Home Tạo PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỚI TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỚI TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG

Một người phụ nữ trẻ chạy đến gõ cửa nhà tôi một ngày nọ và nói với tôi là cô ấy đang gây quỹ để dạy những người nông dân ở Philipine về “Phát triển bền vững”.

“Wow”, tôi trả lời “Cô hẳn phải là một một chuyên gia tầm cỡ để người Philipine vượt nửa vòng Trái Đất và mời cô tới dạy họ.”

“Oh”, cô nói. “Chà, chúng tôi chưa bao giờ nói chuyện với người Philipine cả. Chỉ là chúng tôi cần tiền để tổ chức của mình tới Philipine. Sau đó, chúng tôi sẽ dạy họ về nông nghiệp bền vững.”

Người phụ nữ 20 tuổi, rất giàu có theo chuẩn thế giới này chỉ là một trong rất nhiều những người theo chủ nghĩa lý tưởng hóa mà phương Tây ngày nay gửi đi để quản lý cuộc sống của những người nghèo trên toàn cầu.

“Bền vững” và thị hiếu theo thời gian*

Khái niệm “bền vững” ngày nay có mặt nhan nhản trong các cộng đồng phát triển quốc tế. Định nghĩa được biết đến nhiều nhất do người đứng đầu Liên hợp quốc và cựu Thủ tướng Na Uy Gro Harlem Brundtland đưa ra. Theo báo cáo LHQ 1987 của bà, phát triển bền vững là “sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng  đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai”.

Các nhà lý tưởng thế giới ngày nay sử dụng khái niệm này một cách rộng rãi với ý nghĩa sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và bảo tồn môi trường. Một trong những nỗi sợ hãi chủ yếu của những người ủng hộ “nông nghiệp bền vững” là nông dân đang hủy hoại chất lượng đất của mình một cách thiếu khôn ngoan bằng việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.

Nhưng liệu những vị chuyên gia ngoài cuộc đó có thực sự đủ trình độ để quyết định xem mỗi người nông dân Philipine cần cân bằng hợp lý như thế nào giữa việc đạt sản lượng cao hiện tại do sử dụng hóa chất và rủi ro về sản lượng thấp hơn sau này?

Mỗi người có quyền ưu tiên chủ quan riêng của mình về việc đánh đổi giữa niềm vui hiện tại với niềm vui tương lai như thế nào (và lợi nhuận hiện tại cho lợi nhuận tương lai). Như Ludwig von Mises giải thích, sử dụng khái niệm thời gian ưu tiên của trường phái Áo, con người chúng ta về cơ bản là thiếu kiên nhẫn. Chúng ta thường muốn mọi thứ ngay bây giờ, bây giờ, bây giờ – thay vì chờ ngày nào sau đó. Nhưng đối với mỗi người, sức mạnh của sự ưu tiên đó phụ thuộc vào mong muốn, nguồn lực và sự đánh giá riêng của họ.

Trong thế giới thực, trong vũ trụ sống và thay đổi liên tục, mỗi cá nhân trong mỗi hành động của anh ta đều phải buộc đứng trước sự lựa chọn giữa việc hài lòng, thoải mãn trong rất nhiều khoảng thời gian khác nhau. Một vài người tiêu dùng tất cả những gì họ kiếm được, trong khi những người khác tiêu một phần tài sản của họ, số khác tiết kiệm.

Mặc dù trì hoãn sự hài lòng ở hiện tại để có được sự thỏa mãn trong tương lai thường mang lại thành công về mặt vật chất, nhưng cuối cùng đó vẫn là việc cần xem xét phụ thuộc vào những mục đích và nguồn lực của mỗi người. Và đương nhiên, nó phụ thuộc vào các thể chế … Trong những tình huống xảy ra những bi kịch của mảnh đất công* –  chẳng hạn những người dân canh tác trên mảnh đất vô chủ hoặc đất thuộc sở hữu của chính phủ – thì người ta có động lực sâu sắc để khai thác mảnh đất đó. Nơi nào là tài sản tư, thì có động lực lớn hơn trong việc bảo tồn cho thế hệ tương lai.

