Home Tạo Thuyết tương đối và quy hoạch đô thị

Thuyết tương đối và quy hoạch đô thị

Minh Hùng

01/01/2019

Ngày nay, hầu hết mọi người đều tin rằng không thể thực sự nói cho rạch ròi về định nghĩa cái xấu và cái đẹp trong quy hoạch đô thị. Ý tưởng rằng “cái gu chỉ là tương đối” có nguồn gốc sâu xa trong văn hóa hiện đại. Tranh cãi với luận điểm này thì dễ bị coi là hơi loạn trí, hoặc thậm chí là độc đoán.

Bạn không thể nói điều gì đẹp, điều gì không

Thái độ này trở nên phổ biến và được tin cậy là điều vô cùng dễ hiểu. Nó bắt đầu như kiểu một lời kêu gọi lòng tốt. Có vẻ như thật ích kỷ khi nói ra rằng cái thứ người khác thích có âm thanh hay vẻ ngoài thật không phù hợp, hay không thể chấp nhận nổi. Ở một số cộng đồng, bốn mươi năm trước đây, nếu bạn nói rằng bạn ưa the Beatles hơn Beethoven, hẳn bạn sẽ nhận được những ánh mắt bất bình và vài lời thì thầm khinh bỉ. Bạn từ bẩm sinh đã cảm thấy rằng mình sẽ là người xấu nếu có “cái gu sai lầm”. Tốt lành thay, kiểu chê trách này đã trở nên hoàn toàn hết thời. Dĩ nhiên là mỗi người thích các thể loại khác nhau, và điều đó cũng tốt thôi.

Không phải tất cả, nhưng rất nhiều người thích Siena.

Dường như có một sự khác biệt hoàn toàn trong nhận thức về quan điểm xung quanh cái gu. Ta không thể nói một cách chắc chắn rằng Paris đẹp hơn Siena. Chúng đều tuyệt vời, theo những cách khác nhau. Mỗi thành phố ứng đáp lại  một nhu cầu khác biệt của tâm hồn. Một bên là sự rộng mở, trật tự, lớn lao, một bên thì thân mật với những đoạn rẽ quanh co.

Bởi chẳng thể nói xem cái gì xứng đáng đứng nhất, những con người đàng hoàng chọn một cách nhìn đúng đắn rằng việc xếp loại này phải là một vấn đề cá nhân. Bạn thích cái nào hơn, điều đó tùy bạn.

Nhưng động thái tử tế hợp lý này cũng dẫn đến một hậu quả không ngờ. Có những con người không có hứng thú với việc làm đẹp thêm cho bất kỳ thành phố nào, dẫu chỉ chút ít, họ có thể cho ra những dự án xây dựng hoàn toàn tệ hại mà chẳng còn sợ hãi búa rìu chỉ trích.

Thật hiếm người đứng ngắm bờ sông thành phố Brisbane, thủ phủ của bang Queensland, Australia, mà lại có thể cảm thấy xuyến xao xúc động trước khung cảnh duyên dáng ngọt ngào nơi đây. Trong khi hầu hết mọi người đều thấy trung tâm Paris là nơi tuyệt vời, nhiều người khác lại thích thú hơn với những con phố quanh co của Siena, nhưng chẳng ai trên hành tinh này có cảm xúc sâu sắc với đường cao tốc xuyên thành phố thô thiển hay những khối nhà văn phòng màu nâu cục mịch.

Có nhiều quy định về giới hạn trong quy hoạch ở Brisbane – nhưng chúng liên quan đến các vấn đề về sức khỏe và an toàn: khoảng cách giữa các đèn đường thế nào, nơi nào phải đặt cáp điện, một tòa nhà có thể cao đến bao nhiêu. Không ai băn khoăn rằng giới hạn ấy là có chút độc đoán. Nhưng các điều khoản quy định hoàn toàn không nhắc tới điều quan trọng nhất: Các tòa nhà có đẹp, hoặc cao quý, hoặc trang nhã, tinh tế hay không. Điều này được xem như hoàn toàn nằm ngoài phạm vi trách nhiệm của chính phủ.

Vì vậy, dù cho hầu hết mọi người trên thế giới đều cho rằng Siena và Paris là đáng yêu đáng quý, còn Brisbane là một đống hỗn độn, nhưng chúng ta chẳng dám nói ra, chúng ta đang thu mình lại. Chúng ta cảm thấy tê liệt – không thể nói rõ điều hiển nhiên kia. Đó là bởi chúng ta đã truyền cho nhau niềm tin rằng cái gu chỉ là tương đối.

Và khi chúng tôi xem xét tác động của niềm tin lịch sự này, nó dường như khiến người ta phát ốm. Ở xã hội vốn không bị ảnh hưởng chút nào bởi cái suy nghĩ “cái gu chỉ là tương đối”, họ xoay xở để kiến tạo chính xác những địa điểm mà nhiều người thời nay coi là đẹp đẽ thú vị.

