Home Sống Biến đổi khí hậu – Một câu chuyện chẳng hề xa lạ

Biến đổi khí hậu – Một câu chuyện chẳng hề xa lạ

Book Hunter

24/08/2023

Bài viết dự thi KỂ CHUYỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU nhân dịp xuất bản cuốn sách “Khí Hậu – Câu Chuyện Mới” của Charles Eisenstein do Book Hunter tổ chức.

 

Phu nhân của thủ tướng Canada Justin Trudeau đã nói rằng “Biến đổi khí hậu là bài kiểm tra đánh giá trí thông minh, lòng trắc ẩn và ý chí con người. Nhưng chính chúng ta cũng là thử thách đối với khí hậu”. Thật vậy trong những năm gần đây môi trường sống của chúng ta đang ngày càng gánh chịu nhiều tổn hại bởi thiên tai, bão lũ, hạn hán xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều hơn. Nguyên nhân xảy ra những hiện tượng này là do sự biến đổi khí hậu trên toàn Trái Đất. Và có thực sự những hiện tượng cực đoan và thiên tai xuất hiện ngày càng nhiều là hiện tượng tự nhiên của thiên nhiên?. “Không”. Mà đó còn là một phần nguyên nhân do con người chúng ta tác động lên. Và biến đổi khí hậu là vấn đề của không chỉ riêng ai mà cả thế giới đang đối mặt với nó, đó là thách thức lớn đối với loài người. Vậy biến đổi khí hậu là gì? Diễn biến ngày nay của nó như thế nào?

Biến đổi khí hậu được định nghĩa là sự thay đổi của khí hậu và của những thành phần liên quan gồm đại dương, đất đai, bề mặt Trái đất, và băng quyển như tăng nhiệt độ, băng tan, và nước biển dâng…Biến đổi khí hậu đã và đang trở thành vấn đề “nóng” của mỗi quốc gia. Hằng năm chúng ta luôn nghe báo đài và thời sự nói về biến đổi khí hậu ngày càng tăng về số lượng và mức độ tàn phá của nó ngày càng lớn, đã tác động trực tiếp đến đời sống của con người. Các số liệu mà Liên Hợp Quốc đã công bố vào ngày 28/2 cho thấy có đến hơn một tỷ người ở các vùng ven biển đối mặt với nguy cơ ngập lụt vào giữa thế kỷ, gần 50% dân số thế giới trong “vùng nguy hiểm” vì biến đổi khí hậu và 14% số loài sinh vật trên cạn phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng “rất cao” nếu nhiệt độ toàn cầu tăng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Để chúng ta có một cái nhìn thực tế thì hiện nay chúng ta đang chịu ảnh hưởng của hiện tượng El Nino đang diễn ra mạnh mẽ tại nước ta và trên thế giới, khiến thời tiết nắng nóng cao kỷ lục từng được ghi nhận. Các nhà khí tượng học cho rằng hiện tượng El Nino lần này, cùng với sự nóng lên quá mức do biến đổi khí hậu, sẽ khiến thế giới phải chịu mức nhiệt cao chưa từng có trước đây. Hiện nay trong đời sống sinh hoạt hằng ngày thì chúng ta cũng có thể dễ dàng cảm nhận được tiết trời nóng bức cao hơn qua các năm và dẫn đến các hiện tượng sốc nhiệt ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Và các báo đài hiện nay cũng đưa tin nhiệt độ ngoài trời ở nước ta tại một số tỉnh thành lên đến 50 độ C khiến mặt đường bốc hơi và xuất hiện các ảo ảnh. Không chỉ ở nước ta mà các nước trên thế giới cũng lần lượt ghi nhận nhiệt độ này như: Mỹ, Pakistan, Thái Lan, Iraq, UAE, Ấn Độ…Và vì đâu mà xuất hiện hiện tượng này? Đó là do sự công nghiệp hóa, đô thị hóa, các nhà máy, xí nghiệp mọc lên như nấm sau mưa góp phần làm cho Trái Đất ngày càng nóng hơn bao giờ hết. Chính con người đang lặng lẽ thay đổi khí hậu mà không hề hay biết. Và vào năm 2023 các nhà khoa học cũng đã thông báo “Trái Đất hiện nay không còn là nơi lý tưởng cho con người sinh sống”. Đó là một tuyên bố và là một vấn đề để ta phải nhọc lòng suy ngẫm.

