Bookhunter: Đây là bài giới thiệu cuốn sách “Nghiên cứu về nền văn minh Islam”, xuất bản vào năm 2010 và tái bản 2011 của hai tác giả Ahmed Essa và Othman Ali.
1- VAI TRÒ CỦA ISLAM TRONG LỊCH SỬ
Đạo Islam đã tạo ra cây cầu độc nhất nối giữa các nền văn minh của phương Đông và phương Tây. Giới học giả Islam đã cứu lại nền tri thức đang trên đà thất lạc trong nhiều thế kỷ và đem cái mới mẻ đến làm rực rỡ mỗi thời kỳ. Trong sự bùng nổ của sáng tạo, tín đồ Islam đã đưa các đóng góp của mình đến với thế giới trong một thời gian dài. Họ xem việc khai phá tri thức là một nhiệm vụ của tôn giáo. Những đóng góp này xuất phát từ đặc tính của một tôn giáo đã đem tới phẩm giá cho con người.
Đạo Islam chỉ rõ cho người ta thấy nên hài lòng với sự ban phát của tạo hóa trong khuôn khổ của đạo đức và luân lý, đồng thời cũng tìm cách loại bỏ những khác biệt xã hội giữa các giai cấp và chủng tộc. Văn minh Islam đã vượt qua giới hạn địa lý lẫn thời gian từ châu Âu tới châu Á, từ đó đạt được sự động nhất giữa con người với nhau. Vị trí của người phụ nữ trong cộng đồng này được cải thiện. Phương cách sinh sống của người Islam góp phần tạo lên các thành tựu cũng như ảnh hưởng của nền văn minh đạo Islam.
Islam là một trong những nền văn minh hàng đầu của thế giới trong hàng ngàn năm. Ngôn ngữ của nó, tiếng Arab, là một ngôn ngữ khoa học của quốc tế. Tuy nhiên, nhiều tài liệu lịch sử cho rằng các thành tựu của Islam có được là do vay mượn từ những nền văn minh khác. Các sử gia này ưa thích việc dành chú ý cho phương Tây như là nền văn minh duy nhất của thời kỳ Trung Cổ, chủ yếu tập trung vào châu Âu. Những mô tả và phán xét của họ lấy từ các văn bản có từ thế kỷ VII trở về trước, công kích đạo Islam, kinh Qur’an và nhà tiên tri Muhammad (SAAS)*. Các nhà sử học trải dài ở Hi Lạp và Rome cùng với sự phát triển sớm của giáo lý Cơ Đốc giáo, đã tóm lược lại kỷ nguyên Islam lại và làm một bước nhảy vọt tới tận thời kỳ Phục Hưng.
Người Islam đã vay mượn từ những nền văn hóa đi trước, giống với những gì mà các nền văn minh khác đã làm, sau đó họ đóng góp và tạo ra một văn minh khác biệt. Lần lượt theo đó, các nền văn minh khác, đặc biệt là những nền văn minh ra đời muộn hơn tại châu Âu, cũng đã mượn ý tưởng và chất liệu sẵn có từ văn minh Islam. Đạo Islam tạo ra sự nối dài của lịch sử bằng việc bổ sung vào sự phát triển của đạo Do Thái và đạo Cơ Đốc, đồng thời cũng cung cấp nền tảng cho nền văn mình có ảnh hưởng tiếp theo: Văn minh phương Tây.
