Home Ngẫm Chạy trốn đến tự do?

Chạy trốn đến tự do?

Minh Hùng

09/12/2015

Gần đây có bài hát “đưa nhau đi trốn”, hai đứa thanh niên nam nữ chán đời trốn nhà bỏ việc rời thành phố đi chơi lang thang cho đỡ tù túng. Dân tình rậm rịch dấy lại phong trào “đi trốn”, người ta đưa nhau lên rừng lánh cõi đời ô trọc.
1992, McCandless đốt tiền hủy giấy tờ tùy thân đi lên những miền hoang vu giá lạnh rồi tự chết. Trước có cả một đống người đưa nhau đi trốn trong rừng, ăn lá cây uống nước suối. Tôi ủng hộ việc con người kết nối trở lại với thiên nhiên, nâng niu trọn vẹn đời sống, nới lỏng các ràng buộc khuôn khổ tập thể, chơi bời thoải mái vui vẻ thảnh thơi… Cái tôi không thích là đám đông a dua. Sau khi thành sách lên phim, McCandless trở thành một kiểu thần tượng, hình thành một đám đông ồn ào hâm mộ phát cuồng và sùng kính tuyệt đối cái chết của anh hoặc những triết lý tương tự đến nỗi mở mồm ra là tự do tự do tự do tự do…
Lại nói tự do, tôi không nhận thức được về nó. Có nghĩa là dù tôi biết từ “tự do”, tôi không biết cái tự do. Không giống từ “con bướm” hay từ “ngon lành”, tôi biết được nó, rồi biết cái từ gán cho nó. Hoặc ngay cả từ khó như “tình yêu”, dần dần rồi cũng biết ít hương vị. Với từ tự do thì khác, trước khi biết từ “tự do”, tôi không biết gì về nó, còn sau khi biết đến bây giờ, vẫn chẳng khá hơn. Đọc sơ sơ một vài mô tả trong từ điển lại càng tù mù. Tự do là có thể làm như ý mà không bị ràng buộc? Thế thì hơi viễn tưởng nhỉ, tôi muốn mọc cánh để bay. Tự do là vượt ngoài mọi khuôn khổ chi phối? Thần thánh quá, tôi muốn thử tắt lực hấp dẫn vài giây. Tự do là sống không sắp đặt gò ép, không lên kế hoạch dự định? Nhưng nếu tuyên bố “tôi sẽ sống không theo kế hoạch nào hết” thì đó chẳng phải là một kế hoạch sao? Ở mọi mô tả và khái niệm đều cần giới hạn phạm vi của “tự do”, mà “tự do trong khuôn khổ” thì có khác gì không “tự do” cơ chứ. Dù thế nào, khái niệm này cũng đã được dùng trong vô số các lời lẽ tuyên truyền chính trị hoặc vận động phong trào xã hội, in đậm viết hoa trong nhiều khẩu hiệu tuyên ngôn, giành được thiện cảm của phần đông mọi người.
Trở lại chuyện một kẻ đi vào rừng rồi chết, hơi nhàm rồi đấy. Nhưng đám đông a dua xung quanh đã làm mọi thứ trở nên thú vị. Cứ đi lang bạt, đi biệt tích, bất kể có tìm thấy tự do hay không đều thành lãnh tụ. May mắn mà được chết dọc đường, mà không nên chết ngoài đường, cứ chui vào sâu trong rừng ấy, miễn đừng có sâu quá kẻo không ai tìm ra, thế là cái thành cái chết thần thánh. Đừng liên lạc gì với gia đình cả (“bố em hút rất nhiều thuốc, yeah, mẹ em khóc mắt lệ nhòa, arr”). À nhớ phải đốt tiền, đốt hết tiền đi, nếu tiếc thì một nửa cũng được. Online facebook rủa xả văn minh. Than thở với núi rừng rằng bọn phàm nhân bẩn thỉu. Nói với mọi người mình ngấy sống lắm rồi. Hút thuốc nhả khói phong trần. Cần sa cỏ kiếc càng tốt. Lang thang là mốt thời thượng. Không não cũng thành một tiêu chuẩn. Thật cao đạo và thoát tục! Thật cool ngầu và phong cách!
Tôi luôn thắc mắc, những kẻ nói muốn bỏ nền văn minh, sao không khỏa thân và nhóm lửa? Những kẻ đã muốn chạy trốn còn vương vấn gì mà cứ trở đi trở lại? Những kẻ khinh nhân thế đua tranh thắng thua hơn thiệt sao vẫn nghĩ mình cao đạo hơn mọi người? Những kẻ nói khát khao được chết sao vẫn cứ sống và vẫn cứ nói?
Qua các cuộc nói chuyện với những người tìm và ưa tự do, tôi thấy tự do của họ gắn liền với sự di chuyển, lên rừng, xuống biển, đâu cũng được miễn không phải ở nơi này. Miễn không phải ở nơi này, đó là chạy trốn. Chạy trốn cái gì cơ?
“Nhưng ta càng lớn càng không có sức phòng thủ
Đời cuốn xô ta kể cả khi ta trốn trong phòng ngủ
Âu lo theo về dù ta đã khóa ba lần cửa
Trốn đi trốn đi không đời giết ta thêm lần nữa”.
Thực ra khóa ba lần cửa phòng ngủ, chẳng còn gì ngoài ta. Trốn trong phòng ngủ hay có vào trong tủ như Mã Văn Tài đi nữa, cũng chẳng thể trốn được chính mình. Vấn đề là ở bên trong, nên dù ở đâu họ cũng luôn thấy bất ổn, luôn luôn là không phải nơi này, không phải người này, không phải lúc này, tự do là cái luôn ở chỗ khác. Lang thang phiêu bạt để làm gì khi tâm còn bám lấy lý thuyết với triết lý tự do. Ở rừng ở biển ích gì khi lòng còn chật hẹp. Buông lỏng công danh ích gì khi xoay sang tự cho mình cao đạo hơn ngàn người mê muội. Yêu trời yêu đất làm gì khi đó chỉ là những màn trình diễn đẹp mắt. Chừng nào còn bất an sợ hãi, sẽ còn mong cầu được thanh thản. Chừng nào còn chưa dám đối diện với bản thân thì sẽ còn mơ mộng kiếm tìm dưới biển trên trời. Chạy trốn không tới được tự do, người tự do thì không chạy trốn.

