Home Đọc Tiểu thuyết lịch sử thời Lê Mạt “Thiên địa phong trần” với nhân vật chính là Nguyễn Gia Thiều

Tiểu thuyết lịch sử thời Lê Mạt “Thiên địa phong trần” với nhân vật chính là Nguyễn Gia Thiều

Book Hunter

24/05/2019

Trong tháng Năm năm 2019, Book Hunter xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc cuốn tiểu thuyết lịch sử Thiên địa phong trần” – Tập 1: Khúc cung oán của nhà văn Hà Thủy Nguyên.
“Thiên địa phong trần xoay quanh những biến loạn chính trị thời Lê Mạt, cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18. Trong đó, Tập 1: Khúc cung oán tập trung khai thác những âm mưu đấu đá trong năm tháng gắng gượng cuối cùng của triều đình chúa Trịnh Sâm và vua Lê Hiển Tông, trước thời điểm Quang Trung tiến quân ra Bắc. Mặc dù chưa đối mặt với họa ngoại xâm, nhưng mầm loạn đã khởi từ nơi triều đình. Trên thượng điện, sủng thần mang bụng khác, chốn khuê phòng, ái phi giấu âm mưu, ngoài biên ải, kẻ cựu thù dấy họa. Trên bức màn loạn lạc của những thế lực chính trị xung đột gay gắt này, những phẩm cách của con người cũng trái chiều nhau đến cực đỉnh.

Bản đọc thử: https://bookhunter.vn/doc-thu-thien-dia-phong-tran-ha-thuy-nguyen/

Nhân vật chính của “Thiên địa phong trần” là Nguyễn Gia Thiều, tác giả của “Cung oán ngâm khúc”. Nguyễn Gia Thiều xuất hiện trong tiểu thuyết không chỉ là một nhà Nho tài tử mà còn là một quý tộc gánh vác trên vai những trách nhiệm chính trị nặng nề. Tập 1 “Khúc cung oán” đi sâu vào khai thác tâm lý của Nguyễn  Gia Thiều giữa bối cảnh loạn lạc thời Lê Mạt, để chuẩn bị cho tập 2 dự kiến ra mắt vào cuối năm 2019. 

Chia sẻ về hai tựa đề “Thiên địa phong trần” và “Khúc cung oán”, trên trang facebook của mình, nhà văn Hà Thủy Nguyên cho biết:
“Thiên địa phong trần” là câu thơ đầu tiên trong bản “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn, câu thơ có nghĩa là: “Đất trời trong cơn gió bụi”, để ám chỉ một thời loạn lạc. Những năm tháng ở thời Lê Mạt, cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 thực sự là chìm trong “cơn gió bụi”, và “cảnh tang thương” diễn ra với mọi phận người. Cái tên ấy có xuất xứ như vậy đấy!
Còn “Khúc cung oán” thì sao? Là bởi vì tập 1 có nội dung liên quan đến những cuộc quyền đấu trong triều đình vua Lê chúa Trịnh, và nhân vật chính Nguyễn Gia Thiều, trong hư cấu của tôi, là mắt xích chủ chốt trong đó. Nguyễn Gia Thiều nổi tiếng với “Cung oán ngâm khúc”, và trong suốt một đời thơ của mình, ông viết nhiều bài cung oán, mà bài nào cũng thần tình tuyệt diệu. Do đó, tôi không cho rằng ông viết các bài thơ thuộc thể tài cung oán chỉ để cảm thương cho các “cung nhân”, cũng như Đặng Trần Côn chắc hẳn không viết “Chinh phụ ngâm khúc” chỉ vì xót xa cho thân phận các “hồng nhan”, hay Nguyễn Du viết “Đoạn trường tân thanh” không phải chỉ để ta thấy “Đau đớn thay phận đàn bà”… Mượn lời phái nữ, các nhà thơ này muốn nói lên tư tưởng của mình, tâm trạng của mình trước một thời đại loạn lạc, chiến tranh do những kẻ tham tàn gây nên. “Tính nữ” trong họ đại diện cho tinh thần phản chiến, cho sự bi thương, trái ngược với những trách nhiệm của chính nhân quân tử mà Nho giáo áp đặt lên.

 Cuốn tiểu thuyết “Thiên địa phong trần” – Tập 1: Khúc cung oán (giới hạn 300 bản) của tác giả Hà Thủy Nguyên được NXB Hội Nhà Văn cấp giấy phép và nằm trong Tủ sách Book Hunter.

Số lượng bản in: 300 cuốn
Số trang: 288 trang
Số khổ: 12,5 x 20cm
Giá bìa: 130.000 VND

Trailer giới thiệu sách:


Giới thiệu về Nhà văn Hà Thủy Nguyên:
Nhà văn Hà Thủy Nguyên, sinh năm 1986, tại Hà Nội
Nổi danh với tiểu thuyết dã sử dày 1000 trang, viết năm 14 tuổi, lấy bối cảnh thời Lý chống lại quân Tống xâm lược, với tiêu đề “Điệu nhạc trần gian”. Khi sách được xuất bản năm 2004, “Điệu nhạc trần gian” (NXB Phụ Nữ) đã nhanh chóng trở thành hiện tượng truyền thông. Cuốn sách được nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên đánh giá cao bởi kỹ thuật xây dựng cốt truyện điêu luyện, kiến thức văn hóa và lịch sử dày dặn rất hiếm có ở độ tuổi của tác giả.
Năm 2008,  bộ kịch bản truyền hình đầu tay “Vòng nguyệt quế” của Hà Thủy Nguyên được dựng thành phim và phát sóng giờ vàng trên VTV1 (Đạo diễn Mai Hồng Phong). Bộ phim xoay quanh các tranh chấp trong giới văn chương và báo chí tại Việt Nam. Phim gây rất nhiều tranh cãi trong dư luận. Sau “Vòng nguyệt quế”, Hà Thủy Nguyên còn tham gia viết kịch bản 2 bộ phim lớn nữa là “Blog nàng dâu”(VTV3, đạo diễn Mai Hồng Phong, về gia đình và văn hóa ẩm thực) và “Nếp nhà” (giờ vàng VTV1, đạo diễn Vũ Trường Khoa, về văn hóa Hà Nội, thuộc Dự án phim kỷ niệm 1000 năm Thăng Long).
 