2 – VĂN MINH ISLAM ĐỐI VỚI NỀN HỌC THUẬT
Văn minh Islam đóng vai trò quan trọng khi bù đắp lại khoảng trống đang mở rộng của nền học thuật thế giới vào thế kỷ VII. Trong khi những nền văn minh chính yếu đã lụi tàn và châu Âu thì đang trải qua thời kỳ Đêm Trường Trung Cổ thì sự bành trướng về mặt địa lý của Islam lại tương xứng với một nền tri thức và văn hóa đang phát triển sôi nổi. Thánh kinh Qur’an đã là minh chứng về kích thích quan trọng nó đối với nền học thuật. Từ “ilm” (knowledge) được tìm thấy khoảng 750 lần trong kinh Qur’an, một trong những cụm từ có số lần xuất hiện khá dày đặc trong văn bản và cũng là từ được nhắc lại nhiều nhất trong những lời sấm truyền của nhà tiên tri Muhammad. Thêm vào đó, kinh Qur’an phân tách rạch ròi con người với phần còn lại của sự sáng tạo bằng khả năng suy luận của họ. Ngôn ngữ phong phú của Islam cho phép môt tả khái niệm khoa học cũng như các lĩnh vực học thuật khác một cách chính xác. Bằng cách kể lại và lắng nghe từ cuộc sống của tín đồ, ngôn ngữ thánh kinh Qur’an đã và đang được nhắc lại. Tầm quan trọng của tiếng Arab cổ, ngôn ngữ nền tảng cho Islam và nền văn minh của nó, cần được nhấn mạnh hơn là những gì được lĩnh hội từ phương Tây. Suốt thời kỳ Trung Cổ, tiếng Arab chiếm ưu thế trong thế giới Islam và được đã từng hiện diện ở châu Âu. Một số trường đại học châu Âu đã từng sử dụng ngôn ngữ này cho tới khi thay thế bằng tiếng Latin. Từ điển và ngữ pháp cơ bản của tiếng Arab cũng được dù như một nguồn cho triết học Do Thái giáo.
Hầu như từ buổi sơ khai, cộng động Islam đã quan tâm đến việc đọc như là một trong số các nhu cầu trọng yếu, cùng với việc thành lập trường học cho mọi tầng lớp, trong khi đó thì sự đọc ở châu Âu là đặc quyền của giới tăng lữ. Đây đã là một xã hội độc đáo với việc tập trung truyền bá sự đọc. Các học giả Islam trong những thế kỷ đầu của Islam đã tin tưởng mãnh liệt rằng cỗ xe ngựa, tri thức và lòng một đạo làm cuộc sống hiện tại và tương lai trở lên tốt đẹp hơn. Nền học thuật được nhấn mạnh trong thánh kinh Qur’an, quá trình giảng dạy và thực hành theo nhà tiên tri Muhammad cũng như những người kế tục chính thống của ông.
3 – SỰ THÀNH LẬP CỦA CỘNG ĐỒNG ISLAM ĐẦU TIÊN
Cộng đồng Islam đầu tiên là một xã hội theo thuyết cải thiện, ở đó tín đồ Islam thay đổi cách sống với sự kêu gọi và soi sáng của thánh kinh Qur’an cũng như cách ứng xử của Đấng tiên tri Muhammad. Những điều này đã ảnh hưởng tới mọi mặt của cuộc sống. Lấy ví dụ, thánh kinh Qur’an nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hòa hợp với tự nhiên và vui thú với vẻ đẹp của thế giới thánh thần. Islam cũng đặt con người ở vị trí cao hơn so với tội lỗi khi trào đời (tội tổ tông) hay sự đầu thai chuyển thế. Thánh kinh Qur’an mô tả cơ thể con người như một phép màu có thể đạt được những phẩm chất thần thánh. Tóm lại, thần giúp nâng lên tính nhân đạo. Lời dạy trong Thánh kinh: “Chúng ta đã ban phẩm giá cho những đứa con của Adam” (17:70)
Đấng tiên tri đã lấy ví dụ về lý lẽ cũng như tính sáng tạo và nhiều điều răn dạy khác từ kinh Qur’an. Ngài Muhammad, sinh tại Makkah vào năm 570 SCN, nổi tiếng là người đáng tin trong đời tư lẫn công việc làm ăn. Oong đã nhật được thiên khải lần đầu vào năm 610 SCN và thuyết giảng cho đồng đạo người Makka của mình, những người từng ngược đãi ông trong suốt cuộc di dân tới thành phố tương lai của Madnah. Sự kiện này, al-Hijarh, đánh dấu sự bắt đầu của lịch Islam cũng như sự thành lập của cộng đồng đầu tiên. Sau nhiều cuộc chiến, đấng tiên tri và những đồng đạo đã chinh phục được Makkah rồi kiến tạo nơi này như phần trung tâm của thế giới Islam. Tầm nhìn của Đấng tiên tri là công cụ đã dẫn dắt nền văn minh mới mẻ này cùng cuộc thánh chiến hay tranh đấu hướng tới việc đạt được một mục tiêu xứng đáng. Nhà thời Islam trở thành trung tâm cộng đồng, giáo dục và chính phủ, cùng với đó là một hệ thống thuế cùng với từ thiện được phát triển để hỗ trợ cho người nghèo.
