Home Sống Hội đồng Liên hợp quốc nhất trí: Môi trường trong sạch là quyền của con người

Hội đồng Liên hợp quốc nhất trí: Môi trường trong sạch là quyền của con người

Hội đồng Nhân quyền cũng chỉ định báo cáo viên đặc biệt để giám sát tác động của khủng hoảng khí hậu đối với các quyền con người.

Hội đồng Nhân quyền đã thông qua nghị quyết về môi trường sạch với số phiếu 43-0, đồng thời kêu gọi các quốc gia tăng cường khả năng cải thiện môi trường. Ảnh: Jerome Gilles/NurPhoto/REX/Shutterstock

Cơ quan nhân quyền chính của Liên hợp quốc đã bỏ phiếu áp đảo để công nhận quyền có môi trường an toàn, sạch sẽ, lành mạnh và bền vững là quyền con người, và chỉ định một chuyên gia để giám sát nhân quyền trong bối cảnh khí hậu đáng quan ngại.

Hội đồng Nhân quyền đã thông qua nghị quyết về môi trường trong sạch với số phiếu 43-0, đồng thời kêu gọi các quốc gia tăng cường khả năng cải thiện môi trường. Trong khi đó, bốn quốc gia thành viên gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Nga bỏ phiếu trắng.

Bà Lucy McKernan, phó giám đốc vận động của Liên hợp quốc tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, nhận định biện pháp môi trường trong sạch là một “tiến bộ quan trọng” giúp giải quyết cuộc khủng hoảng môi trường toàn cầu.

Bà phát biểu rằng: “Sự công nhận toàn cầu đối với quyền này sẽ giúp trao quyền cho các cộng đồng địa phương bảo vệ sinh kế, sức khỏe và văn hóa trước sự tàn phá môi trường, đồng thời giúp các chính phủ xây dựng luật và chính sách bảo vệ môi trường vững mạnh và chặt chẽ hơn.

Một nghị quyết khác đề xuất nhiệm kỳ ba năm cho vị trí “báo cáo viên đặc biệt”, người sẽ theo dõi “những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu (bao gồm cả những thảm họa xảy ra đột ngột và từ từ) ảnh hưởng ra sao đến việc thụ hưởng đầy đủ và hiệu quả các quyền con người”.

Dự thảo được thông qua với số phiếu 42-1. Trong đó, Nga phản đối, còn Trung Quốc, Eritrea, Ấn Độ và Nhật Bản bỏ phiếu trắng.

Các cuộc bỏ phiếu diễn ra vào ngày thứ hai của kỳ họp mùa thu của hội đồng 47 thành viên. Trong đó, cuộc bỏ phiếu đã thông qua việc một báo cáo viên đặc biệt đến giám sát quyền con người ở Afghanistan (một phiếu phản đối của Pakistan) và kết thúc nỗ lực giám sát quyền con người ở Yemen, đất nước bị chiến tranh tàn phá.

Nguồn: The Guardian

6 quy định pháp lý liên quan đến khai thác, chuyển đổi rừng đặc dụng bạn cần biết

Rừng đặc dụng có vai trò to lớn với thiên nhiên và con người. Rừng không chỉ giúp chúng ta bảo tồn hệ sinh thái, các loài động thực vật, mà còn hỗ trợ các công tác nghiên cứu khoa học, bảo vệ khu di tích lịch sử văn hóa, hay du lịch nghỉ dưỡng, tùy thuộc vào loại rừng đặc dụng. Trong những năm gần đây, tỉ lệ khai thác rừng đặc dụng tại nước ta ngày một gia tăng. Đặc biệt, các dự

Suối thượng nguồn cạn & câu chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh nên được kể thế nào?

Điều thôi thúc tôi viết bài viết này chính là con suối Lũng Vầy ở tỉnh Hà Giang, một con suối đang bị “bức tử” bởi xả thải và các hoạt động khai khoáng ở thượng nguồn. Tôi chưa từng đến đây, cũng chẳng quen biết bất cứ người dân nào tại khu vực này. Bài phóng sự “Bức tử dòng suối huyết mạch ở Hà Giang” được đăng tải trên báo Thanh Niên đúng lúc tôi đang có phiên trò chuyện tại group Read&Chat

Tại sao những giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên cho vấn đề khí hậu lại bị ngó lơ?

Các sáng kiến có nền tảng dựa trên thiên nhiên, chẳng hạn như trồng rừng đước và tái sinh vùng đất ngập nước, đã chứng tỏ hiệu quả trong việc giúp các cộng đồng chống chịu tốt hơn với biến đổi khí hậu. Nhưng nguồn tài trợ quốc tế lại lấy tiền từ những giải pháp này để đầu tư vào những dự án kỹ thuật tốn kém và thiếu hiệu quả hơn. Ở vùng bờ thấp đảo Java của Indonesia, những năm gần đây

Các doanh nghiệp kéo dài khủng hoảng mất diện tích rừng

Đa số các công ty và tổ chức tài chính có ảnh hưởng đang hành động ít hoặc không làm gì với việc sụt giảm diện tích rừng – đang làm suy giảm các mục tiêu khí hậu toàn cầu. Các công ty và tổ chức tài chính có thế lực đang kìm hãm các hành động toàn cầu về biến đổi khí hậu và có nguy cơ gây thiệt hại cho chính các doanh nghiệp của họ do không giải quyết được vấn nạn

Phản biện bộ phim “Cuộc sống trên hành tinh chúng ta” của David Attenborough

David Attenborough thân mến, đó quả thực là một bộ phim tài liệu đẹp trên Netflix. Nhưng những “giải pháp” của ông còn tàn phá tự nhiên nhiều hơn. Thưa ông David Attenborough, Gần đây tôi đã được xem bộ phim mới của ông - Cuộc sống trên hành tinh chúng ta - một phim tài liệu thật đẹp nói về sự suy giảm sinh thái tự nhiên trên toàn cầu. Bộ phim như viên thuốc đắng phục vụ kèm một món tráng miệng ngọt

Vân Trần

19/11/2020