Home Tạo CHÍNH TRỊ KHÔNG BỀN VỮNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ NHIÊN

CHÍNH TRỊ KHÔNG BỀN VỮNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ NHIÊN

Các chính trị gia khiến nền kinh tế thiếu bền vững

Trong cuốn bestseller Chủ nghĩa Tư Bản Tự nhiên, một cuốn sách được các nhà môi trường và các vị điều hành doanh nghiệp ca ngợi hết lời khiến cho ấn bản Mỹ của cuốn sách đã bán hết veo trước ngày xuất bản, tác giả Paul Hawken, Amory Lovins và L. Hunter Lovins đã buộc tội chủ nghĩa tư bản truyền thống như môt thể chế “lợi ích tài chính” nhưng “lầm lạc thiếu bền vững trong sự phát triển nhân loại” – đang làm suy kiệt nhanh chóng những nguồn tài nguyên tự nhiên không thể khôi phục của chúng ta.1 Để thoát ra khỏi tình trạng cam go này, các tác giả kiến nghị rất nhiều thứ khác nhau, ví dụ đánh thuế ồ ạt và quy định phức tạp về mọi thứ mà họ không thích, từ điện được sản xuất ra và những nhiên liệu hóa thạch không thể tái tạo cho tới clorin và thuốc trừ sâu.  

Mặc dù được mô tả trong cuốn sách … của họ như là “ba trong số những bộ não xuất sắc nhất thế giới”, Hawken và anh em Lovin đã không nhận ra bằng chứng của họ thực tế đã cảnh báo ngược lại với những đề xuất giải pháp mang hướng chính trị của họ. Ví dụ, họ phát hiện ra một số thất bại về mặt chính sách của Mỹ đã bắt nguồn từ hơn “200 năm thực thi các chính sách thuế, lao động, công nghiệp và thương mại khuyến khích việc khai thác, làm suy kiệt và thải bỏ”. Như họ chỉ ra: “Hàng trăm tỷ đô tiền nộp thuế của công dân đổ ra hàng năm để thúc đẩy việc sử dụng những nguồn năng lượng và nguyên vật liệu thiếu hiệu quả và không năng suất”. Nó bao gồm từ việc “trợ cấp bảo tồn” cho tới các lĩnh vực chính về khai thác khoáng sản, dầu mỏ, than đá, đánh bắt cá, công nghiệp gỗ, và nông nghiệp làm sói mòn chất lượng đất, sử dụng lãng phí nước và các chất hóa học, và việc không khuyến khích sử dụng các vật liệu tái chế. Trong khi đó, nông nghiệp Hoa Kỳ hiện đại đặc trưng với rất nhiều trợ cấp đầu vào, trợ giá, hạn ngạch sản xuất và quy luật về sử dụng nước kiểu phương tây dùng-hay-là-mất – điều này đã dẫn tới hệ thống kiểu Liên Xô làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu chứ không phải là dựa trên hiệu suất sản xuất của họ.

Nên có thể nào những nền kinh tế hiện đại của chúng ta sẽ trở nên “bền vững” hơn nếu các nhà chính trị không quá bận rộn với việc bóp méo thị trường trong vài thập kỷ? Nhiều bằng chứng cho thấy điều này có thể xảy ra.

Các tác giả đề xuất rằng có thể đạt được việc cắt giảm thông lượng vật liệu bị lãng phí bằng việc “thiết kế lại các hệ thống công nghiệp trên dây chuyền sinh học làm thay đổi bản chất của các quy trình và vật liệu công nghiệp, cho phép tái sử dụng liên tục vật liệu trong các chu trình khép kín liên tục”. Nói cách khác, một công ty sẽ sử dụng chất thải của một công ty khác. 

Tuy nhiên, nhiều bằng chứng lịch sử, đề xuất rằng nên kinh tế thị trường đang làm như vậy rất lâu rồi trước khi Hawken và nhà Lovinse được sinh ra. Thực tế, nhiều sách và các tài liệu chuyên khảo đã được viết về chu trình khép kín vài thập kỷ trước.2 Trong hầu hết các trường hợp, những người đã quen với các công việc trong nhà máy đều coi việc tạo ra của cải từ chất thải công nghiệp, dù là trong phạm vi của doanh nghipeje hay là thông qua việc trao đổi tren thị trường, là một các thức quan trọng để đạt được lợi thế cạnh tranh.

