Home Đọc Đọc “Bức tranh kinh tế Việt Nam thế kỷ 17, 18” để thấy nền kinh tế chuyển mình trong hỗn loạn

Đọc “Bức tranh kinh tế Việt Nam thế kỷ 17, 18” để thấy nền kinh tế chuyển mình trong hỗn loạn

Minh Hùng

11/02/2018

Thi thoảng lại có một vài nhân vật ưu tú chuyên “đọc sách tinh hoa” than thở với tôi rằng, nếu từ thế kỷ XVIII, Việt Nam cũng làm cải cách như Nhật Bản thì có lẽ bây giờ chúng ta đã ở vị trí cường quốc, hoặc chí ít cũng không thể kém Nhật Bản, Israel. Tôi chỉ muốn nói với họ hãy bỏ ngay mấy quyển sách dạy làm giàu kiểu Nhật, kiểu Do Thái xuống để đọc “Bức tranh kinh tế Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII” của Nguyễn Thanh Nhã. Đây thực sự là quyển sách đáng đọc kỹ trước khi đưa ra bất kỳ một phán xét đơn giản hóa quá mức nào về lịch sử và sự phát triển thời kỳ này.
Chúng ta thường nhớ về thế kỷ XVII và XVIII như là một trong những giai đoạn phức tạp và rối ren nhất trong lịch sử Việt Nam. Đó là thời kỳ nền quân chủ thoái trào, quyền lực trung ương buông lỏng, những hệ thống xã hội và nền móng văn hóa được xây dựng trước đây đều bị xâu xé lụi tàn trong vô vàn các cuộc nổi dậy, nội chiến binh lửa tang thương. Thêm vào đó, cuộc Nam tiến đã đem văn hóa Việt tiếp biến của nhiều luồng văn hóa khác, càng làm tình thế xã hội trở nên xáo trộn và khủng hoảng. Nhìn sâu vào bức tranh hỗn độn ấy của thời đại, Nguyễn Thanh Nhã, nhà sử học đồng thời cũng là kinh tế gia lại phát hiện ra một trật tự mới, một nền móng mới đang dần thai nghén trong khủng hoảng, mà khía cạnh dễ thấy nhất là ở đời sống kinh tế. Những biến chuyển dẫu khuất lấp và không nhiều người để ý này lại là yếu tố định hình giai đoạn lịch sử sau này đến tận ngày nay.
Cái nhìn tương đối mới mẻ ấy của tác giả được triển khai trong 3 phần của quyển sách. Phần mở đầu trình bày về khung cảnh lịch sử, các cuộc phân tranh và sức cản lên sự phát triển chung của xã hội. Hai phần sau thể hiện chi tiết những dấu hiệu biến đổi ở nông thôn và sau đó là ở các đô thị.
Mở đầu: Khung cảnh lịch sử: Cuộc phân tranh, sức cản đối với phát triển
Những diễn biến chính trị đã có sẵn trong nhiều sách sử giáo khoa, ở đây Nguyễn Thanh Nhã chỉ điểm lại và đưa ra những yếu tố mấu chốt sẽ còn ảnh hưởng tới tình hình kinh tế Việt Nam thời bấy giờ. Yếu tố trước hết phải nói với ngân sách nhà nước và lệ thuế. Hệ thống quân đội và bộ máy hành chính lớn đòi hỏi cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài phải ào ạt tăng thuế một cách chồng chéo. Hệ quả của tăng thuế là việc hình thành các lớp nông dân phiêu tán, không còn bám làng bám ruộng. Những khối người khổng lồ trôi dạt ngoài vòng pháp luật này nhanh chóng trở thành “giặc” trong các cuộc nổi dậy làm điêu đứng nền tảng chính trị mục nát đương thời. Cũng chính những nhóm người này tạo nên làn sóng dồn dân về các đô thị, tạo tiền đề cho sự phát triển mới về kinh tế về sau.
Phần một: Những biến đổi trong nông nghiệp
