ một vị trí trong không gian. Nói cách khác, Schopenhauer cho rằng sự hiểu biết lấy nguyên liệu thô từ các cảm giác và biến chúng thành những ý niệm, từ đó tạo nên một thế giới bên ngoài được coi là khác biệt với chủ thể nhận thức. Đương nhiên, Schopenhauer bác bỏ quan điểm của Immanuel Kant về sự hiểu biết như một khả năng phán đoán áp dụng các khái niệm hoặc phạm trù vào trực giác để có nhận thức về một đối tượng bên ngoài. Ông cho rằng trực giác đã là ý thức về sự vật. 

Thuật ngữ cuối cùng, quan trọng nhất và cũng là chủ đề thảo luận nhiều nhất không chỉ trong triết Schopenhauer, đó là “vật tự thân” (Ding an sich). Schopenhauer đã sử dụng thuật ngữ này, cũng như cái tương phản với nó, tức hình thức, từ Kant. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì ông cho rằng sự phân biệt giữa vẻ bề ngoài và vật tự thân là một trong những phân biệt quan trọng nhất từng có trong triết học, và gọi nó là “Công lao lớn nhất của Kant,” và ông lên án những người hậu Kant như Fichte, Schelling, và Hegel vì đã chối bỏ góc nhìn ấy của Kant. Tất nhiên, Schopenhauer vẫn giữ nguyên sự khác biệt này và nó được coi là một trong những cơ sở sâu sắc mà ông trung thành với Kant. Hơn nữa, ông còn khẳng định rằng, bằng cách chứng minh rằng ý chí là “ding an sich”, ông đã hoàn thiện triết lý Kant. Quả thực, ông cũng lập luận rằng bất cứ khi nào Kant gần như làm sáng tỏ vấn đề thì ông cũng đã đạt được như vậy bằng cách thể hiện nó như là ý chí. Do vậy, ta cần lưu ý rằng mỗi khi Schopenhauer nhắc tới vật tự thân trong tác phẩm này thì sự đề cập ấy có thể theo nghĩa chỉ trích Kant, nhưng đôi lúc cũng là để trình bày quan điểm của ông. 

Kant lập luận rằng ta chỉ có thể có trải nghiệm về bề ngoài chứ không phải vật tự thân. Tuy nhiên, giới học giả đã nhận ra rằng có một sự mâu thuẫn, vì về mặt khái niệm ông trình bày sự khác biệt giữa hình thức và vật tự thân như khác biệt về nhận thức, còn về mặt bản thể học, như một sự phân biệt giữa những cái tồn tại. Trong nhận thức luận, Kant trình bày “ding an sich” như một trong hai khía cạnh mà theo đó các đối tượng của kinh nghiệm có thể được xem xét. Theo đó, ta chỉ có thể có kiến thức về sự vật khi chúng xuất hiện trong kinh nghiệm và ta không thể có kiến thức về chúng ngoài các hình thức nhận thức tiên nghiệm, vốn là cấu trúc tạo nên trải nghiệm của chúng ta về sự vật. Nói cách khác, ta không thể có kiến thức về sự vật một cách độc lập ngoài những điều kiện tạo nên trải nghiệm. Ông lập luận, ta có thể nghĩ về mọi vật tự thân, các thành phần trải nghiệm của chúng ta mà không cần đến những hình thức này. Tuy nhiên, ở mặt bản thể học, Kant lại cho rằng có những đối tượng khác với những đối tượng trải nghiệm của chúng ta, đó là bản thân các sự vật, và chúng không thể được biết.