Khái niệm quốc tế hóa “bền vững” là một nỗ lực để đè nén lên thị hiếu về thời gian của người nông dân Philipine thay vào đó bằng thị hiếu về thời gian của Gro Harlem Brundtland và những người theo phe của bà. Và nếu có thể có bất kỳ ý nghĩa nào cho thuật ngữ “bền vững”, thì nó sẽ liên quan đến tính bền vững thực sự xuất phát từ việc có các quy tắc phù hợp — như tài sản, giá cả và lợi nhuận để giúp mọi người tránh bi kịch của mảnh đất công. Và đó thì lại không phải là những thứ mà phe ủng hộ bền vững muốn. Họ muốn ra lệnh và kiểm soát. 

 “Nhu cầu của Hiện tại”

Khái niệm “bền vững” phụ thuộc vào giả thuyết rằng con người có những nhu cầu khách quan. Hãy nhớ, Brundtland nói là chúng ta cần cung cấp cho “nhu cầu hiện tại” mà không chạm đến “nhu cầu” của tương lai.

Nhưng một người “cần” gì? Điều bạn cần để tồn tại khác với thứ bạn cần để hạnh phúc hoặc thịnh vượng hoặc được yêu thương.

Thứ bạn cần để sống tới tuổi 60 khác với điều bạn cần để sống tới 100 tuổi. Đâu là ranh giới chúng ta sẽ vạch ra?

Thực tế, nếu chúng ta giới hạn mình với những yêu cầu chỉ cho sự tồn tại sinh học, những nhu cầu của một con người có thể được đáp ứng gói gọn trong một ô bê tông 6’x6’ và một tô cháo mỗi ngày. Tôi không nghĩ đó là những gì Brundtland có trong đầu. Nhưng bà ấy có điều gì đó. Và bà rất muốn áp đặt nó.

Bởi vì không có một định nghĩa khách quan nào về nhu cầu của con người, và bởi vì không có một sự đánh đổi đúng đắn mang tính khách quan nào giữa mong muốn hiện tại và tương lai, “nông nghiệp bền vững” chỉ đơn giản là bảo tồn bất kỳ lượng tài nguyên nào mà một chuyên gia tuổi đời đôi mươi tới thăm viếng ngôi làng của bạn nghĩ rằng bạn nên giữ gìn dựa trên vài khái niệm cô lượm lặt được ở giảng đường đại học. Và đó là khởi điểm khiến mọi thứ chẳng dễ chịu gì.

Tri thức địa phương và Sự hỗ trợ quốc tế

Người phụ nữ ở cửa nhà tôi dường như tin tưởng rất chân thành rằng cô đang mang tới một kiến thức mới mạnh mẽ cho những người nông dân ở Philipine, thậm chí cô còn chưa từng đặt chân đến đó, chưa từng gieo trồng một mùa vụ ở đó.

Tôi hỏi cô cô định đến chỗ nào Philipine. Cô trả lời “Oh, tôi chưa rõ nữa. Lanao del Norte, có thể là nơi đó? Tôi không nhớ rõ.”

Philipine là một quần đảo với hơn 7000 đảo, và đó là một nơi rất đa dạng, cả về địa lý và văn hóa. Ví dụ như việc cô có tới đảo bắc lớn của Luzon không (nơi kiểm soát phần lớn bởi Cơ đốc giáo và chính phủ tập trung hậu thuẫn bởi Hoa Kỳ) hay tới đảo lớn phía Nam của Mindanao (nơi người Hồi giáo ly khai thường xuyên sử dụng các kế hoạch bắt cóc để đòi tiền chuộc gây quỹ cho các hoạt động của họ), đó là vấn đề rất lớn. Nhân tiện, Lanao del Norte nằm ở bờ bắc của đảo phía nam này.

Người phụ nữ trẻ này đang thiếu hụt một yêu cầu cốt tủy cho tất cả các hoạt động trí tuệ con người – cái mà các nhà nhân chủng học gọi là “tri thức bản địa” và cái mà F.A. Hayek gọi là “tri thức về con người, về thổ nhưỡng địa phương, và về những điều kiện đặc biệt”.