Nguyên nhân trực tiếp gây ra các vấn đề nêu trên là hiệu ứng nhà kính. Theo các nguyên cứu thì hiệu ứng nhà kính tự nhiên giúp duy trì và phát triển sự sống trên Trái Đất. Nhưng dưới tác động khí thải ra môi trường trong hoạt động sản xuất và phát triển công nghiệp, hiệu ứng nhà kính sẽ diễn biến phức tạp và biến đổi theo hướng tiêu cực. Vậy nhưng đó chỉ là nguyên nhân trên bề mặt. Nguyên nhân sâu xa, là nguồn cơn của mọi chuyện lại chính là do con người. Sự tác động của con người tới thiên nhiên như: chặt phá rừng mất cân bằng sinh thái, sử dụng hóa chất độc hại, chất thải đô thị xả trực tiếp ra môi trường bên ngoài mà không qua xử lí đã làm thủng tầng ozon gây nên hiệu ứng nhà kính và tình trạng nóng dần lên của Trái Đất. Ngoài ra hiện nay băng ở hai cực tan dần làm mực nước biển tăng lên cùng với quá trình đô thị hóa với các tòa cao ốc chọc trời và khai thác mạch nước ngầm quá mức đã làm cho thành phố dần sụp lún đi và có nguy cơ bị xóa vào cuối thế kỉ XXI. Các thành phố được NASA cảnh báo sẽ bị nhấn chìm bởi nước biển như: New Yor (Mỹ), Jakarta (Indonesia), Bangkok (Thái Lan),Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam)…Bên cạnh đó con người không ngừng xây dựng, đục khoét Trái Đất, xây hầm, khai thác mỏ làm biến dạng lớp vỏ Trái Đất. Con người với những hận thù, tham vọng bá chủ thế giới, không ngừng chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, bom đạn, gây chiến tranh liên miên. Con người đang tận diệt chính bản thân và dằn xé đất mẹ của mình.

Những việc làm của con người chúng ta đã làm đang chọc giận mẹ thiên nhiên báo hiệu cho sự kết thúc của Trái Đất vào một ngày không xa. Rồi đến một ngày nào đó, nhân loại sẽ bị diệt vong do chính việc làm mà mình đã gây ra. Và điều đó đang xảy ra ngay trong chính cuộc sống của chúng ta, diễn ra hằng ngày, hàng giờ. Trước tiên, biến đổi khí hậu và lượng cacbon dioxit ngày càng tăng cao đang thử thách lên môi trường sống của chúng ta. Hậu quả là thiếu hụt nguồn nước ngọt, không khí bị ô nhiễm nặng, năng lượng và nhiên liệu khan hiếm (vấn đề đang nhức nhối tại nước ta trong thời điểm hiện nay và dẫn đến tập đoàn điện lực Việt Nam phải cắt điện luân phiên và kêu gọi người dân tiết kiệm điện để đảm bảo nguồn cung được ổn định). Và kéo theo là hàng loạt các vấn đề y tế, xã hội liên quan khác không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta mà còn là vấn đề sinh tồn trên chính đất mẹ của mình.

Không chỉ vậy, nhiệt độ Trái Đất tăng cao nhanh chóng đang làm cho các loài sinh vật dần mất môi trường sống và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Các nhà sinh vật học nhận thấy đã có một số loài động vật di cư đến vùng cực để tìm môi trường sống có nhiệt độ phù hợp. Ngoài ra một phát minh đang dẫn con người đến gần hơn với lưỡi hái của tử thần đó là “các sản phẩm bằng nhựa”. Con người vứt rác thải nhựa ra môi trường tự nhiên làm phá hủy môi trường sinh thái. Mỗi loại chất nhựa có số năm phân hủy khác nhau với thời gian rất dài, hàng trăm năm có khi tới hàng nghìn năm. Các loài động vật khi ăn phải rác thải nhựa có thể chết, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng, gây mất cân bằng sinh thái. Rác thải nhựa không được xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến không khí và môi trường nước. Khi đốt, rác thải nhựa sẽ sinh ra chất độc đi-ô-xin, furan gây ô nhiễm không khí, gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, làm giảm khả năng miễn dịch, gây ung thư…Không ai đang hãm hại con người chỉ có chính chúng ta đang hại chết chính mình.