Nhà tiên tri Muhammad là một vị thủ lĩnh khiêm tốn và giản dị, người thường khăng khăng rằng con người, kể cả phụ nữ, được đối xử bình đẳng. Bước tiến này rất đáng chú ý trong thời điểm mà những người tra thường coi sự chào đời của một bé gái là nỗi hổ thẹn và thường xuyên phạm vào tục giết trẻ em. Đấng tiên tri khẳng định phụ nữ có thể giữ tên thời con gái khi kết hôn và sẽ không bị đặt dưới sự giám hộ của những người chồng. Người đàn ông bị hạn chế việc có vô số vợ và người phụ nữ có quyền li hôn, được cấp dưỡng tiền và chăm sóc con cái. Họ còn có thể sở hữu và quản lý của cải cũng như sự giàu có. Những điều này này vượt xa so với thời đại bấy giờ.
Sự mở rộng của Islam về lãnh thổ địa lý đặt ra nhu cầu hiểu biết chung đối với thể chế luật pháp. Bốn học giả Abu Hanifah, Malik ibn Anas, Muhammad ibn Idris al-Shafi’i và Ahmed ibn Hanbal là những người sáng lập ra Luật Islam. Người đầu tiên và cũng là người nổi tiếng nhất, Abu Hanifah, đã sử dụng kinh Qur’an làm nền móng cho trường luật học của mình, ông cũng chăm chỉ trong việc đánh giá mức độ xác thực lời được truyền miệng lại của Đấng tiên tri. Ông tiếp cận luật Islam bằng tính nhân văn và các học trò của ông đều đã trở thành những người có tài giỏi, uy quyền trong ngành luật. Luật Islam đã được xây dựng và trở thành cơ sở của nền văn minh Islam.
4 – TRẬT TỰ TRONG THẾ GIỚI ISLAM
Trong suốt một thế kỷ khởi nguyên của Islam, các tín đồ theo nhiều hướng khác nhau tới được Nam Phi và Tây Ban Nha cũng như Trung Quốc cùng Indonesia, đã đạt được một số chuyển biến ấn tượng. Đầu tiên, tín đồ đáp ứng những kẻ thù của mình với sự sốt sắng đáng ngạc nhiên, nếu họ bị các nền văn minh khác áp đảo về mặt quân số. Đồng thời nhấn mạnh vào tương lai của thế giới Islam là những cộng đồng yêu hòa bình có cách ứng xử hướng về Islam ra sao. Người Do Thái và nhiều tín đồ Cơ Đốc chào đón họ bởi họ đã từng chịu đựng sự ngược đãi từ Byzantine. Và trong luật lệ của mình, tín đồ Islam công bằn, bởi Đấng tiên tri đã khuyên họ “đối xử tử tế với người dân” của các quốc gia khác.
Tín đồ Islam không tàn phá những nơi mình chinh phục được, cũng như không giết đàn ông hay nô dịch hóa phụ nữ và trẻ em. Quân đội của họ không chiếm giữ các thành phố mà chỉ lại dựng lều trại và những đơn vị đồn trú đóng tại khu vực lân cận, ở một vài nơi trong số này đã trở thành các thành phố đúng nghĩa mà họ làm chủ, như Cairo chẳng hạn. Baghdad được xây dựng nhằm mở rộng học thuật và trở thành thủ phủ tri thức cốt yếu đầu tiên của Islam. Ba trong số bốn nhà sáng lập ngôi trường luật đã sống cũng như làm việc ở đây, và Baghdad cũng là thủ phủ của các vương triều Arab, triều đại trị vì lâu nhất trong lịch sử Islam. Người Mông Cổ đã phá hủy thành phố cùng với các thư viện ở đây vào năm 1258 SCN.