Schopenhauer coi việc Kant phân biệt giữa hình thức bên ngoài và vật tự thân ấy, mà ông cho rằng nguồn gốc của nó đến từ triết Locke, là một sự phân biệt về bản thể học. Ông tuyên bố rằng Kant xem vật tự thân là nguyên nhân dẫn đến trải nghiệm của ta về sự vật. Đây là một cách sử dụng siêu việt của phạm trù nhân quả, một phạm trù mà chính Kant thừa nhận là có giá trị chỉ trong kinh nghiệm của ta và không bao giờ áp dụng được cho vật tự thân. Thay vì xem vật tự thân là nguyên nhân của những trải nghiệm của chúng ta, Schopenhauer cho rằng nó là nội dung và bản chất bên trong của mọi hiện tượng; rằng mọi thứ trong tự nhiên đều đồng thời là hình thức bên ngoài và vật tự thân, và siêu hình học của ông đã chứng minh rằng ý chí chính là cái mà Kant gọi là sự vật tự thân. 

Các tác giả mỗi người lại sử dụng các thuật ngữ theo mỗi cách khác nhau, và danh sách của chúng có thể dài vô hạn. Vì vậy trên đây chỉ nêu vài thuật ngữ quan trọng trong Thế giới như là Ý chí và Ý niệm, và hy vọng những diễn giải cho những thuật ngữ này có thể làm sáng tỏ phần nào một vài khác biệt trong các tác phẩm của Schopenhauer. 

 

Thiên Trang, dịch giả của Những tiểu luận về tồn tại của Schopenhauer, Bàn về nền tảng đạo đứcThế giới như là Ý chí và Ý niệm

> Tìm hiểu thêm & Đặt mua Thế giới như là Ý chí và Ý niệm của Schopenhauer do Thiên Trang dịch.

 

Lược sử tư tưởng Schopenhauer

Arthur Schopenhauer (sinh ngày 22 tháng 2 năm 1788 ở Danzig, Phổ [nay là Gdańsk, Ba Lan], mất ngày 21 tháng 9 năm 1860 ở Frankfurt am Main [Đức]) là  triết gia người Đức, được mệnh danh là “triết gia của chủ nghĩa bi quan”. Ông được biết đến nhiều nhất với tư cách là người ủng hộ học thuyết siêu hình về ý chí hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa duy tâm của Hegel. Các tác phẩm của ông đã ảnh hưởng đến

Minh Hiền

24/03/2024

Schopenhauer và những góc nhìn về phụ nữ

Ngoài cái tên của Kant hay bị đem ra làm trò đùa chơi chữ với từ tiếng Anh “can” và “cannot” thì có lẽ bức thư của Johanna Schopenhauer gửi tới con trai Arthur Schopenhauer là thứ phổ biến thứ hai được đưa vào văn hoá đại chúng với nội dung rất đáo để:  "Anh không phải là người xấu xa, cũng không hề ngu dốt hay thất học; anh có mọi thứ cống hiến được cho xã hội loài người. Tôi hiểu rõ anh

Thiên Trang

06/02/2024

Những kẻ “gác cổng” ngôn ngữ: Giới hạn nằm ở đâu?

Book Hunter: Khi Book Hunter xuất bản tác phẩm "Thế giới ý chí và ý niệm" của Arthur Schopenhauer trong quý I - 2024 do Thiên Trang dịch, bên cạnh việc nhận được rất nhiều sự yêu mến của độc giả, chúng tôi cũng nhận được một cuộc công kích trên mạng xã hội với danh nghĩa "nhặt sạn" bản dịch. Những hoạt động "nhặt sạn" này mang tính chất phủ nhận và cáo buộc bản dịch của Thiên Trang là chỉ sử dụng Google

Thiên Trang

12/03/2024

Chặng đường tôi đến với triết học và Schopenhauer

Gần 15 năm trước, khi gia đình hối thúc học tập chuẩn bị cho quá trình thi đại học, tôi không một lần nghĩ tới những điều như sách vở hay kiến thức, mà chỉ quan tâm đến nghề nghiệp. Các lựa chọn phổ biến tại Việt Nam thời đó đương nhiên là khối Kinh tế-Tài Chính, quan hệ công chúng, ai thích thực dụng hơn nữa thì kỹ thuật, cơ khí. Lựa chọn các ngành Xã hội gần như bị chê cười, còn Triết

Thiên Trang

06/02/2024