Về lĩnh vực kinh tế các thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra đang ngày càng tăng theo cấp số nhân. Các cơn bão gây thất thoát mùa màng, dịch bệnh phát tán, tàn phá nhà cửa… Khiến chúng ta phải tiêu phí hàng tỷ đô la để khắc phục. Khí hậu khắc nghiệt càng thâm hụt về mặt kinh tế và ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Người dân phải chịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang; các chính phủ phải đối mặt với việc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm sút đáng kể, nhu cầu thực phẩm và nước sạch của người dân sau mỗi đợt bão lũ rất cấp thiết, chi phí khổng lồ để dọn dẹp tàn dư mà cơn bão để lại là không thể đo lường được. Đó là chúng ta còn chưa kể đến các trận thảm họa về động đất và sóng thần. Trong đó tiêu biểu mà ta cần phải kể đến đó là trận thảm họa kép động đất – sóng thần năm 2011 tại Nhật Bản. Trận động đất kèm theo sóng thần đã tàn phá nặng nề 3 tỉnh Đông Bắc Nhật Bản là Iwate, Fukushima và Miyagi, khiến hơn 18.500 người thiệt mạng và mất tích, cùng nhiều nhà cửa bị hư hại. Thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 300 tỷ USD. Đó là một nỗi đau lớn của đất nước Nhật Bản trong thế kỷ mới. Sự đáng sợ của biến đổi khí hậu là một lời cảnh tỉnh cho con người cũng như cho ta thấy được sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên hùng vĩ.

 

Vào thế kỷ XXI thế giới đã chứng kiến một đại dịch khủng khiếp mang tên “Covid-19” là một đại dịch bệnh với tác nhân là virus SARS-COV-2 và các biến thể của nó đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung Quốc đại lục, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. Đại dịch đã tác động khủng khiếp đến con người, đã có 769.369.059 ca nhiễm 6.954.323 tử vong trên toàn thế giới (tính từ ngày 7 tháng 11 năm 2019 đến 15 tháng 8 năm 2023 được cập nhật bởi Our World in Data). Đại dịch đã thay đổi cả nền kinh tế, chính trị, văn hóa, hệ thống y tế, giáo dục, tâm lý xã hội… Những tác động mà đại dịch gây ra là một mất mát lớn cho toàn nhân loại trong thế kỷ XXI. Chúng ta đã mất đi người bạn, người thân và thậm chí là mất đi cả một gia đình. Sự mất mát này là không thể cân đo đong đếm được. Điều đó cho ta thấy được sự tàn khốc của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến sự sống còn của con người trên hành tinh này.

 

Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc” là một câu nói bất hủ của Lý Thường Kiệt. Ta có thể áp dụng nó trong ngay cả tình hình biến đổi khí hậu hiện nay. Trong khi chúng ta đang ở đây hứng chịu biến đổi khí hậu thì ta hãy ra tay ngăn chặn nó trước, chúng ta hãy tự cứu lấy mình bằng cách chung tay bảo vệ môi trường thông qua những hành động thiết thực nhất: Không tàn phá rừng, khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi, gây hủy hoại môi trường, làm mất cân bằng hệ sinh thái. Không thải dầu, mỡ, hóa chất độc hại, các chất thải từ các nhà máy, các rác thải nhựa vào nguồn nước; không chôn vùi, thải vào đất các chất độc; các quốc gia cam kết không sử dụng và sản xuất vũ khí hóa học, sinh học, không gây chiến tranh; đảm bảo an toàn và kiểm soát chặt chẽ các nhà máy điện hạt nhân để tránh sự cố khủng khiếp có thể xảy ra. Nhà nước phải xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, chúng ta cũng hãy làm những điều nhỏ nhặt nhất đó là không vứt rác bừa bãi, trồng nhiều cây xanh, hạn chế sử dụng bao bì nilon, tham gia các hoạt động về môi trường, hưởng ứng ngày Trái Đất… Và đặc biệt cần nâng cao ý thức cũng như kiến thức bảo vệ môi trường cho chính con em của mình – lứa tuổi gánh vác trên mình trọng trách của cả đất nước trong tương lai không xa.

