Home Đọc TÁC GIẢ “HOÀNG TỬ BÉ” ANTOINE DE SAINT-EXUPÉRY NÓI VỀ VIỆC MẤT MỘT NGƯỜI BẠN

TÁC GIẢ “HOÀNG TỬ BÉ” ANTOINE DE SAINT-EXUPÉRY NÓI VỀ VIỆC MẤT MỘT NGƯỜI BẠN

Không thể nào tạo ra những người bạn cũ ngay tức thì. Không gì có thể sánh được với kho báu của những ký ức chung, những thử thách đã cùng nhau chịu đựng, những cuộc cãi vã và làm lành và những cảm xúc khoáng đạt.

“Hãy suy nghĩ kĩ về việc bạn có nên kết bạn với một người hay không,”
Seneca khuyên chúng ta xem xét tình bạn thật và giả, “nhưng khi bạn đã quyết định coi anh ta là bạn, hãy chào đón anh ta bằng cả trái tim và tâm hồn. Mất đi một người bạn đã được tâm hồn bạn chấp nhận một cách hết lòng là một trong những nỗi buồn thảm khốc nhất trong cuộc đời. Dù sự mất mát mang hình thức nào – cái chết, khoảng cách địa lý hay những sự ruồng rẫy lòng trung thành và tình yêu làm rỗng trái tim. Đó cũng là một trong những điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống, tất cả chúng ta sẽ mất một người bạn yêu quý lúc này hay lúc khác, vì lý do này hay lý do khác.

Không ai mô tả rõ ràng sự mất phương hướng của điều không thể tránh khỏi đó đẹp hơn tác giả Hoàng tử bé Antoine de Saint-Exupéry (sinh ngày 29 tháng 6 năm 1900, mất ngày 31 tháng 7 năm 1944) trong Wind, Sand and Stars (nguyên tác tiếng Pháp là Terre des Hommes, được dịch ra tiếng Việt là Xứ con người – ND), bộ sưu tập muôn thuở vẫn còn đáng đọc với các bài đoản văn về cuộc đời, các nan đề triết học và suy tư thơ ca về bản chất của sự tồn tại, được xuất bản ngay khi Thế chiến II nổ ra và bốn năm trước khi cuốn sách Hoàng tử bé ra đời, mà Saint-Exupéry sẽ dành tặng cho người bạn thân nhất của mình trong những gì có thể là cuốn sách tặng đẹp nhất từng được viết nên.

Với con mắt nhìn cuộc đời của một người phi công, với một sự ngọt ngào không ủy mị, Saint-Exupéry nghĩ về trải nghiệm mất đi những đồng đội phi công do tai nạn hoặc chiến tranh. Trong một đoạn văn tỏa ra sự sáng suốt bao trùm tác phẩm về sự mất mát của một người bạn dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, ông viết:

“Từng chút một, sự thật ấy ngày một rõ rằng chúng ta sẽ không bao giờ nghe thấy tiếng cười của bạn mình nữa, rằng khu vườn tình bạn này mãi mãi sẽ bị khóa. Và tại thời điểm đó sự thương tiếc thực sự của chúng ta bắt đầu, mặc dù nó có thể không phải là đau xé ruột, nhưng lại có phần cay đắng hơn. Bởi chẳng có gì, trong thực tế, có thể thay thế người bạn đồng hành đó. Không thể nào tạo ra những người bạn cũ ngay tức thì. Không gì có thể sánh được với kho báu của những ký ức chung, những thử thách đã cùng nhau chịu đựng, những cuộc cãi vã và làm lành và những cảm xúc khoáng đạt. Thật là lười nhác, khi mới chỉ gieo được một hạt sồi vào buổi sáng, lại mong chờ được ngồi dưới bóng râm của cây sồi vào buổi chiều cùng ngày.