Ví dụ, các tác giả người Mỹ của cuốn catalog minh họa và mô tả máy xử lý chất thải cotton Whitin và các hệ thống khác nhau xử lý chất thải cotton đã tiếp thị cho các máy móc của mình bằng việc đưa ra luận điểm này vào năm 1914:”Việc thải bỏ các chất thải của một nhà máy sản xuất cotton một cách kinh tế và mang lại lợi nhuận đã trở thành một vấn đề quan trọng bậc nhất … Việc tái chế các sản phẩm phế thải của một nhà máy đã cung cấp những phương thức đơn giản cho nhà sản xuất để giảm thiểu chi phí sản xuất về mức tối thiểu”. 3

Kỹ sư người Đức Ernest Hubbard đã viết tương tự trong lời tựa cuốn sách của ông “Tận dụng chất thải gỗ’’, lần đầu tiên xuất bản vào năm 1902:”Việc tận dụng các chất thải bỏ hợp lý lúc nào cũng quan trọng, nhưng khi nền công nghiệp của chúng ta trở nên ngày càng phát triển, việc xử lý các chất thải bỏ hoặc sản phẩm phụ có thể được sản sinh ra trong bất kỳ quá trình nào càng trở nên thiết yếu bậc nhất đứng từ quan điểm kinh tế”.4 Nhìn lại lịch sử gần đây, nhà báo Frederick Ambrose Talbot viết năm 1920: “Để có thể liên hệ được tất cả những may mắn có được từ việc thương mại hóa những thứ từng bị từ chối và coi là vô giá trị thì sẽ cần một cuốn sách. Nhưng đó là một câu chuyện lãng mạn lôi cuốn và cũng là một câu chuyện khó có thể song hành trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người.”5

Nhiều bằng chứng cho thấy rằng động lực thị trường đã tưởng thưởng cho các doanh nghiệp tìm cách biến chất thải của họ thành những hàng hóa có giá trị. Trong khi đó, đại đa số mọi người được hưởng lợi từ những hoạt động này, vì tìm kiếm các lợi ích thương mại từ các phụ phẩm không chỉ đơn thuần dẫn tới việc cải thiện môi sinh xung quanh mà còn giúp giảm giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, như chúng ta sẽ thảo luận, những doanh nghiệp ít đổi mới hơn sẽ bị tổn hại nặng nề bởi cuộc cạnh tranh mới này, và họ sẽ nhanh chóng cố gắng, thường là thành công để bảo vệ các đặc quyền thông qua con đường chính trị. Một trường hợp điển hình là luật chống độc quyền của Mỹ, mà Hawken và nhà Lovinse cho là rất quan trọng trong việc kiềm chế “sự thô bạo … sự lạm dụng quyền lực thị trường vào đầu thế kỷ 20”.

Chính trị đi ngược Sự sáng tạo

Trong khi nhiều nhà bình luận ngày nay giữ cái có thể gọi là sự giải thích “lợi ích công” về chống độc quyền, Hawken và nhà Lovinse có thể ngạc nhiên khi học được rằng một vài nhà sử học và kinh tế học quen thuộc hơn với nguyên gốc của nó không chia sẻ niềm tin này.6 Một trong những khu vực kinh tế đầu tiên được nhóm tự xưng “nhân viên chính phủ” nhắm tới là ngành đóng gói thịt, đã mô tả cách thức các quy trình chính trị thường được sử dụng như thế nào để trừng phạt các doanh nghiệp sáng tạo vì lợi ích của các đối thủ kém sáng tạo hơn họ.

Trong khi điều đó ngày nay đã bị quên lãng khá lâu, ngành đóng gói thịt Mỹ đã từng là một ngành công nghiệp phi tập trung trên diện rộng cho tới tận nửa sau của thế kỷ 19, phần lớn là do thiếu công nghệ vận chuyển và bảo quản thích hợp. Tuy nhiên, sự ra đời của mạng lưới xe lửa quốc gia và hệ thống đông lạnh, cuối cùng đã mở đường cho sự trỗi dậy của các nhà đóng gói ở Chicago, những đơn vị mà thế mạnh của họ không chỉ nằm trong khả năng cắt giảm chi phí bằng cách phối hợp chiến lược đi tới trong tiếp thị và lùi lại trong mua hàng, và bằng cách trực tiếp thu mua nguyên vật liệu cho sản xuất của họ. Ở phạm vi rộng hơn, hoj cũng có khả năng vô song để biến các phụ phẩm thành những mặt hàng có giá trị.