Mặc dù đạo Islam được truyền bá bằng lưỡi gươm, các tín đồ vẫn là một cộng đồng thiểu số tại các quốc qua dưới Luật Islam, ví dụ như Iran, Iraq, Ai Cập, Tunisia và Tây Ban Nha. Số tín đồ còn lại nằm dưới sự cai trị của các nhà nước Islam thông qua luật lệ của họ tại những nước như Ấn Độ và Sicily. Tựu chung lại, luật Islam không ảnh hưởng tiêu cực gì tới tín đồ Do Thái và Cơ Đốc sống trên những vùng đất mà họ cai trị. Trong hơn một thế kỷ kể từ sau những cuộc chinh phục, nhiều biến động đã xảy ra, không phải các cuộc chiến hay các cuộc chính phục mà thông qua những nhà buôn và Sufis.
Khi người Mông Cổ tràn tới và phá hủy một phần đáng kể của thế giới Islam thì cũng với đó họ cũng tự nguyện cải đạo. Hậu duệ của người Mông cổ đã tạo ra một nền văn minh Islam và văn hóa riêng cho mình, như là Mughal. Lối hành xử văn mình của các tín đồ Islam được thể hiện rõ ràng nhất qua cách đối xử với người Do Thái trong thời gian họ bị đàn áp bởi tín đồ Cơ Đốc suốt những thập kỷ mở rộng ban đầu của Islam. Người Do Thái đã ẩn náu trong những quốc gia Islam, bỏ trốn khỏi sự ngược đãi của Cơ Đốc. Tại Tây Ban Nha, các tín đồ đạo Islam trong nhiều trường hợp đã bổ nhiệm người Do Thái cai quản các vùng đất của mình. Còn tại các quốc gia khác, người Do Thái đã gìn giữ các cộng đồng và sống theo luật lệ của riêng họ. Họ cũng tham gia vào đời sống của các tín đồ Islam, chính quyền và các viện nghiên cứu. Học giả Do Thái trong lĩnh vực tôn giáo và triết học đã có được một số lợi ích đáng kể nhất dưới luật Islam là được cùng nhiều học giả khác tụ họp quanh những thành phố thủ phủ. Tây Ban Nha cũng là trung tâm học thuật của tín đồ Do Thái giáo
5 – VĂN MINH ISLAM TẠI CHÂU ÂU VÀ TÂY Á
Thế giới Islam mở rộng hơn khi đế chế Islam nhanh chóng kiểm soát được các đại dương. Trong nhiều thế kỷ, người Arab du hành trên những con tàu và vận chuyển hàng hóa từ cảng này đến cảng khác. Tín đồ Islam đã phát triển kỹ năng đi biển của mình cũng như là tăng thêm các bánh lái, có được sau cuộc chạm trán với phương Tây trong suốt các cuộc Thập Tự Chinh và sau đó là phát triển dụng cụ đo thiên thể, thứ họ thu được từ người Hy Lạp. Họ cũng có được kim la bàn từ tính của người Trung Hoa cũng như phát triển chiếc compa.
Hàng hải của tín đồ Islam phát triển rất nhanh cùng với trang thiết bị đi biển tốt trước thời Uthman – vị Caliph thứ ba, kết quả là cuối cùng họ kiểm soát được Địa Trung Hải. Tàu của họ di chuyển muộn hơn để trao đổi buôn bán với Ấn Độ, Trung Hoa và phía dưới bờ đông châu Phi. Từ “admiral” (đô đốc) trong tiếng anh có nguồn gốc từ tiếng Arab để chỉ người chỉ huy (amir).
Sau Tây Ban Nha và Sicily, tín đồ Islam không có thêm cuộc chinh phục hay mở rộng lớn nào. Văn minh Islam đã có ảnh hưởng đáng kể tại Sicily, trong nghệ thuật, học thuật và nông nghiệp. Họ quy định luật lệ ở đây trong vòng 200 năm. Dưới thời vua Roger I, quyền cai quan hòn đảo nằm trong tay tín đồ Islam, cùng với việc buôn bán, nông nghiệp, sự hòa hợp này tạo ra nền văn hóa Cơ Đốc – Islam. Sicily tiếp tục là nơi mang văn hóa Islam trong suốt triều đại của Roger II và Frederick II, tín đồ Islam thành thạo trong việc đóng tàu và đi thuyền đã giúp Sicily vươn lên dẫn đầu về sức mạnh hàng hải dưới triều vua Roger II. Frederick II đã có một mối quan hệ khác thường với thế giới Islam của phương đông và những người cai trị Islam là bạn thân của ông, một sự nhiệt thành đã mang tới cho ông nhiều kẻ thù tại Châu Âu.