Cuộc sống cứ thế trôi đi. Trong nhiều năm chúng ta gieo hạt giống, chúng ta cảm thấy mình giàu có; và sau đó là những tháng năm khác khi thời gian làm công việc của nó và vườn ươm của chúng ta thưa thớt và mỏng dần. Từng người một, các đồng đội ra đi, bóng mát của chúng ta cũng theo đó mà mất dần. 

Một trong những bức vẽ gốc bằng màu nước của Antoine de Saint-Exupéry cho cuốn sách “Hoàng tử bé”.

Ba năm sau, Saint-Exupéry đã mang đến niềm an ủi thi vị nhất, sự an ủi duy nhất có thể có cho nỗi buồn mang tính hiện sinh này, trong những trang cuối của cuốn Hoàng tử bé – một cuốn sách nói khá nhiều về việc hòa giải giữa món quà tự nguyện tuyệt vời của việc yêu thương một người bạn với sự không thể tránh khỏi của việc mất người bạn đó. Trong cảnh kết thúc, hoàng tử bé, chuẩn bị khởi hành về hành tinh quê nhà, nói với người phi công đau khổ vì không muốn mất cậu và tiếng cười vàng của cậu:

Ai cũng có những ngôi sao… nhưng chúng khác nhau tùy theo từng người. Đối với du khách, các ngôi sao chỉ đường cho họ. Với những người khác, chúng chẳng có gì hơn những ngọn đèn nhỏ trên bầu trời. Với học giả, chúng là vấn đề cần tìm hiểu. Với ông doanh nhân của tôi, chúng là của cải. Nhưng tất cả những ngôi sao này đều im lặng. Ông – chính ông – sẽ có những ngôi sao mà không ai khác có chúng. Tôi sẽ sống trên một trong những ngôi sao đó. Tôi sẽ mỉm cười ở đâu đó trong số chúng. Và khi ấy như thể tất cả các ngôi sao đều đang cười, khi ông nhìn lên bầu trời vào ban đêm… Và khi nỗi buồn của ông dịu đi (thời gian xoa dịu mọi nỗi buồn) ông sẽ vui mừng vì đã từng quen biết tôi. Ông sẽ luôn luôn là bạn của tôi. Ông sẽ muốn cùng cười với tôi. Và đôi khi ông sẽ mở cửa sổ của mình nữa, vì niềm vui đó… Và bạn bè của ông hẳn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy ông cười trong lúc nhìn lên bầu trời!

Và nhiều tháng sau, trong nỗi buồn thương của những người bạn của ông và hàng triệu con người xa lạ yêu mến ông qua những cuốn sách ông viết, chính Saint-Exupéry đã trở thành một trong những phi công mất tích, biến mất trên biển Địa Trung Hải trong một nhiệm vụ trinh sát, vậy là những bụi sao của ông đã lặng lẽ trở về những ngôi sao tạo ra ông.

Nguồn: Brainpickings  

Lược dịch bởi El Niño

Không có đứa trẻ bên trong…

Khi ấy, các môn đệ lại gần hỏi Ðức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, ai là người lớn nhất trong Nước Trời?” Ðức Giêsu liền gọi một em nhỏ đến, đặt vào giữa các ông và bảo: “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ em, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời. Còn ai tiếp đón một em nhỏ
Xem

Phim hoạt hình “Hoàng Tử Bé” – “Vấn đề không phải trưởng thành mà là lãng quên”

Tất cả những ai đã từng say mê ‘Hoàng Tử Bé” của nhà văn Saint Expéry thì chắc chắn sẽ không thể có một cuộc sống bình thường và nhạt nhẽo. Những người ấy sẽ không bao giờ trưởng thành theo cách bình thường mà luôn giữ tâm hồn trẻ thơ. Theo thời gian, chúng ta có thể lớn lên, quên dần cảm xúc lần đầu đọc cuốn sách này bởi có hàng trăm hàng nghìn quyển sách khác nói những lời đao to búa