Như một nhà quan sát đương thời nói :” “Trong các cơ sở đóng gói và giết mổ thịt bò lớn ở Chicago. . . việc ảnh hưởng nền kinh tế là điều không thể xảy ra ra khi ngành công nghiệp này, như thường lệ, ở quy mô rất nhỏ. . . . Mọi bộ phận của động vật — da, sừng, móng, xương, máu và tóc — trong tay của người bán thịt bình thường không có mấy giá trị gì hoặc là khoản thất thoát, lại trở thành lợi nhuận cho những người đóng gói ở Chicago thu lợi từ việc sản xuất keo , bụi xương, phân bón, v.v.; và do đó, những người đóng gói giỏi có thể đủ khả năng và trả nhiều tiền hơn cho gia súc so với mức có thể. ”7

Thực tế, quận đóng gói thịt của Chicago đến rất gần với lý tưởng của Hawken và anh em Lovinses về “một khu công nghiệp mà những người thuê hình thành nên một hệ sinh thái công nghiệp mà trong đó một công ty sẽ mua lại chất thải không độc hại và hữu dụng của công ty khác”. Như nhà kinh tế Hoa Kỳ Rudolf Clemen quan sát vào năm 1927, một loạt các ngành công nghiệp vệ tinh riêng biệt mọc lên xung quanh những nhà máy giết mổ gia súc khổng lồ, họ thu mua những sản phẩm phụ còn chưa hoàn thiện của các nhà máy này và biến đổi chúng thành nhiều những sản phẩm khác nhau:

Quá trình tích hợp này trong các ngành công nghiệp chế biến và các sản phẩm phụ của chúng khác với những gì thường được các chuyên gia kinh tế hiểu về sự tích hợp. Trong khi nhiều sản phẩm … được sản xuất bởi chính một số các công ty chế biến quốc gia, hoặc thông qua những doanh nghiệp phụ trợ như các công ty thuộc da, các công ty phân bón, trong nhiều ví dụ, các sản phẩm phụ được xử lý tới một mức độ phù hợp trong ngành công nghiệp chế biến và được chuyển giao cho những ngành công nghiệp phụ trợ khác mà nhà chế biến riêng lẻ không có quyền kiểm soát thông qua đó, để xử lý công phu và tổn chi phí hơn cho ra sản phẩm cuối cùng, đạt độ hoàn thiện cao.8

Trong các mối liên kết khác, các nhà máy lọc dầu lớn đã thu mua mỡ lợn được kết xuất bằng phương pháp hơi nước không đồng nhất từ các nhà chế biến, tinh chế và tẩy trắng, và bán ra thị trường mở. Các nhà máy sản xuất xà bông đã mua nhiều loại mỡ động vật khác nhau, gân và rất nhiều các loại nguyên vật liệu khác. Các nhà sản xuất sử dụng mỡ lợn trung tính và dầu oleo từ các nhà máy chế biến để sản xuất bơ thực vật oleo. Các nhà máy phân bón chở đi các loại bã làm phân ép và máu thô hoặc ép lại, làm khô và bán như vậy, hoặc sản xuất phân bón hỗn hợp.

Theo các nguồn đáng tin cậy, các công ty chế biến Chicago nhận được doanh thu từ việc bán thịt bò đã xẻ thịt ít hơn số tiền họ bỏ ra cho con bò sống. Tuy nhiên, một khoản lợi nhuận hợp lý sẽ được thu về bù đắp phần lỗ này bằng việc bán da sống và những vật liệu thải bỏ khác đã được biến thành các sản phẩm phụ có giá trị với quy mô chưa từng có. Do đó, doanh thu đến từ các sản phẩm phụ này lại dẫn đến việc giảm giá đáng kể giá thịt bán lẻ, khiến các nhà bán lẻ và các hàng thịt địa phương bị tổn hại, không thể cạnh tranh với các đối thủ hiệu quả hơn của họ.