Để canh tác một cách khôn ngoan, bạn cần phải biết mình đang giải quyết bài toán về loại đất nào, địa hình, cây địa phương và các loài côn trùng gây hại. Bạn cần phải biết điều gì đang xảy ra giữa hàng xóm của mình và chợ gần đó. Và đương nhiên, bất kỳ nơi nào ở Philipine, bạn cần phải biết hối lộ ai để được việc của mình. (Đây được biết là quốc gia tham nhũng nhiều nhất ở Đông Nam Á)

Những người nông dân Philipine đã vượt bao thử thách trở ngại trên mảnh đất này mỗi ngày. Vậy thì những vị cứu tinh của họ từ Bắc Mỹ xa xôi có thể mang tới kiến thức đặc biệt nào tới cho họ đây? Và nếu kiến thức này giá trị đến thế, tại sao nó lại chưa lan truyền qua những thị trường này?

 Câu hỏi cuối cùng không chỉ đơn thuần là câu hỏi tu từ. Có thể có điều gì đó đang ngăn cản kiến thức này vượt qua, hoặc ngăn cản những người nông dân Philipine tận dụng tối đa lợi ích của nó. Nếu thế, nó là cái gì? Có phải luật pháp hiện hành đang ngăn cản họ hưởng đầy đủ lợi ích từ công việc của họ – như là trưng thu thuế, quyền sở hữu không đáng tin cậy, hoặc những thỏa thuận được ký với các nhà cải cách quốc tế để giữ lại những thiết bị công nghệ tân tiến có thể giúp tăng năng suất nhanh chóng? Dĩ nhiên, những người nước ngoài có thể chia sẻ những kiến thức sẽ giúp tăng khả năng tổn tại dài hạn cho nền nông nghiệp Philipin. Nhưng không rõ các quan chức, nhà tư tưởng và những nhà lý tưởng tuổi 20 phải đóng góp bao nhiêu.

Người ngoài cuộc đầy thiện ý này tin rằng theo cách nào đó, người dân địa phương đã không sử dụng mọi nguồn lực theo ý họ một cách cẩn trọng và đầy năng lượng để tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp cho họ và con cháu họ. Khi những người nông dân Philipin mua một vài bình thuốc trừ sâu để diệt sâu bọ ăn cây trồng của họ, thì theo dòng suy nghĩ này, họ đang mắc một lỗi lầm kinh khủng. Không có sự can thiệp của người ngoài cuộc này và thầy của cô, những kiến thức được giảng dạy bởi Bà Gro, những người dân Phillipin chắc chắn sẽ biến mảnh đất của họ thành một mảnh đất độc hại.

Vậy những người dân ở những hòn đảo này đã xoay sở như thế nào để duy trì những trang trại của họ trước khi những người phương Tây vị tha này tới và chỉ dẫn họ?

Chẳng phải cho tôi, hay cho người phụ nữ theo chủ nghĩa lý tưởng đang ở cửa nhà tôi quyền quyết định những người dân ở xa tít này nên làm gì với mảnh đất của họ. Những người khác đó không phải tài sản của chúng ta, và chúng ta cũng không biết được điều gì là tốt nhất cho họ. Đương nhiên, chúng ta có thể đi một đoạn đường dài, hành động thiện chí, và đưa lời khuyên sau khi chúng ta đã tìm hiểu ngọn ngành về hoàn cảnh của một người. Nhưng họ rất có thể bảo chúng ta đi đi. Họ thậm chí còn có thể dạy chúng ta một hay hai điều.

Tính bền vững, Kiểm soát, và Thị trường

Điều đó không có nghĩa rằng chúng ta những người ngoài cuộc giàu có phải làm ngơ trước sự nghèo đói tàn nhẫn của những người kém may mắn nhất thế giới, những người phải thường xuyên lựa chọn giữa bữa ăn hôm nay và bữa ăn của ngày mai – hay đúng hơn là chẳng có lựa chọn cho bữa ăn nào cả.

Nhưng những dự án với mục đích dạy cho những người nước ngoài còn ngu muội cách quản lý tài nguyên của họ bắt nguồn từ sự kiêu ngạo. Lý tưởng của “bền vững” mà một số người truyền bá ra trên thế giới là trống rỗng. Vô khái niệm. Nó chủ yếu là bài *kiểm tra tâm lý của những nhà lý tưởng kiểm tra những giá trị cá nhân. Nó đơn giản khoác lên mình trang phục đương đại cho chủ nghĩa đế quốc đã lỗi thời.