Các nhà buôn và thủy thủ du hành khắp thế giới đã tạo ra đóng góp quan trọng của Islam đối với địa lý: ghi chép lại chuyến đi, người Do Thái và Cơ Đốc cũng vậy trên những vùng đất Islam. Trong khi đó, các cuộc chinh phục tiếp tục mở rộng sang châu Á: Ấn Độ, phía bắc nước Nga và tây nam Trung Hoa. Các tín đồ tạo ra hệ thống liên lạc để giao tiếp với những nơi xa xôi và cải thiện hệ thống này suốt vương triều Arab với trung tâm là Baghdad. Sự phát triển và mở rộng này phù hợp với những câu kinh Qur’an và Hadith (lời dạy) của Đấng tiên tri.
Tín đồ Islam đã cởi mở với nhiều nền văn hóa và học hỏi từ đó. Bất cứ nơi nào mạo hiểm, đạo Islam cũng đã khởi xướng một xã hội sống văn minh. Các tín đồ có ảnh hưởng được bắt gặp ở nhiều thị trấn cũng như trên khắp thế giới. Những vùng quê chạy qua trung tâm châu Á thuộc dần về Islam bởi họ gần những tuyến thương mại. Người châu Á ở trung tâm và Sufis đang mang đạo Islam tới cho những người sống cách xa những tuyến đường này, cho tới khi tôn giáo lan rộng ở cả phương Bắc và phương Đông. Các ngôi làng trong thế giới Islam do vậy mà không tách biệt khỏi phần còn lại của thế giới . Cách liên lạc quan trọng nhất tới các thành phố là từ những thầy tu. Các cuộc chinh phục Islam không giống như những đế chế khác, bởi luật Islam rất ôn hòa. Tín đồ Islam giúp nâng cao cuộc sống tại những đất nước thuộc địa của mình, gia tăng thương mại và đem lại tri thức.
6 – THƯƠNG NGHIỆP
Người Arab là những nhà buôn trong nhiều thế kỉ trước khi Islam xuất hiên, đặt biệt trong thu hoạch và bán trầm hương trên Con đường hương liệu, chạy qua Makkah. Các tín đồ trở thành những thương nhân hăng hái. Trừ khoảng thời gian đầu của các cuộc chiến với Ai Cập và Bắc Địa Trung Hải, thương nghiệp và lòng mộ đạo đã đem tôn giáo cùng các tín đồ của mình tới vùng phụ cận ở phía Nam sa mạc Sahara, nơi tín đồ Islam buôn bán cũng như bổ sung những thương đoàn đường dài. Điều này giúp nền văn minh đạo Islam mở rộng khắp thế thới. Sự kết hợp của lối buôn bán khôn khéo, đức tin tôn giáo và nền văn hóa cởi mở là nguồn lực phát triển hùng mạnh trong thế giới Islam. Các nhà buôn giúp nối liền hay khu vực quyền lực lớn là Ba Tư và Byzantium song song với cải thiện thương mại, gia tăng sự trù phú của những con đường buôn bán cũng như các khu vực thuộc địa.
Tín đồ Islam, những người đã bình định nhiều phần khác nhau của thế giới, mang tiền bạc, các khoản đầu tư và phát triển các khách hàng. Đáng chú ý là những người không theo đạo lại kiếm lợi được từ các phường hội lớn của các tín đồ, kể cả ở các vùng nông thôn. Tín đồ Islam thích hưởng thụ một tiêu chuẩn sống cao hơn so với trào lưu thịnh hành của người Byzantine và Ba Tư. Cùng với sự phát triển của thương nghiệp là địa vị xã hội của các thương nhân tại nhiều quốc gia Islam. Họ thuộc về tầng lớp tri thức và gửi con cái của mình tới các trường đại học còn thợ thủ công thì rất được kính trọng.
Cùng với sự mở rộng của Islam, Con đường hương liệu được lệnh huấn thị Qur’an bảo vệ và còn được biết đến là Con đường hành hương. Thương nghiệp rất quan trọng đối với các tín đồ Islam bởi nó mang tới và buôn bán hàng hóa cho cuộc hành hương tới Makkah, vì vậy thành phố trở thành một trung tâm hòa bình của tôn giáo và thương mại quốc tế.