Để đáp lại, những nhà cung cấp thịt nhỏ lẻ cũng tham gia các hoạt động bài xích tẩy chay. Phong trào biểu tình đã tiến tới mức hoạt động có tổ chức hơn vào năm 1886 với sự ra đời của Hiệp hội Bảo vệ nhà cung cấp thịt quốc gia ở St. Louis. Như nhà lịch sử môi trường William Cronon chỉ ra, trong khi mục tiêu của hiệp hội được khẳng định là để “bảo vệ điều kiện vệ sinh tốt nhất” cho người tiêu dùng, sức khỏe công cộng thì thực chất là “một cách thuận tiện để trưng ra mặt tốt nhất của vấn đề kinh tế mang tính tư lợi hơn và ở mức độ sâu hơn”. 9 Thực vậy, như những nhà kinh tế Donald Boudreaux và Thomas DiLorenzo đã chỉ ra, giải thích khả dĩ nhất cho việc thông qua luật chống độc quyền ở Missouri năm 1889 là một nỗ lực mang tính chính trị của nhóm các nhà sản xuất quyền lực địa phương, mà hầu hết là các nhà bán lẻ thịt độc lập, để bảo hộ cho chính họ khỏi áp lực cạnh tranh gay gắt từ nỗ lực của các nhà chế biến Chicago. 10

Câu chuyện Saccharin

Lịch sử của ngành chế biến thịt ở Mỹ không phải là đặc biệt duy nhất. Trường hợp về saccharin đã cho chúng ta một ví dụ minh họa khác. 11 Sacchirin được phát hiện vào năm 1879 bởi Constantin Fahlberg, một nghiên cứu sinh tại Đức, trong khi tiến hành nghiên cứu tại đại học Johns Hopkins. Sự phát hiện của Fahlberg xảy ra khi ông đang làm việc với người được bổ nhiệm của Hopkins về lĩnh vực hóa học, Ira Remsen, trên những phản ứng của lớp sản phẩm phụ nhựa than đá (toluene sulfamides). Một ngày Fahlberg nhận thấy vị ngọt vô cùng trong thức ăn của mình, nên ông đã kiểm tra lại hợp chất vô tình dính trên ngón tay của mình. Hai nhà nghiên cứu đã phối hợp để công bố kết quả khám phá của họ trên tờ American Journal vào năm 1879 và năm 1880, và tạp chí Đức năm 1879.

Remsen nhanh chóng chuyển sang các vấn đề khác, nhưng Fahlberg thì thấy sự tiềm năng của các chất tạo ngọt giá rẻ nếu đem sản xuất sẽ đáng tin cậy hơn nhiều so với đường mía. Ông nhanh chóng đổi tên của hỗn hợp từ benzoid sulphinide sang saccharin, đây là từ có gốc từ từ saccharum trong tiếng Latin (nghĩa là đường). Sau đó Fahlberg chuyển về Đức nơi ông nhận được bảo trở tài chính, mở công ty với bác của mình là Adolph List – người đã có kết nối trước đó với ngành công nghiệp dường – và cuối cùng đưa sản phẩm ra thị trường vào năm 1900.

Saccharin được giới thiệu lần đầu như chất tạo ngọt dành cho người tiểu đường, nhưng bởi vì chi phí của nó thấp nên nó đã nhanh chóng được các ngành công nghiệp và người tiêu dùng khác sử dụng. Ngay sau khi ra mắt thị trường, saccharin đã có 9% thị phần các chất tạo ngọt của Đức. Tuy nhiên, sản phẩm này trải qua việc tụt thị phần thảm hại, bắt đầu vào năm 1902, một cuộc vận động hành lang mạnh mẽ của khu vực Trung và Đông Âu của các nhà sản xuất đường củ cải đã thuyết phục các nhà chức năng hạn chế việc sử dụng saccharin đối với ngành dược phẩm. Việc ngăn cấm này dẫn tới thị trường chợ đen bùng nổ, nguồn cung tăng mạnh tại Thụy Sỹ, một trong số ít những nước châu Âu mà việc sản xuất và tiêu thụ Saccharin vẫn còn hợp pháp. Saccharin đã gặp vấn đề lớn bởi nỗ lực vận đồng hành lang tương tự của ngành công nghiệp đường ở các quốc gia, bao gồm Mỹ và Canada, mặc cho sự thiếu vắng các bằng chứng để kết luật nó là một chất gây hại. Điều đó đảm bảo cho việc cần nhiều đất hơn mức cần thiết để gieo trồng và nhiều năng lượng hơn được sử dụng để vận chuyển và tinh chế đường thô hơn là trường hợp ngược lại.