Như Morgan J.Polinquin giải thích, đó là “một nỗ lực khác để thay thế những quyết định chung của nhiều người trên thị trường bằng ý chí cưỡng cầu của số ít”.

Quyết định của “số đông trên thị trường” đến từ kiến thức sở tại của mỗi cá nhân – như Hayek đã nói – từ “những phần phân tán của kiến thức không đầy đủ và thường xuyên mâu thuẫn mà tất cả các cá nhân riêng biệt sở hữu”   

Thị trường là cách tốt nhất con người có để mang tất cả những kiến thức cụ thể vụn vặt đó lại với nhau – về mùa vụ, thuốc trừ sâu, về hối lộ và hàng triệu những thứ khác. Thông qua hệ thống giá, con người có thể làm việc với vô số sự kết nối diệu kỳ đó mà không ai trong chúng ta có thể nhìn thấy được kế hoạch lớn đằng sau. Và rằng người ta thi thoảng phải làm việc với những sự vi diệu đó trong điều kiện của luật lệ, tham nhũng hoặc sự kiêu ngạo của chủ nghĩa lý tưởng khiến tất cả họ càng trở nên khó tin.

Ngoài ra, thị trường cho phép bất kỳ ai thử nghiệm những kỹ thuật mới, và xem xem là liệu nó có phù hợp với nỗ lực xóa đói giảm nghèo toàn cầu trong hợp tác tự do của con người.

Có thể việc trồng trọt hoàn toàn “hữu cơ”, không sử dụng phân bón hoặc thuốc trừ sâu hóa học, là giải pháp tốt nhất cho tất cả những người nông dân ở Philipin. Có thể nó sẽ mang lại cho mọi người sự trao đổi tốt nhất giữa việc nuôi sống bản thân hôm nay và bảo tồn chất lượng đất cho mai sau. Có thể.    

Nhưng không cần biết bạn leo cao cỡ nào trong hệ thống thang bậc ở LHQ, không có ghế nào trên trời để con người ngồi vào và đưa ra phán xét về tất cả những loài còn lại.

Khi những người của thế giới hạng nhất lang thang trên khắp thế giới giới thiệu về một khái niệm cứng nhắc như “tính bền vững”, một lần nữa, họ chỉ chủ yếu là đang nỗ lực kiểm soát thế giới của người nghèo – cố gắng biến cuộc sống của họ phù hợp với thiết kế của chúng ta.

Khi người bạn ghé thăm nhà tôi kết thúc chuyến phiêu lưu nông nghiệp ở nước ngoài, cô ấy sẽ quay trở lại với một chiếc máy ảnh kỹ thuật số đầy hình ảnh và bản lý lịch đầy những bài viết ấn tượng. Những người nông dân Philipin vẫn ở đó, bám với mảnh đất của họ. Những đứa trẻ của họ cũng vẫn ở đó.

Bạn nghĩ ai là người nắm rõ hơn sự cân bằng giữa việc sử dụng mảnh đất đó hiện tại và tương lai?

Mike Reid (Mike Reid là một nhà tư vấn xuất bản và marketing tự do. Mike sống ở Manitoba với vợ và 2 con)

Nguồn:  https://fee.org/articles/sustainability-vs-local-knowledge/

Dịch: Susan

*Thị hiếu theo thời gian Lí thuyết về thị hiếu theo thời gian (tiếng Anh: Time preference theory) là lý thuyết về thị hiếu theo thời gian (time preference theory) là lý thuyết cho rằng cá nhân có thể phân bổ luồng thu nhập dự kiến của mình cho các thời kỳ sao cho tối ưu hóa được sự đánh đổi giữa tiêu dùng hiện tại và tiêu dùng tương lai

https://vietnamfinance.vn/ly-thuyet-ve-thi-hieu-theo-thoi-gian-la-gi-20180504224211522.htm