Các tín đồ tăng cường mua bán tại châu Phi thường vượt qua sa mạc Sahara và đưa văn minh Islam đến nơi này. Tuyến được rộng lớn được kéo dài từ tây Sahara tới đông châu Phi, ngoại trừ bên trong phần phụ cận phía nam sa mạc. Islam mở rộng cùng với thương nghiệp cho tới khi hơn một nửa châu Phi theo đạo Islam và nhiều phần lãnh thổ lục địa chỉ bị chia cắt bởi ngôn ngữ. Những sự chuyển đổi sang Islam ở châu Phi tạo lên khác biệt to lớn đối với thương nghiệp và người dân sớm bị đống hóa, tham gia các hoạt động như các nhà buôn. Nhiều hải cảng của Địa Trung Hải phát triển cho thương nghiệp với châu Âu và kết nối các thương đoàn lại.
Đồng thời gian lan truyền tới châu Phi, Islam cũng đã có tiếp xúc với Trung Hoa. Rất nhiều thương nhân định cư tại nơi này và tạo lên một cộng đồng Islam lớn, họ cũng là những người tiên phong chấp nhận sự thay đổi cầm quyền từ người Hoa sang người Mông Cổ. Các tín đồ từng sử dụng một con đường khác: Con đường tơ lụa, tuyến đường từng được dùng để vận chuyển tơ lụa từ Trung Hoa vào thời cổ đại. Những nhà buôn Islam đã cải thiện tuyến đường này và làm nó trở lên an toàn hơn, cùng với đó là chiếm lấy nguồn lợi đã tồn tại từ trước khi Islam xuất hiện mà giao thương trên biển giữa Ba Tư và Trung Quốc đem lại. Trên đất liền, những tiếp xúc sớm nhất giữa tín đồ Islam và người Hoa đã xuất hiện ở tây Trung Hoa. Ở Quảng Đông, người dân theo đạo Islam phát triển hưng thịnh và được giao quyền phân xử bằng luật Islam.
Buôn bán tăng lên giữa người Hoa với tín đồ Islam đem tới cho Trung Hoa hưởng lợi từ những phát triển của họ trong vận chuyển và nghề hàng hải. Dọc theo “các tuyến đường gió mùa” băng qua Ấn Độ và Trung Hoa là rất nhiều những ví dụ cho thấy quan hệ tốt đẹp của cộng đồng địa phương cũng như nhà buôn hai bên. Tín đồ Islam cũng đã tạo điều kiện liên thuận lợi cho liên kết giữa Trung Hoa với phương Tây, vì thế các nhà buôn có thể đi lại an toàn và dễ dàng hơn từ Viễn Đông qua Địa Trung Hải để tới vùng đất Islam tại Tây Ban Nha. Sự thống nhất trong thương mại mới mẻ này tồn tại xuyên suốt nhiều thế kỷ, kể cả trong thời gian diễn ra các cuộc Thập Tự Chinh và bao gồm cả người châu Âu. Thương nghiệp đã cải thiện lục địa châu Âu, giúp nó thay đổi từ một khối phong kiến nhỏ lẻ khép kín thành một khu vực thương mại quốc tế rộng lớn. Điều này cùng với nền học thuật có được từ Islam đã giúp tạo ra thời kỳ Phục Hưng.
7- NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHỆ
Nông nghiệp là phần cốt lõi của nền thương nghiệp Islam và cũng là một nhân tố quyết định trong kinh tế cũng như truyền bá văn hóa. Phương Tây chỉ biết đến một phần rất nhỏ của lịch sử do những lệch lạc và khái nghiệp rập khuôn về thế giới Islam. Thực tế, các tín đồ rất thông thạo và đã giúp mở rộng các loại nông sản đã có cũng như giới thiệu những loại mới, bí dụ cỏ linh lăng chẳng hạn. Họ thực hiện một số thay đổi đáng giá để tăng sản lượng lẫn giá trị kinh tế. Những sáng kiến mới mẻ này bao gồm cả việc hướng dẫn nâng cao năng suất các loại cây trồng, chuyên môn hóa hơn trong sử dụng đất và nâng cấp hệ thống tưới tiêu, tác độc lớn tới sản phẩm trái cây, rau, gạo, các loại hạt, đường mía, cọ và cây bông.