Chính trị và tình trạng hiện tại

Trong khi các nhà lý thuyết phát triển bền vững thường buộc tội các quy trình thị trường cho việc họ thất bại trong việc tạo ra lợi nhuận từ việc tận dụng chất thải công nghiệp, nhiều bằng chứng chỉ ra rằng phần lớn những “thực hành không bền vững” ngày nay thực ra là do những nhà sản xuất có tổ chức chống lại những đối thủ mới sáng tạo hơn mang lại thông qua tiến trình chính trị. Bởi vì các động thái sáng tạo trong kinh doanh làm phá vỡ hiện trạng, những kẻ bảo vệ tình trạng hiện tại chẳng bao lâu khuynh đảo các viên chức đắc cử, điều đó thường dẫn tới việc thông qua biện pháp phản tác dụng và sự tàn phá môi trường.

Trong khi Hawken và nhà Lovinses đã có sự phát hiện đúng đắn về hàng loạt những rào cản chính trị đối với thực hành bền vững hơn, nhưng họ không dừng lại chút để tự hỏi thất bại trên quy mô lớn như vậy đã xảy ra như thế nào và sao vẫn còn tiếp diễn. Tuy nhiên, họ đã ám chỉ tới câu trả lời khi chỉ tra rằng Washington, D.C., đã chủ trì “hàng ngàn tổ chức thương mại, 60,000 luật sư và 90,000 người vận động hành lang – những người chi cả 100 triệu đô một tháng cho các chi phí vận động trực tiếp” và rằng một số doanh nghiệp “hưởng lợi từ trợ cấp, ngoại trừ được chi phí của họ, tránh sự minh bạch và độc quyền thị trường”.

Có thể điều này cuối cùng cũng khiến họ mở mang ra là hầu hết tiền dùng để vận động hành lang cho lợi ích nhóm đặc biệt sẽ dẫn đến việc sử dụng các nguồn lực ít hiệu quả hơn. Khi điều đó xảy ra, họ sẽ trải nghiệm tiếp một đoạn đường dài hướng tới việc nhận ra rằng thị trường tự do đã luôn luôn là con đường tốt nhất để dẫn tới phát triển bền vững và rằng sự can thiệp về mặt chính trị cuối cùng sẽ chỉ trở thành những chướng ngại mà thôi.

*Saccharin: chất tạo ngọt nhân tạo

Pierre Desrochers(Pierre Desrochers là giám đốc nghiên cứu ở Viện kinh tế học Montreal (www.iedm.org)

Nguồn: https://fee.org/articles/the-unsustainable-politics-of-natural-capitalism/

Dịch: Susan

Ghi chú:

  1. Paul Hawken, Amory Lovins, and L. Hunter Lovins, Natural Capitalism: Creating the Next Industrial Revolution (Boston: Little, Brown and Company, 1999), p. 5. See their website at www.natcap.org/.
  2. For more detail on this issue, see Pierre Desrochers, “Is ‘Greed’ Green?” Ideas on Liberty, April 2003, and “Saving the Environment for a Profit, Victorian-Style,” Ideas on Liberty, May 2003.
  3. Whitin Machine Works, Illustrated and Descriptive Catalog of Whitin Cotton Waste Machinery and of Various Systems of Working Cotton Waste (Whitinsville, Mass.: Whitin Machine Works, 1914), p. i.
  4. Ernest Hubbard, The Utilisation of Wood-Waste, 3d ed. (London: Scott, Greenwood & Son, 1920), p. v.
  5. Frederick Ambrose Talbot, Millions from Waste (Philadelphia: J. B. Lippincott Company, 1920), pp. 17–18.
  6. For an introduction to the topic and a summary of further readings, see Donald Boudreaux and Thomas DiLorenzo, “The Protectionist Roots of Antitrust,” Review of Austrian Economics, vol. 6, no. 2, 1993, pp. 81–96; Alfred D. Chandler, “Government Versus Business: An American Phenomenon,” in J. T. Dunlop, ed., Business and Public Policy (Boston: Harvard University Graduate School of Business Administration, 1980), pp. 1–11; William Cronon, Nature’s Metropolis: Chicago and the Great West (New York: W.W. Norton & Company, 1991); and Gary Libecap, “The Rise of the Chicago Packers and the Origins of Meat Inspection and Antitrust,” Economic Inquiry, April 1992, pp. 242–62.
  7. David A. Wells, Recent Economic Changes and Their Effect on the Production and Distribution of Wealth and the Well-Being of Society (New York: D. Appleton and Company, 1889), pp. 98–99.
  8. Rudolf A. Clemen, By-Products in the Packing Industry (Chicago: University of Chicago Press, 1927), p. 27.
  9. Cronon, p. 242.
  10. Boudreaux and DiLorenzo.
  11. The information on saccharin is mostly taken from Tamás Szmrecsányi, “Review of Christopher Maria Merki, Zucker gegen Saccharine: zur Geschichte der Küslichen Süssstoff” (Sugar versus Saccharin: On the History of Artificial Sweeteners), World Sugar History Newsletter, June 1997.

