Home Soát “Xoay trục” châu Á – Di sản của Obama

“Xoay trục” châu Á – Di sản của Obama

Minh Tân

21/04/2023
xoay-truc-chau-a-di-san-cua-obama

Di sản châu Á của tổng thống không hẳn là tệ hại nhất, nhưng nó cũng chẳng tốt đẹp nhất trong bối cảnh lịch sử hiện đại. – Bài đăng ngày 3 tháng 9 năm 2016

Dịp viếng thăm của Tổng thống Barack Obama đến Trung Quốc và Lào trong khuôn khổ chuyến công du châu Á cuối cùng của mình. Chính quyền sẽ mô tả điều này như một thắng lợi quan trọng, khẳng định rằng Obama là “Tổng thống hướng Thái Bình Dương” đầu tiên của nước Mỹ (thật ra Richard Nixon cũng đã làm điều tương tự vào năm 1969, trong khi William H.Taft, Herbert Hoover, John F.Kennedy và George H.W.Bush cũng dành nhiều quan tâm đến khu vực này). Chính quyền Mỹ cũng sẽ dành nhiều lời khen cho xu thế vốn xuất hiện từ thời chính quyền George W.Bush (như G20, TPP, quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ, thay đổi hình thái của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, vv). Sự thật là không phải tất cả những cái gì mới đều “xoay trục”. Mặt khác, những người chỉ trích Obama có thể cũng mắc sai lầm khi cho rằng việc xoay trục là hoàn toàn vô nghĩa. Từ năm 2009, quan hệ đối tác chiến lược của Mỹ với khu vực này đã mở rộng hơn so với giai đoạn 2001-2008. Bất kì đánh giá lịch sử nào về di sản Obama ở châu Á đều nên bắt đầu bằng nhìn nhận có nhiều sự kế thừa và công nhận của lưỡng đảng với chính sách châu Á chứ không phải không có gì.

Phân tích chi tiết hơn về di sản Á châu của Obama làm nổi bật lên một thành tựu, một tính năng phụ, một cơ hội bị đánh mất và một sự thiếu hụt tai hại.

Thành tựu quan trọng của chính quyền Obama là đã thiết lập và duy trì cơ chế kết nối với Đông Nam Á. Từ sau chiến tranh Việt Nam, công tác đối ngoại của Mỹ ở Đông Nam Á bị đứt đoạn, họ phải vật lộn với những thách thức nóng bỏng như vấn đề nhân quyền và khủng bố. “Tái cấu trúc” của Obama thực sự diễn ra giữa Tây Nam Á và Đông Nam Á. Ông tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á do ASEAN tổ chức, ông cũng hình thành lên Hội nghị cấp cao Hoa Kỳ – ASEAN. Cũng từ năm 2009, quan hệ của Mỹ đã ấm lên với từng nước trong khối ASEAN trừ Thái Lan (do nạn đảo chính liên tục ở quốc gia này). Vâng, nhiều điều trở nên khả thi bởi Trung Quốc lo ngại quốc gia đều thân Mỹ, và sự thật là tầm ảnh hưởng của chính sách đã thuyên giảm trong giai đoạn chuyển giao Ngoại trưởng từ bà Hillary Clinton sang ông John Kerry. Tuy nhiên, chính quyền xứng đáng được tán dương khi thiết lập một cơ chế gắn kết dài hạn với khu vực ngày càng chiếm vị trí quan trọng này.