Trong suốt cả ngàn năm, nông nghiệp vẫn là hoạt động kinh tế chủ yếu của nước ta, chi phối mọi hoạt động khác của đời sống. Nhìn vào riêng lĩnh vực này thôi cũng đủ thấy cả những dấu hiệu khởi sắc lẫn nguyên nhân trì trệ của nền kinh tế. Trong nông nghiệp, ngoài vấn đề kỹ thuật và thủy lợi, Nguyễn Thanh Nhã đặc biệt chú ý đến sự phân bố đất đai. Nạn chiếm hữu, tư hữu đất đai của quan lại tràn lan, đặc biệt ở Đàng Ngoài làm quỹ đất cho trồng trọt bị thu hẹp. Các chúa tranh quyền liên miên nên chẳng có được chính sách đất đai nào thực hiện dài hạn. Tác giả kết luận: “Rào cản phát triển không phải ở khía cạnh kỹ thuật mà là ở định chế nông nghiệp. Chính định chế nông nghiệp đã quy định điều kiện, công cụ lao động, khiến kỹ thuật của chúng ta không thể phát triển trong thời gian dài.” Đọc những phân tích này, GS Đào Duy Anh đã bình luận rằng chính tình hình ruộng đất lúc bấy giờ là một trong những “nguyên nhân sâu xa của sự bất lực mang vẻ định mệnh” trong việc bỏ lỡ cuộc cách mạng công nghiệp đương thời.
Ngoài nông nghiệp, tác giả để mắt đến nhiều hoạt động kinh tế khác ở nông thôn, nhưng có lẽ đáng chú ý nhất là sự phát triển của nghề thủ công. Theo Nguyễn Thanh Nhã, việc nghề thủ công phát triển có tác động tích cực đến khía cạnh kỹ thuật lẫn tổ chức sản xuất. Các tổ chức làm nghề dần hình thành và thoát khỏi hình hài phường hội xưa kia để trở thành một hình thức doanh nghiệp dù sơ khai nhưng mang nhiều hy vọng.
Phần hai: Sự phát triển của kiến trúc thượng tầng đô thị và thương mại
Nếu ở nông thôn, các làn sóng mới đang dần xô lên “con đê truyền thống”, thì ở các thành thị, những vận động mới mẻ đầy sức sống này lại càng rõ ràng đậm nét hơn. Nhìn toàn cảnh đất nước qua hai thế kỷ, ta thấy xu hướng đô thị hóa đang dần mạnh mẽ. Các tòa thành cổ Thăng Long, Phú Xuân dần nâng cấp lên hàng các thành phố lớn, cùng với đó là sự hình thành của cả một mạng lưới các thành phố mới, cả thành phố – chợ (Hội An, Phố Hiến, Vân Đồn…) lẫn thành phố – thành trì (Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Sơn Tây, Kinh Bắc). Tuy về mặt hành chính, các thành phố này vẫn duy trì cấu trúc thôn xã cũ, nhưng những tác động của nó đến các biến chuyển thể chế kinh tế – xã hội thì không thể phủ nhận. Trước hết, đó là sự xuất hiện của lớp “thị dân” chen vào giữa trật tự vua – nho quan – dân đen trước đây. Lực lượng mới này hình thành, tự định ra một phong khí riêng, một não trạng riêng, một tinh thần riêng làm xói mòn quan niệm truyền thống và không ngừng vươn lên trong trật tự mới. Tầng lớp bình dân quần chúng với đủ thứ nghề vãng lai dần có chỗ đứng hơn kéo theo một loạt thay đổi trong xã hội: ranh giới đẳng cấp tầng lớp mờ dần, tiền bạc trở thành một vị thần mới trong xã hội, các nghề diễn xướng được vinh day thay vì khinh khi… Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích kỹ lưỡng những dấu hiệu khởi sắc ở các lĩnh vực nội thương, ngoại thương bất chấp nhiều rào cản của định chế và điều kiện văn hóa nước ta.
Dù đựng chứa một lượng thông tin khổng lồ, quyển sách không phải là một tập hợp thống kê chi tiết toàn diện và hoàn toàn chính xác về các mặt kinh tế Việt Nam qua từng năm, mà nó mang dáng dấp một bức tranh, một phác thảo lịch sử kinh tế qua lăng kính và góc nhìn riêng của tác giả, mang đậm dấu ấn cá nhân. Ở một giai đoạn mà ta đã quen nhìn qua các cuộc đấu đá của các thế lực, sự trưởng thành và tàn vong của các tập đoàn, các hậu quả thương vong tiêu điều của chiến tranh, Nguyễn Thanh Nhã cung cấp cho ta một cái nhìn mới. Ông đào sâu hơn các lớp sự kiện bề mặt, đi sát đời sống người dân để phát hiện những mạch ngầm, những nguyên do ẩn, những biến chuyển mãi sau này mới phát lộ và chi phối dòng lịch sử. “Bức tranh kinh tế Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII”, do vậy, không chỉ là tài liệu đáng tham khảo, mà còn mang đến niềm vui được tái khám phá một giai đoạn tưởng như đã rất quen thuộc trong lịch sử nước nhà.