*Bi kịch của mảnh đất công là một thuật ngữ kinh tế học chỉ hiện tượng các tài sản chung được phép sử dụng tự do dẫn tới việc khai thác kiệt quệ các tài nguyên này. Thuật ngữ này do Garrett Hardin đặt ra trong bài nghiên cứu có tiêu đề “The Tragedy of the Commons” của ông đăng trên tạp chí Science năm 1968

https://vi.wikipedia.org/wiki/Bi_k%E1%BB%8Bch_c%E1%BB%A7a_m%E1%BA%A3nh_%C4%91%E1%BA%A5t_c%C3%B4ng

*Rorschach test: Hermann Rorschach là nhà tâm thần học và nhà phân tâm học trường phái Freud người Thụy Sĩ. Ông nổi tiếng nhờ đã phát triển bài trắc nghiệm phóng chiếu với tên gọi Trắc nghiệm dấu mực Rorschach. Ở đây, mỗi vệt mực sẽ tượng trưng cho mỗi tính cách khác nhau.

https://kenh14.vn/kham-pha-tinh-cach-ban-than-qua-bai-trac-nghiem-tam-ly-vet-muc-20170704231744965.chn

Đường cong môi trường Kuznets – Đi lên nhưng chưa chắc đã đi xuống

Vào đầu thập niên 90, 2 nhà kinh tế người Mỹ là Gene Grossman và Alan Krueger đã phát hiện ra một sự trùng lặp. Khi tìm hiểu số liệu về mối tương quan giữa GDP với chất lượng không khí và nguồn nước trên khoảng 40 quốc gia, họ thấy rằng cùng với sự gia tăng GDP, vấn đề ô nhiễm đầu tiên là tăng cao nhưng sau đó lại giảm dần, tạo ra biểu đồ hình chữ U lộn ngược khi phác họa

THỊ TRƯỜNG VÀ TỰ NHIÊN

Quy hoạch tập trung sinh thái không thể bảo vệ môi trường, nhưng nó có thể phá hủy quyền tự do dân sự và kinh tế của chúng ta. Nhiều nhà môi trường không hài lòng với hồ sơ môi trường của các nền kinh tế tự do. Chủ nghĩa tư bản, được cảnh báo, là một hệ thống lãng phí, phạm tội khai thác các nguồn tài nguyên hữu hạn của Trái đất trong một nỗ lực vô ích nhằm duy trì một mức

Mua Hàng Địa Phương- Như thế nào và Tại sao

Amy Schmidt   Phong trào Mua Hàng Địa Phương khuyến khích mọi người mua các thực phẩm, sản phẩm và dịch vụ có nguồn gốc từ cộng đồng địa phương.   Phong trào thúc đẩy tính địa phương mang lại lợi ích cho Môi trường và Cộng đồng của Chúng ta như thế nào? Phong trào Mua hàng địa phương đã trở nên phổ biến trong thập kỷ qua. Có nhiều lý do để xem xét việc mua sắm tại các cửa hàng địa phương

Thoái Tăng Trưởng tại Việt Nam để “định hướng phát triển về phía chất lượng cuộc sống” – Phỏng vấn Aaron Vansintjan

Book Hunter: Đứng trước những biến động lớn về kinh tế và thiên nhiên, một lần nữa chúng ta cần xem xét một cách nghiêm túc xu hướng THOÁI TĂNG TRƯỞNG. Trong một thời gian dài, THOÁI TĂNG TRƯỞNG bị coi là gần với mô hình kinh tế tự cung tự cấp thuở ban sơ và không kích thích thương mại, nhưng mọi dị nghị đều dần bị loại bỏ bởi chính hiện thực của nền kinh tế được ưa chuộng hiện hành và tương

Ký sự Rừng và người ở Piêng Coọc

Con người với tự nhiên có một mối quan hệ thật mơ hồ. Có những lúc người ta cứ nghĩ mình làm chủ tự nhiên, khai thác và cải tạo tự nhiên theo ý muốn. Nhưng rồi đến một lúc nào đó, họ chợt nhận ra, mình chỉ là một phần rất là bé nhỏ của tự nhiên, thuộc về tự nhiên và mong chờ tự nhiên chấp nhận. Nghĩ đến chuyện này, tôi lại nhớ chuyến đi về Piêng Coọc đầu năm 2018. Hồi