Với các cường quốc khu vực ở Bắc Á, chính quyền đã thực thi một chính sách hiệu quả. Chính quyền Bush tiền nhiệm đã thiết lập mối quan hệ bền vững và tín nhiệm với tất cả cường quốc khác như Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Obama sẽ để lại cho người kế nhiệm một mối quan hệ căng thẳng với Bắc Kinh và sự tin tưởng nửa vời của chính quyền Nhật Bản với Hoa Kỳ, dẫu cho có đạt được một số thành quả quan trọng trong hợp tác an ninh với Tokyo cũng như chuyến viếng thăm đến Hiroshima cực kỳ tốt đẹp của ông hồi đầu năm. Các nhân tố ngoại sinh tác động mạnh mẽ đến vấn đề hiện nay của Trung Quốc chắc chắn là: Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đối với Bắc Kinh như khởi đầu cho sự đi xuống của nước Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hóa ra lại là một đối thủ đáng gờm hơn nhiều so với Hồ Cẩm Đào. Nhưng chính quyền lại làm vấn đề thêm phức tạp khi không chỉ ra được bất kỳ lợi ích nào ở châu Á. Năm 2009, tổng thống hướng chú ý về “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc ở châu Á đồng thời cảnh báo với các đồng minh Mỹ. Tiếp sau đó, vào năm 2011, sau khi Trung Quốc cả gan bắt đầu thể hiện tầm ảnh hưởng ra khu vực, chính quyền gửi thông điệp “tái cấu trúc” đến châu Á khi đưa một lực lượng quân sự mới đến Australia, để răn đe Trung Quốc. Năm 2013, chính quyền Mỹ tiếp tục nắn gân các đồng minh bằng việc vượt qua “lằn ranh đỏ” ở Syria và thông báo ủng bộ “Mô hình quan hệ siêu cường kiểu mới” của Tập Cận Bình – một cơ chế chung của Mỹ và Trung Quốc thoạt nhìn rất giống với cam kết tôn trọng giá trị cốt yếu của Trung Quốc trước đó.

Obama và dàn cố vấn cho rằng hợp tác chống biến đổi khí hậu sẽ giảm thiểu tranh chấp địa – chính trị, chiến lược có liên quan đến việc lựa chọn hình thức ngoại giao và thỏa hiệp để tránh chiến tranh, rủi ro danh tiếng (reputational risk) sẽ là thứ cản trở Trung Quốc. Tất cả các giả thuyết đều bỏ qua vấn đề địa – chính trị căn bản của châu Á. May thay, câu chuyện không dừng lại ở đó, và chính quyền đã bắt đầu ra đối sách với sự lộng quyền ngày càng lớn của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, sự ăn khớp hai chiều và thay đổi liên tục của các tọa độ chiến lược đã làm suy yếu trụ cột quan trọng nhất trong chính sách lãnh đạo Hoa Kỳ – khả năng kiểm soát thường xuyên quan hệ giữa các siêu cường.

Cơ hội bị đánh rơi có lẽ ở lĩnh vực thương mại. Tổng thống sẽ nói với những người đồng cấp rằng ông quyết tâm thông qua TPP trong những ngày cuối của nhiệm kỳ, nhưng các thành viên Quốc hội và các cựu đại diện thương mại Hoa Kỳ (gồm ở cả hai đảng) cho rằng việc này cần một chiến lược dài hơi. Thật không may khi các ứng cử viên ở cả đảng Cộng Hòa lẫn đảng Dân Chủ đều không ủng hộ thỏa thuận, ở đây lỗi thuộc về chính quyền khi không phê chuẩn sớm hơn. Obama vận động chống lại tự do giao thương vào năm 2008 rồi sau đó trì hoãn xúc tiến TPP vì các hiệp đoàn không hài lòng, ông sẽ hỗ trợ họ kiểm tra qua thẻ (một sáng kiến tuyệt vời cho các liên kết hóa tự động). Tôi cho rằng bà Clinton cuối cùng cũng sẽ trở lại với TPP nếu bà trúng cử, nhưng việc không thể phê chuẩn ngay lúc này sẽ là một khiếm khuyết lớn trong di sản Obama ở châu Á và gây đau đầu cho nội các sắp tới của bà Clinton vì họ phải kết thân lại với khu vực này.

Bắc Triều Tiên là thiếu sót cực kỳ tai hại. Ở đây bất kỳ một lòng nhân từ nào cũng đều bị kiểm soát. Chẳng có chính quyền nào sau thời Chiến tranh Lạnh thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp với Triều Tiên hơn lúc này, phần lớn vì hoàn toàn không thể thương lượng về vấn đề phát triển năng lực hạt nhân với Bình Nhưỡng. Chính quyền Obama nhận thức rằng thỏa hiệp ngoại giao thật vớ vẩn, song họ cũng không đưa ra được phương án khả dĩ nào.