Hùng

Mượn tiểu thuyết “Hồ Quý Ly” của Nguyễn Xuân Khánh để lạm bàn về thất bại mang tính hệ thống

Giới thiệu về tiểu thuyết “Hồ Quý Ly” Tiểu thuyết lịch sử “Hồ Quý Ly” của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh làm sống lại thời kì nhà Trần suy tàn – một thời kì sóng gió, đầy bi thương của dân tộc Việt Nam. Cuốn sách có nhiều điểm đặc sắc như hình ảnh danh lam thắng cảnh Đại Việt, chân dung trai tài gái sắc của đất nước, chất thơ trong ngôn từ…. Trong những điểm trên, một điểm đã đưa tiểu thuyết “Hồ

RẤT TIẾC, NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TRÊN THỰC TẾ CÓ HẠI HƠN ĐỐI VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

James Temple         Canh tác hữu cơ chỉ giảm lượng khí thải nhà kính nếu bạn lờ đi thực tế rằng chúng đòi hỏi nhiều đất hơn.   Canh tác hữu cơ có thể làm giảm ô nhiễm khí hậu gây ra bởi nông nghiệp - điều này thật tuyệt vời nếu họ không cần nhiều đất hơn để sản xuất cùng một sản lượng thực phẩm. Việc dọn sạch đồng cỏ hoặc rừng để trồng đủ lương thực để bù cho sự chênh lệch

THỊ TRƯỜNG SÁCH VIỆT NAM (1): NGUỒN GỐC CỦA SÁCH GIẢM GIÁ

Đứng ở vị trí của một độc giả, sách giảm giá, dù là 10% hay 20% đều khiến chúng ta cảm thấy rất thích thú, mà đến mức 50-60% càng tốt, tốt nhất là bán đồng giá 5000, 10.000/cuốn. Đứng ở vị trí của tác giả, tôi thường cảm thấy rất đau lòng khi nhìn cuốn sách của mình gắn thêm chữ “giảm giá” vào đó. Không phải chỉ riêng tôi, mà ngay cả các nhà văn lớn lẫy lừng cái ao tù Việt Nam

NOBEL HÓA HỌC 2019: PIN LITHIUM-ION

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã quyết định trao giải thưởng Nobel về Hóa học năm 2019 cho John B. Goodenough, của Đại học Texas tại Austin, Hoa Kỳ, M. Stanley Whmitham, của Đại học Binghamton, Đại học Bang New York, Hoa Kỳ, và Akira Yoshino thuộc Tập đoàn Asahi Kasei, Tokyo, Nhật Bản và Đại học Meijo, Nagoya, Nhật Bản "vì sự phát triển viên pin lithium-ion".   Họ đã tạo ra “một thế giới có thể sạc được” Giải

Niềm tin chính trị có tính bảo thủ – nghiên cứu não bộ đã chỉ ra

Tóm tắt: Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng chúng ta càng được cung cấp bằng chứng trái ngược, chúng ta càng cứng đầu về niềm tin chính trị của mình Nguồn: Đại học Nam California (USC)  Một nghiên cứu được tiến hành bởi USC đã xác nhận một điều ngày càng trở nên đúng hơn trong nền chính trị Hoa Kì: Người dân càng ngày càng cố chấp với niềm tin chính trị của họ nếu họ được cung cấp các luận điểm trái chiều.