Biến đổi khí hậu không chỉ là một vấn đề trừu tượng mà đã thâm nhập sâu vào cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Từ khí hậu bất thường, mất mát đa dạng sinh học đến sự biến đổi của môi trường sống, tác động của biến đổi khí hậu đã tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống con người. Để đối phó với thách thức này, chúng ta cần tập trung vào việc giảm thiểu tác động và tìm kiếm những giải pháp bền vững để bảo vệ hành tinh của chúng ta và tương lai của con cháu chúng ta. Giúp cuộc sống xung quanh chúng ta mỗi ngày thêm xanh – sạch – đẹp.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của mình!

 

Trần Duy Vinh

 

> Tìm hiểu thêm về cuốn sách Khí hậu: Câu chuyện mới – Charles Eisenstein

Thoái Tăng Trưởng là gì và tại sao có thể ngăn chặn biến đổi khí hậu

Cứu tinh cho biến đổi khí hậu có thể là một nền kinh tế chậm chạp. Không có cách nào khác khi nói về nó – vì biến đổi khí hậu ngày càng bao trùm lên cuộc sống của chúng ta, chúng ta sẽ phải thay đổi cách ta sống. Điều đó có nghĩa là phải chuẩn bị cho thời tiết bất thường hơn, thay đổi chế độ ăn uống, và sử dụng năng lượng sạch hơn. Nhưng, một ý tưởng về tăng trưởng kinh

Minh Tân

25/12/2022

RẤT TIẾC, NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN THỰC TẾ CÓ HẠI HƠN ĐỐI VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

James Temple         Canh tác hữu cơ chỉ giảm lượng khí thải nhà kính nếu bạn lờ đi thực tế rằng chúng đòi hỏi nhiều đất hơn.   Canh tác hữu cơ có thể làm giảm ô nhiễm khí hậu gây ra bởi nông nghiệp - điều này thật tuyệt vời nếu họ không cần nhiều đất hơn để sản xuất cùng một sản lượng thực phẩm. Việc dọn sạch đồng cỏ hoặc rừng để trồng đủ lương thực để bù cho sự chênh lệch

Mối đe dọa đối với ngành dược từ sự tuyệt chủng của thực vật

Một báo cáo mới cảnh báo hàng triệu sinh mạng có thể gặp rủi ro vì các loài thực vật cung cấp cơ sở cho hơn một nửa số thuốc kê đơn phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Tổ chức Bảo tồn Vườn Bách thảo Quốc tế (BGCI) cho biết: Việc mất cây cối và những cây cung cấp thuốc tự nhiên có thể gây ra một cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe toàn cầu. Các phương pháp chữa trị tiềm năng

Hành trình của Tê Tê

Bài viết dự thi KỂ CHUYỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU nhân dịp xuất bản cuốn sách "Khí Hậu - Câu Chuyện Mới" của Charles Eisenstein do Book Hunter tổ chức.     Ngọc Khuê - Khánh Linh - Thùy Dương   > Tìm hiểu thêm về cuốn sách Khí hậu: Câu chuyện mới - Charles Eisenstein

Cụt Đuôi

24/08/2023

Nữ quyền sinh thái: Trong đại dịch covid, cùng ngẫm về Nữ quyền & Thiên nhiên

Bài viết dự thi KỂ CHUYỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU nhân dịp xuất bản cuốn sách "Khí Hậu - Câu Chuyện Mới" của Charles Eisenstein do Book Hunter tổ chức.   Gánh trên lưng vai trò chăm sóc và nuôi dưỡng gia đình, người phụ nữ thường là những người bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề khi dịch bệnh, thiên tai, nạn đói xảy ra. Nhưng cũng bởi lẽ đó, phụ nữ đã và đang đóng vai trò tiên phong, hiệu quả trong