Đây không phải là di sản châu Á tệ hại hay tốt đẹp nhất trong lịch sử hiện đại. Có nhiều nhân tố cần tạo dựng nhưng cũng có những điều cần sửa chữa. Hiểu được điều đó sẽ có lợi cho chính quyền kế nhiệm.

Nguồn: Foreign Policy

Dịch: Lê Minh Tân

Sách hay trong nước cung cấp kiến thức về tình hình chính trị thế giới và xu hướng của các cường quốc & các khu vực

Những biến động thế giới do dịch bệnh COVID-19, chiến tranh thương mại Mỹ Trung, cuộc chiến Ukraine vs Nga trong giai đoạn 2020 - 2022 đã liên tục đặt cho chúng ta những câu hỏi lớn về biến động trên thế giới: Thế giới dường như không còn đơn cực nữa, một thế giới đa cực nhiều cơ hội và cũng nhiều xung đột đang mở ra. Liệu thế giới đa cực ấy có dẫn tới chiến tranh thế giới thứ III, và nguy

Book Hunter

28/12/2022

“Wonder Woman 1984” đã phản ánh sự hỗn loạn của chính trị Mỹ và sự cực đoan của phong trào nữ quyền như thế nào?

“Wonder Woman 1984”, ra rạp và chiếu trên HBO Max, được giới thiệu theo đúng chất của thập niên 1980 trên mọi phương diện: túi đeo chéo (fanny pack), nhảy break dance, lớp thể dục nhịp điệu, dụng cụ làm ấm chân, máy chơi game, đi bộ tốc độ và J. C. Penney. Bộ phim còn có hai nhân vật phản diện đau khổ. Đầu tiên là một nhà tài phiệt dầu mỏ nổi tiếng, Max Lord (Pedro Pascal), một mô tuýp kiểu Donald Trump

Book Hunter

13/01/2021

Tại sao các Thiết chế của Mỹ đang thất bại?

Hệ thống thi hành pháp luật và y tế công cộng quốc gia đang bất lực trong năm 2020. Dịch bệnh và sự chống đối cảnh sát, hai nguy cơ song hành trong năm kinh hoàng này thoạt đầu nghe có vẻ như không liên quan gì đến nhau nhưng về mặt nào đó, chúng là những biến động hoàn toàn trái chiều. Sự bùng phát dịch COVID-19 đặt ra yêu cầu phản ứng nhanh lẹ và hiệu quả, nhưng thực tế nó lại cho

Minh Tân

03/03/2021

Sơ lược lịch sử ra đời của Hiến pháp Mỹ

(Tham khảo lịch sử chính trị Hoa Kỳ qua cuốn sách được xuất bản trong năm 2020 Nước Mỹ chuyện chưa kể tại đây) Chính quyền hợp bang được thiết lập dưới Điều lệ liên bang. Hội nghị Lập hiến của Mỹ được triệu tập trong bối cảnh 13 bang của nước Mỹ vừa trải qua chiến tranh giành độc lập với mẫu quốc là Vương quốc Anh, và chỉ vừa mới bắt đầu giai đoạn phục hồi kinh tế từ đống đổ nát. Từ lâu

Bịt miệng nước Mỹ cho chiến tranh

(Tham khảo lịch sử chính trị Hoa Kỳ qua cuốn sách được xuất bản trong năm 2020 Nước Mỹ chuyện chưa kể tại đây) Bài viết của John Pilger, một nhà báo người Úc từng cộng tác cho BBC Television Australia, BBC Radio, BBC World Service, London Broadcasting, ABC Television, ABC Radio Australia, Al Jazeera, Russia Today... Tìm hiểu thêm và đọc các bài viết của ông tại đây. https://johnpilger.com/biography Bài viết dưới đây được đăng tải trên https://www.counterpunch.org ngày 27 tháng 5 năm 2016 ***

Hà Trang

28/07/2016