Các tín đồ đem nông sản và phương thức canh tác tới Tây Ban Nha, lãnh đạo sự phát triển kinh tế và xuất khẩu tại Trung Đông và châu Á. Họ mang các giống trái cây từ châu Á, như cam quýt, chuối và xoài tới những quốc gia khác, vươn xa ở phương Tây đến tận Tây Ban Nha. Họ cũng canh tác và nhân rộng dưa hấu cũng như giới thiệu đi xa hơn ba loại rau: rau chân vịt, cà tím và atiso. Tín đồ Islam đã góp phần cho việc canh tác diện rộng của những loại thực phẩm khác như lúa mỳ dai, cao lương và gạo, trong nhiều trường hợp còn phát triển đa dạng phương thức canh tác. Ngôn ngữ học cho thấy có khả năng rất lớn tín đồ Islam đã mang pasta tới Ý. Họ cũng chịu trách nhiệm trong việc nâng cao nhu cầu tiêu thụ gạo, đưa nó thở chế độ ăn chủ yếu hàng ngày, cũng mang tới cây dừa và giống chà là phương Tây. Minh chứng ngôn ngữ mạnh nhất về sự vận chuyển nông sản của các tín đồ tới phương Tây là gốc từ của từ “sugar”, bắt nguồn từ sukkar trong tiếng Arab.
Ngành bông dệt cũng được phát triển. Từ “cotton” lấy gốc từ tiếng Arab. Bông cùng vải dệt trở lên quan trọng với diện tích canh tác lớn nhất ở các quốc gia Islam cũng như thâm nhập vào châu Âu. Điều này đóng góp cho sự phát triển của một ngành thương mại trọng yếu có trung tâm tại Baghdad.
Tất cả nông sản có ở châu Á và châu Phi trong nhiều thế kỷ trước thời kỳ Islam nhưng nền văn minh này đã tạo ra khác biệt hơn hết bằng sự đa dạng và khuếch tán chúng đi khắp nơi trên thế giới. Như đã trình bày, Islam khởi nguồn cho sự phát triển và tiến bộ của cá nhân lẫn cộng đồng, cũng như những nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Hoa trước đó đều quan tâm đến phát triển hơn là bành trướng.
Chính quyền Islam cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự vận động của con người lẫn hàng hóa bằng những luật lệ của mình, tiền tệ chung, và đo lường, cùng với mạng lưới đường xá và các thương đoàn. Các kiến trúc sư phát triển hệ thống thủy lợi và những công nghệ khác như đồng hồ, cối xay gió, kỹ thuật chưng cất, làm thủy tinh, chế tạo nước hoa, dệt thảm v.v… Hết thảy thì đế chế Islam đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống thương mại của người châu Âu, châu Phi, Arab và châu Á trong nhiều thế kỷ. Họ thành công trong việc truyền bá đức tin và văn hóa khi mở rộng kinh tế. Sự thân thiện trong làm ăn cho người Islam công nghệ, hàng hóa và ngôn ngữ để thâm nhập vào nhiều vùng đất trên thế giới.
8 – THÀNH TỰU HỌC THUẬT CỦA ISLAM
Cộng đồng Islam phát triển nhằm đạt được tri thức và những cố gắng của nó có động lực nhiều nhất là trong suốt kỷ nguyên của Abbasid Caliphate. Ở thời điểm đó, người Islam bắt đầu viết sách, trước hết là thánh kinh Qur’an và một số chủ đề tôn giáo khác bao gồm tiểu sử của Đấng tiên tri. Giai đoạn nãy cũng đã chứng kiến con số khổng lồ nhất về các tác phẩm dịch thuật từ nhiều quốc gia cũng như ngôn ngữ khác như Hy Lạp và Ba Tư sang tiếng Arab. Sau đó người Arab đã trở thành ngôn ngữ giảng dạy trong các trường đại học phương Tây và ngôn ngữ Iran – Ba Tư thu nạp rất nhiều từ Arab.