Ảnh chụp sự kiện ra mắt sách tại W Book Cafe ngày 10/5/2019
Cùng năm 2008, cuốn tiểu thuyết “Cầm thư quán” được NXB Phụ Nữ và Nhà sách Kiến Thức xuất bản nhưng chỉ trong tháng đầu đã bị thu hồi không rõ lý do. Báo chí cũng không nhắc gì về việc này.
Năm 2010, tiểu thuyết khoa học viễn tưởng “Thiên mã” của Hà Thủy Nguyên được NXB Kim Đồng xuất bản. Cuốn tiểu thuyết được đánh giá cao bởi kiến thức về văn hóa cổ đại từ đông sang tây mà Hà Thủy Nguyên đưa vào trong sách. “Thiên mã” được coi là tiểu thuyết khoa học viễn tưởng đầu tiên ở Việt Nam.
Năm 2013, Nhà sách Bách Việt xuất bản cuốn “Bên kia cánh cửa” (NXB Lao Động), tập truyện ngắn giả tưởng với nhiều ẩn ngữ triết học phức tạp.
Năm 2016, tập thơ đầu tay của Hà Thủy Nguyên có tên “Mùa dã cổ” (NXB Hội Nhà Văn) ra mắt bạn đọc. Tập thơ được viết với văn phong cổ điển, đặt ra nhiều câu hỏi triết học hoài nghi thực tại. Cuốn sách được nhiều độc giả thích thú với tính tâm linh và xu hướng hoài cổ trong thơ Hà Thủy Nguyên.
Năm 2018, “Cầm thư quán” (NXB Hội Nhà văn) được xuất bản với phiên bản mới, diện mạo mới, nằm trong Tủ sách Book  Hunter
Năm 2019, tiểu thuyết lịch sử “Thiên địa phong trần” – Tập 1: Khúc cung oán của Hà Thủy Nguyên (NXB Hội Nhà Văn xuất bản, Tủ sách Book Hunter)

==
Do số lượng in giới hạn, sách không phát hành rộng rãi.
Bạn đọc có thể đặt mua “Thiên địa phong trần” – Tập 1: Khúc cung oán online tại website Hang Cáo: https://thebookhunter.org/portfolio-item/thien-dia-phong-tran/
Hoặc mua trực tiếp tại địa chỉ 81B, ngõ 592, đường Trường Chinh, quận Đống Đa, Hà Nội. Trước khi tới mua sách, quý vị vui lòng gọi điện đến SĐT 0911185338.

THIÊN ĐỊA PHONG TRẦN – MỘT “KHÚC CUNG OÁN” GIỮA THỜI LOẠN LẠC

Hồi còn đi học, tôi thường đọc đi đọc lại "Chinh phụ ngâm khúc" của Đặng Trần Côn. Những câu ngâm: “Thiên địa phong trần/ Hồng nhan đa truân/...” đã theo tôi suốt một thời cắp sách đến trường. Hồi đó, tôi chỉ lờ mờ biết được “thuở trời đất nổi cơn gió bụi” là một thời loạn lạc, phân tranh. Lớn hơn một chút, tôi đọc thêm "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều. Tôi của lúc đó cũng đặt câu hỏi, tại

Đọc “Bức tranh kinh tế Việt Nam thế kỷ 17, 18” để thấy nền kinh tế chuyển mình trong hỗn loạn

Thi thoảng lại có một vài nhân vật ưu tú chuyên “đọc sách tinh hoa” than thở với tôi rằng, nếu từ thế kỷ XVIII, Việt Nam cũng làm cải cách như Nhật Bản thì có lẽ bây giờ chúng ta đã ở vị trí cường quốc, hoặc chí ít cũng không thể kém Nhật Bản, Israel. Tôi chỉ muốn nói với họ hãy bỏ ngay mấy quyển sách dạy làm giàu kiểu Nhật, kiểu Do Thái xuống để đọc “Bức tranh kinh tế Việt

Minh Hùng

11/02/2018

Đêm hội Long Trì – Bức tranh con người nơi phủ chúa

Năm 1942, Nguyễn Huy Tưởng ra mắt cuốn tiểu thuyết đầu tiên – Đêm hội Long Trì. Không giống với các tác phẩm văn học dã sử khác như Hoàng Lê Nhất Thống Chí hay Vũ trung tùy bút đi sâu vào mâu thuẫn giữa các giai tầng trong xã hội hoặc sự sa đọa của bên thống trị, Đêm hội Long Trì mở ra một không gian lịch sử hoàn toàn mới lạ: Chuyện nhà chúa Trịnh Sâm Tĩnh Đô Vương. Cuốn tiểu thuyết