Link mua sách:  https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/buc-tranh-kinh-te-viet-nam-the-ky-xvii-va-xviii/

Minh Hùng

Nhà Lê – Khuôn mẫu Việt cho một quốc gia toàn trị, con đường dẫn đến tranh giành quyền lực (2)

(Một tiểu luận phê phán nhà Lê) Mời các bạn đọc bài trước tại đây: Bối cảnh lịch sử và cuộc tranh giành của các công thần Cuộc chiến của các hoàng tử Cuộc chiến của Lê Nguyên Long và Lê Tư Tề kết thúc cùng với sự uất ức của Tư Tề có thể coi là mở ra một giai đoạn tạm thời thịnh trị của nhà Lê. Không giống như Lê Lợi, Nguyên Long có thể gọi là có quy trình tuyển chọn

Nhà Lê – Khuôn mẫu Việt cho một quốc gia toàn trị, con đường dẫn đến tranh giành quyền lực (1)

(Một tiểu luận phê phán nhà Lê) Nhà Lê (1428-1789) là triều đại được đánh giá là hùng mạnh và thịnh vượng nhất Việt Nam thời phong kiến. Đó là những gì chúng ta được học trong chương trình lịch sử ở bậc phổ thông. Giữ vững niềm tin ấy, hẳn không ít người tiếp tục một sự tôn vinh thái quá với một triều đại, có thể nói là sự suy thoái của phong kiến ở Việt Nam. Nhà Lê bao gồm hai triều

Nhà phê bình Thụy Khuê: “Viết lịch sử là đi tìm sự thực”

Book Hunter: Nhà phê bình văn học Thụy Khuê vừa cho ra mắt Tiểu luận nghiên cứu "Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long". Tiểu luận nghiên cứu này giúp chúng ta thấy những góc nhìn và dữ liệu lịch sử về giai đoạn chuyển giao quan trọng của lịch sử Việt Nam này. Sau đây là bài phỏng vấn nhà phê bình Thụy Khuê xoay quanh tác phẩm mới của bà và các vấn đề của lịch sử. HTN:

Thần, người và đất Việt: nhìn lại lịch sử tín ngưỡng thờ cúng thần linh nước Việt

Có lẽ trong lịch sử ngàn năm văn hiến của nước Việt, chưa bao giờ tín ngưỡng thờ cúng thần linh lại ở trong tình trạng xáo trộn nhanh chóng và khó lường như thời đại toàn cầu hóa hiện nay. Chỉ non chục năm, ta thấy nhiều nét văn hóa truyền thống biến tướng hoặc chìm khuất, nhiều tín ngưỡng vốn rất xa lạ từ các nước bạn chợt ùa đến tạo nên đám đông tín đồ, các hệ thống đình, chùa, miếu, quán

Minh Hùng

30/01/2018

Tại sao xã hội trong hai triều đại Lý -Trần lại đạt được sự thịnh vượng?

Thời kỳ cầm quyền của nhà Lý (1009-1225) và nhà Trần (1226-1400) là hai triều đại thịnh vượng nhất trong lịch sử Việt Nam từ trước đến nay. Nhiều sách sử cho rằng triều đại nhà Lê mới là triều đại mạnh nhất, nhưng đa số người đọc đã bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm: sự thịnh vượng và tập trung quyền lực. Triều đại nhà Lê là quãng thời gian quyền lực của vua đạt đến tối cao, tuy nhiên điều này không