#1. A History of God: The 4,000-Year Quest of Judaism, Christianity and Islam – Karen Amstrong
Đây là một cuốn sách tuyệt vời của Karen Amstrong – một trong những nhà phê bình xuất sắc nhất của Anh về chủ đề tôn giáo. Bà đã ghi lại lịch sử nhạn thức và trải nghiệm Thiên Chúa từ thời Abraham đến nay. Karen Amstrong đã thực hiện một phép lạ kỳ diệu khi chưng cất lịch sử tri thức của chủ thuyết độc thần thành một cuốn sách đa chiều và hấp dẫn. Do đó, cuốn sách gần như đã đạt đến mực “kinh điển” vè đề tài gai góc này.
Link mua sách: https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/1-history-god-4000-year-quest-judaism-christianity-islam-karen-amstrong/
#2. Fields of Blood: Religion and the History of Violence – Karen Amstrong
Lại một cuốn sách khác của Karen Amstrong, cuốn sách này cho chúng ta biết về lịch sử của các cuộc bạo động trong tôn giáo. Karen Amstrong không chỉ xem xét vấn đề bạo động trong tôn giáo qua các hiện tượng đã quen thuộc như “Jihad” trong Islam hay “Crusades” của Kito giáo, mà còn cả các đức tin khác như Phật giáo, Ấn Độ giáo, Nho giáo, Đạo giáo và Do Thái giáo. Bà cho rằng trong một xã hội nông nghiệp các địa chủ tàn sát nông dân và tàn sát lẫn nhau để tranh cướp tài sản. Trong xã hội ngày nay, tôn giáo không phải là vấn đề rời rạc và mang tính cá nhân mà nó đã thâm nhập vào mọi khía cạnh của xã hội. Và đó là sự xâm lăng của xã hội nông nghiệp được bao bọc bởi vẻ ngoài thiêng liêng.
Công nghiệp hóa và hiện đại hóa đã mở ra một giai đoạn bạo lực mới và như Amstrong giải thích, nguyên nhân của nó không thể được gán trực tiếp cho tôn giáo. Bà chỉ cho chúng ta thấy bằng cách nào mà các tôn giáo hấp thụ được sự hiếu chiến hiện đại.
Link mua sách: https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/fields-blood-religion-history-violence-karen-amstrong/
#3. Religion and Science – Bertrand Russell
Trong công trình này, Russell, triết gia hoài nghi, toán học, và người ủng hộ hoà bình nổi tiếng đã đưa ra một nghiên cứu ngắn gọn nhưng sâu sắc về những mâu thuẫn giữa khoa học và tôn giáo truyền thống trong bốn thế kỷ qua. Ông đã tái hiện lại những tiến bộ khoa học đụng độ với học thuyết Kitô giáo hay những diễn giải theo kinh thánh, từ Galileo và cuộc Cách mạng Copernicus, đến các bước đột phá y học về gây tê và tiêm chủng. Russell đã chỉ ra sự thay đổi liên tiếp và đánh giá lại hệ thống tín ngưỡng của phương Tây trong suốt chiều dài lịch sử. Bên cạnh đó, ông khẳng định rằng những cuộc tranh luận tương tự giữa khoa học hiện đại và Giáo hội vẫn tồn tại ngày nay.
Link mua sách: https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/religion-science-bertrand-russell/
#4. History Of The Conflict Between Religion And Science – John William Draper
Nhà khoa học John William Draper và nhà văn Andrew Dickson White là những tác giả có ảnh hưởng nhất trong chủ đề Mâu thuẫn giữa tôn giáo và khoa học. Vào đầu những năm 1870, Draper được mời viết Lịch sử xung đột giữa Tôn giáo và Khoa học (1874), một cuốn sách trả lời các vấn đề đương thời trong Công giáo La Mã, chẳng hạn như học thuyết về tính “tuyệt đối đúng” của Đức giáo hoàng, và phần lớn chỉ trích những gì ông tuyên bố chống lại Chủ nghĩa duy vật trong truyền thống Công giáo. Draper cũng đưa ra đánh giá rằng đạo Hồi và đạo Tin Lành có ít xung đột với khoa học hơn.
Link mua sách: https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/history-conflict-religion-science-john-william-draper/
#5. Dialogues and Natural History of Religion – David Hume
David Hume là một trong những nhà triết học viết bằng tiếng Anh với các quan điểm khiêu khích. Các âu hỏi thảo luận của ông đặt ra câu hỏi rằng liệu một niềm tin vào Thiên Chúa có thể được suy ra từ những gì được biết đến về vũ trụ hay không, hoặc cho liệu một niềm tin như vậy có còn phù hợp với kiến thức ngày nay. Cuốn sách là một cuộc điều tra nguồn gốc của niềm tin sự phát triển của nó từ đa thần đến chủ nghĩa nhất thần giáo điều.
Link mua sách: https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/dialogues-natural-history-religion-david-hume/
#6. Life After Death: A History of the Afterlife in Western Religion – Alan.F.Segal
Những ai thích thú với chủ đề cuộc sống sau khi chết hẳn sẽ quan tâm đến cuốn sách này. Segal đã thực hiện một cuộc “khảo sát bản đồ về thế giới bên kia” để tìm kiếm trong các văn bản tôn giáo phương Tây cách mà các nền văn hoá khác nhau tin tưởng về đời sống sau khi chết và cách họ phản ánh thực tế cũng như lý tưởng xã hội; để rồi cho thấy sự biến chuyển niềm tin theo thời gian.
Segal đã kết hợp dữ liệu lịch sử và nhân học với những hiểu biết thu được từ các bài luận về tôn giáo và triết học để giải thích những bí ẩn sau đây: tại sao người Ai Cập nhấn mạnh đến một thế giới bên kia trên thiên đàng nhưng xác lại được ướp trong một ngôi mộ trên trái đất; Tại sao người Babylon coi những kẻ chết sống trong nhà tù dưới đất; tại sao người Hebrew giữ im lặng về đời sống sau khi chết trong Đền thứ nhất, nhưng vẫn giữ nó trong đền thờ thứ hai (534 TCN); Và tại sao Kitô giáo lại đặt cuộc sống khi chết ở trung tâm của hệ thống tín ngưỡng của mình. Ông thảo luận về các cuộc đối thoại bên trong và các lập luận trong chủ nghĩa Do thái và Kitô giáo, cho thấy động lực tiềm ẩn phía sau của họ, cũng như những ý tưởng đánh dấu sự khác biệt giữa hai tôn giáo. Trong một nghiên cứu chi tiết về ảnh hưởng của các quan điểm kinh thánh về thiên đường và tử đạo đối với tín ngưỡng Islam, ông đưa ra một quan điểm hấp dẫn về sự gia tăng hiện tại đáng lo ngại của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.
Theo dõi các mối quan hệ hữu cơ mang tính lịch sử giữa các văn bản thiêng liêng và các cộng đồng niềm tin, so sánh các tầm nhìn của cuộc sống sau khi chết đã xuất hiện trong lịch sử, Segal đã được “khải lộ” về mối quan hệ mật thiết giữa quan niệm về thế giới bên kia với xã hội tạo ra chúng , và sự khám phá cá nhân về ý nghĩa cuối cùng của cuộc sống trên trái đất.
Link mua sách: https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/life-death-history-afterlife-western-religion/
Cáo Hà Thành