Các cơ sở học thuật và thư viện như người ở Jundishapur, Iran đã đưa sự thông thái đi rất xa trong kỷ nguyên Islam, bằng việc tạo ra những bộ sưu tập đồ sộ tại gia. Caliph Al-Halam II của Tây Ban Nha có 400,000 đầu sách trong thư viện riêng. Các cơ sở học thuật cao hơn như trường đại học Al-Azhar ở Cairo đã tạo thành những truyền thống học tập còn duy trì cho tới ngày nay, đặt biệt ở phương Tây.
Caliph Harun al-Rashid là caliph đầu tiên trở thành chính khách. Suốt triều đại của ông, Baghdad đã hấp thu được những nét đặc trưng là trái tim của Kỷ nguyên vàng Islam. Danh tiếng của Al-Rashid trên khắp thế giới đã biến ông trở thành khuôn mẫu huyền thoại trong Nghìn lẻ một đêm. Sau khi học tập với những người thầy như vậy, con trai và người thừa kế của al-Rashid là al-Ma’mũn xuất sắc trong luật học, văn học, triết học, hùng biện và khoa học. Khi al-Ma’mũn trở thành Caliph, ông đã thành lập House of Wisdom ở Baghdad, đây là nơi thu hút các học giả từ khắp nơi trên thế giới đổ về và đã trở thành trung tâm nghiên cứu, thiên văn học cũng như dịch thuật các tác phẩm từ tiếng Hy Lạp, Syria, Ba Tư và Sanskrit. Những tác phẩm Hy Lạp phiên bản Arab cuối cùng tới được với tiếng Latin của châu Âu, gợi lại sự quan tâm đối với các văn bản Hy Lạp và Aristotle. Giai đoạn này của dịch thuật, không có phương Tây để nói tới, cũng không có ý tưởng về một “Hy Lạp cổ điển”.
Người phụ nữ xuất sắc trong việc tiếp thu các kiến thức trong nghiên cứu Qur’an, luật học, thần học, nghệ thuật và y học. Mặc dù phụ nữ tham gia nghiên cứu các nhánh khác nhau của y học và trở thành bác sĩ phẩu thuật hay thầy thuốc thì vẫn có nhu cầu cần đến các nữ hộ sinh. Nhiều người phụ nữ có uy tín trong giới học thuật lẫn các lĩnh vực khác, họ có đến 17 nhà lãnh đạo và người quản lý, 9 nhà hùng biện, 4 người xây dựng các nhà thờ và nhiều tổ chức công cộng khác, 42 nhà thần học, 23 nhạc sĩ và 76 nhà thơ. Những người vợ của Caliph cạnh tranh với nhau trong lĩnh vực sáng tác thơ.
Imam al-Ghazãlĩ là một hình mẫu điển hình trong nghiên cứu cũng như kinh nghiệm trong thời đại này và là một học giả vĩ đại của thần học Islam. Ibn Khaldũn, người sáng lập bộ môn xã hội học đồng thời cũng là người tiên phong trong các ngành khoa học xã hội, là một trí thức lớn khác với vị trí quan trọng trong lịch sử. Arnold Toynbee đã mô tả tác phẩm Muqaddimah của ông (Prologue, một tác phẩm hoành tráng về toàn bộ quá trình lịch sử) như một tác phẩm vĩ đại nhất của thể loại triết học lịch sử. Ibn Khaldũn có bối cảnh rộng lớn, từ thời điểm Sáng tạo ra thế giới cho tới các sự kiện của những năm trước đây, bao gồm những sự kiện của Kinh Thánh, Ba Tư, Hy Lạp và Roma cũng như lịch sử Arab.
Việc dùng tiếng Arab trong giảng dạy tại các trường đại học phương tây tiếp tục được giới học giả mặc định, đặc biệt ở trung tâm học thuật của Islam tại Cordoba. Các học giả phương Tây độc lập hơn, ly khai khỏi các tổ chức nghiên cứu do Giáo hội kiểm soát. Sự tài tình của văn minh Islam được thể hiện qua cách sử dụng kiến thức học hỏi từ những nền văn hóa khác để tạo ra môi trường học thuật của chính mình và đóng góp cho tri thức của nhân loại. Hoạt động nghiên cứu diễn ra liên tục xuyên suốt nền văn minh Islam.
(Còn tiếp)
Người dịch: Leica Green
Nguồn bài: Academia