Chúng ta đã trả một giá đắt vì theo thuyết tương đối lịch sự. Chúng ta đã dâng nộp nỗ lực tập thể lớn nhất của nhân loại – kiến tạo ra những thành phố – cho những người không hề quan tâm chút nào đến diện mạo thành phố.

Truy xét vấn đề về nguyên nhân gốc rễ, ta có thể tìm ra giải pháp thoát khỏi vũng lầy. Không nhất thiết mỗi chính quyền thành phố lại phải tìm ra chỉ một lý tưởng, chỉ một hình mẫu thành phố hoàn hảo. Siena, Paris, Bath và Edinburgh đều trông rất khác. Nhưng trong mỗi trường hợp ấy, các nhà hoạch định trong quá khứ nảy ra một hình mẫu cơ bản khá tốt và áp đặt nó rộng rãi. Đó không phải là hình mẫu tương tự, nhưng chúng đều tương đối tốt.  Nhưng ở Brisbane – và rất nhiều thành phố hiện đại khác – có một sự khước bỏ tai hại mọi hình mẫu. Vì thế, kết quả là một mớ xấu xí hỗn loạn – điều chẳng ai thích thú gì.

Chắc sẽ lạ lùng nếu nói rằng một vấn đề lớn của xã hội hiện đại là thuộc về triết học trong cốt lõi. Chúng ta đã quen với việc nghĩ rằng nguyên nhân của những vấn đề là ở kinh tế. Nhưng đâu phải chúng ta quá nghèo nên không xây dựng được những thành phố hoàn mỹ. Tình thế của chúng ta tệ hơn nhiều, đáng xấu hổ hơn nhiều: chúng ta đã trở nên quá ngớ ngẩn trong tâm trí mình.

Hiểu hơn về đô thị: sự hình thành, phát triển và các mô hình tại đây: Chiến thắng của đô thị

Nguồn: Theschooloflife.com

Người dịch: Minh Hùng

Phở Việt & Ramen Nhật: Hai món nước, hai lối đi

Những năm 2018 trở về trước, cứ mỗi khi vào thu đến hết đông, khi những cơn gió mát lạnh thế chỗ cho những cơn nóng, tôi lại bồn chồn tìm quán phở. Trong bầu không khí khô ráo với cơn gió mát chạy dài trên phố, mùi hương của nồi nước phở cuốn xa cả một khoảng phố. Mùi nước ninh xương bò lẫn với mắm gừng luồn qua khứu giác kích thích cảm giác ấm nóng mà ta khao khát khi bụng trống

NEW YORK – NƯỚC VÀ ĐÔ THỊ (3): Hệ thống đường ống

Đường ống số 1 và số 2 Phân phối nước trong thành phố dựa vào hai hệ ống lớn trải rộng khắp năm khu vực: Đường ống số 1 và Đường ống số 2. Đường ống số 1 hoàn thành vào năm 1917, kéo dài 18 dặm từ hồ chứa Hillview ở Yonkers qua khu Bronx, qua sống Harlem để vào Manhattan. Nó đi dưới Công viên Trung tâm và tiếp tục xuống dưới khu Lower East Side, băng qua bên dưới sông Đông đến

Minh Hùng

18/10/2019

[Bài giảng Kinh tế học đô thị của Edward Glaeser] #1: Nhu cầu cần đô thị

Hân hạnh giới thiệu đến các bạn một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị do Edward Glaeser giảng dạy ở mức độ cơ bản. Bên cạnh tổ chức dịch và xuất bản bộ đôi Chiến Thắng của Đô Thị và Sinh Tồn của Đô Thị của Edward Glaeser, chúng tôi tiếp tục bổ sung thêm nền tảng về chuyên ngành kinh tế học đô thị bằng cách dịch các tiểu luận của ông cũng như các bài giảng

Minh Hùng

03/01/2023

Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị (Edward Glaeser) – Kỳ 5: Chính sách phản hồi bong bóng bất động sản

Đọc các bài khác thuộc chùm bài Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị của nhà kinh tế học đô thị Edward Glaeser tại đây: bong bóng bất động sản và phát triển đô thị Archives – Book Hunter Trong phần này, tôi chuyển sang thảo luận về các chính sách đối phó với sự bùng nổ và sụp đổ thị trường bất động sản, chia tách phần thảo luận về chính sách thành hai phần nhỏ riêng biệt. Tiểu mục đầu tiên

Yến Nhi

13/12/2022

Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị – Kỳ 2: Sụp đổ và Bùng nổ (Edward Glaeser)

Đọc các bài khác thuộc chùm bài Bong bóng bất động sản và phát triển đô thị của nhà kinh tế học đô thị Edward Glaeser tại đây: bong bóng bất động sản và phát triển đô thị Archives - Book Hunter Bùng nổ trong thập niên 1920 (Roaring Twenties) và cú sụp đổ năm 1929 Cuộc đại khủng hoảng (quanh 1933) gắn liền với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1929 hơn là bất động sản, nhưng giá tài sản song

Yến Nhi

23/11/2022