Muốn cứu thế giới, giải pháp không phải là ăn chay!

Thâm canh thịt và sữa là một tai họa, nhưng cả những cánh đồng đậu nành và ngô cũng vậy, chỉ là một cách thức khác mà thôi. Số lượng người ăn chay ở Anh tăng mạnh trong vài năm qua – từ 0.5 triệu người trong năm 2016 lên đến hơn 3.5 triệu người (tương đương 5% dân số chúng ta) trong năm 2018.  Các tài liệu có uy tín như Cowspiracy và What the Health đã đưa ra một nhấn mạnh về ngành công nghiệp thâm canh

Ivan Illich: xóa bỏ trường học, cộng sinh và học tập suốt đời

Được biết đến với những lời chỉ trích về hiện đại hóa và tác động có tính tha hóa gây ra bởi các thể chế, mối quan tâm của Ivan Illich đối với việc xóa bỏ trường học, các mạng lưới học tập và tác động vô hiệu hóa của các ngành nghề đã gây được sự đồng thuận trong nhiều nhà giáo dục không chính thức. Chúng ta khám phá ra những khía cạnh chính trong lý thuyết của ông và sự liên quan

Suối thượng nguồn cạn & câu chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh nên được kể thế nào?

Điều thôi thúc tôi viết bài viết này chính là con suối Lũng Vầy ở tỉnh Hà Giang, một con suối đang bị “bức tử” bởi xả thải và các hoạt động khai khoáng ở thượng nguồn. Tôi chưa từng đến đây, cũng chẳng quen biết bất cứ người dân nào tại khu vực này. Bài phóng sự “Bức tử dòng suối huyết mạch ở Hà Giang” được đăng tải trên báo Thanh Niên đúng lúc tôi đang có phiên trò chuyện tại group Read&Chat

Năm nhà nữ kinh tế với những ý tưởng thay đổi mọi định nghĩa

Kinh tế đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của chúng ta, nhưng ít có tên tuổi nào trong giới kinh tế học lại được nhiều người dân thường biết đến. Tuy vậy, gần đây có 5 nhà kinh tế đang được nhiều người chú ý: Esther Duflo, Stephanie Kelton, Mariana Mazzucato, Carlota Perez và Kate Raworth. Một điểm chung nổi bật là họ đều thuộc phái nữ, và có lẽ vì vậy, những người phụ nữ này đang mang đến cái nhìn

Bàn về các món ăn lên men trong văn hóa ẩm thực Việt Nam

Hệ thống thực phẩm đơn giản của Việt Nam tận dụng quá trình phân hủy trong tự nhiên Hệ thống thực phẩm của các nước công nghiệp phụ thuộc nhiều vào các quy trình sản xuất hàng loạt, quá trình phân phối toàn cầu, và công nghệ đóng đông, giữ lạnh thường xuyên. Hệ thống này đòi hỏi việc sử dụng nhiều năng lượng và cũng tạo ra rất nhiều sự lãng phí đồ ăn. Aaron Vansintjan đã đến thăm phố phường Hà Nội, nơi