Home Hiểu Tại sao các Thiết chế của Mỹ đang thất bại?

Tại sao các Thiết chế của Mỹ đang thất bại?

Minh Tân

03/03/2021

Hệ thống thi hành pháp luật và y tế công cộng quốc gia đang bất lực trong năm 2020.

Dịch bệnh và sự chống đối cảnh sát, hai nguy cơ song hành trong năm kinh hoàng này thoạt đầu nghe có vẻ như không liên quan gì đến nhau nhưng về mặt nào đó, chúng là những biến động hoàn toàn trái chiều.

Sự bùng phát dịch COVID-19 đặt ra yêu cầu phản ứng nhanh lẹ và hiệu quả, nhưng thực tế nó lại cho ta thấy một đất nước rời rạc, chậm chạp đến đáng thương trong công tác triển khai phòng chống dịch. Cái chết của George Floyd như một đòn công kích vào những người biểu tình ôn hoà lại cho thấy hành động bạo lực của người thi hành án, những người thường sử dụng vũ lực theo những cách đầy tai hại.

Dù vậy, sự đổ vỡ tổng thể lại nằm sâu dưới những khác biệt này. “Các cơ quan chính phủ những tưởng đang bảo vệ an toàn và an ninh cho chúng ta như CDC hay FDA và Cảnh sát cùng gây thất vọng, hay tệ hơn là bị cho là nguyên nhân gây nên những rối loạn” – Alex Tabarrok, giáo sư kinh tế tại Trường Đai học George Mason viết trên Twitter.

Vậy tại sao các công cụ quyền lực cứng lẫn quyền lực mềm lại thất bại ê chề đến vậy trong năm 2020? Một phần vì chúng đang mắc kẹt trong một thế kỷ bị tê liệt. Trong phần đông giới lãnh đạo Mỹ, cảm giác rủi ro được gắn cho những lo lắng và ảo tưởng của những năm 1900. Chúng ta buộc phải chuẩn bị cho cuộc chiến chống lại nhà nước và các nhóm vũ trang, nhưng không chống lại các lực lượng không biên giới như dịch bệnh hay biến đổi khí hậu. Chúng ta trang bị vũ khí và quyền hành cho cảnh sát giống những năm 1990 khi tội phạm đô thị cao nhất lịch sử. Nhưng tỉ lệ phạm tội ngày nay đã giảm xuống hơn 50% ở hầu khắp các thành phố lớn trong nhiều năm qua, trong khi cảnh sát vẫn cứ khoác lên mình bộ quân trang và sát hại hơn 1000 người mỗi năm. Thất bại của cơ quan thi hành pháp luật không đồng nhất hay tương đồng với thất bại của hệ thống y tế công cộng, nhưng cả việc định hướng kiểm soát được quân sự hoá quá mức lẫn sự ứng phó chậm chạp với dịch bệnh lây lan nhanh này đều xuất phát từ khả năng thích ứng yếu kém của cơ chế an ninh với tình hình thực tế của thế kỷ 21. Lạc lối trong lo âu và ảo vọng quá khứ, thể chế Hoa Kỳ đã quên đi nghệ thuật chuyển đổi trong một thế giới luôn chuyển động.

Hãy bắt đầu với lực lượng thi hành pháp luật.

Có nhiều lý do giải thích cho tỉ lệ không cân xứng giữa đàn ông và phụ nữ da màu đang bị cảnh sát sát hại, và tại sao gần đây mạng xã hội ngập tràn hình ảnh người biểu tình ôn hoà phải đối mặt với hơi cay và đạn cao su. Đây là câu chuyện lịch sử dài của nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống giữa những người lợi dụng bạo lực nhà nước, quan chức bị xúi giục và luật pháp ngăn chặn hành vi đồi bại của cảnh sát.

Nhưng trong cuộc tranh luận với các chuyên gia về chính sách, có một điều nữa vẫn luôn xuất hiện: Quá nhiều cảnh sát được đào tạo để tin rằng làn sóng tội phạm của thế kỷ 20 không bao giờ dừng lại.

Vào giai đoạn những năm 1960 đến đầu thập niên 1990, tỉ lệ phạm tội ở nhiều thành phố tại Hoa Kỳ tăng đến mức mà theo nhà xã hội học Patrick Sharkey (Trường Đại học New York) “chỉ có thể được tìm thấy ở các quốc gia đang phát triển ngập trong bạo lực, bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhất”. Khi các thành phố ở Mỹ bị xem là các chiến trường, cảnh sát trong tâm tưởng lại trở thành các “chiến binh” thì tỉ lệ phạm tội giảm đến hơn 70% từ năm 1993 đến năm 2018 (theo dữ liệu của Bộ Tư pháp Mỹ). Dù quan chức luôn phải đối mặt với nguy cơ hầu hết nhân viên da trắng không nỗ lực hết mình, cảnh sát giờ đây đã an toàn hơn nhiều so với cách đây gần 50 năm.

Mặc dù vậy, chính sách lại chưa theo kịp những mặt tốt đó. Giáo sư luật học Stephen Rushin thuộc Trường Đại học Loyola Chicago nói với tôi rằng “Thế giới đã thay đổi rất nhiều từ sau thập niên 90 đầy bạo lực”. Các quan chức cựu chiến binh kể những câu chuyện rùng rợn về “phố phường tồi tàn” những năm 1990 và đám tân binh phải thâm nhập vào đó. Lãnh đạo Công đoàn khuấy động quần chúng khi yêu cầu các nhóm như Black Lives Matter (Người da đen đáng được sống) phải thực hiện chính sách “nguy hiểm hơn bao giờ hết”. Thông điệp rõ ràng: Hãy là một chiến binh vì trận chiến đã gõ cửa rồi”.

Tâm thức chiến binh thúc đẩy một phương thức chiến đấu không cần phải đẩy căng thẳng lên cao. Đó là lý do Seth W. Stoughton, giáo sư luật tại Trường Đại học Nam Carolina gọi việc lý tưởng hoá chiến binh là “điểm mơ hồ nhất trong chính sách [với cảnh sát] hiện đại”. Hoa Kỳ cũng được cho là có số lượng sĩ quan cảnh sát trên đầu người tương đương với nước Úc, nhưng nếu tính theo dân số, việc thực thi pháp luật tại Mỹ lại giết người nhiều gấp 10 lần (sự phổ biến súng đạn ở Mỹ được xem là một nhân tố).

Cảnh sát không chỉ được huấn luyện cảm thức của một chiến binh mà nhiều người còn được trang bị cho chiến tranh. Sau cuộc bạo loạn Watts Riots ở Los Angeles năm 1965, Cục cảnh sát Los Angeles thành lập đơn vị đặc biệt được trang bị vũ trang của quân đội, được gọi là “Chuyên đội công kích”. Để giảm bớt tính hình thức, đơn vị này được đổi tên thành “Đội chiến thuật và vũ khí đặc biệt”, được viết tắt là SWAT. Nhưng sau lời tuyên chiến với ma tuý – mối nguy hại khác xuất hiện cuối thế kỷ XX – quân số đã tăng vọt từ 3000 đầu thập niên 80 lên 30000 vào cuối thập niên 90. Qua nhiều năm, bản thân SWAT hoạt động như cầu nối cho việc quân sự hoá cảnh sát hay quân bị cho các chuyên đội, như súng trường AR-15, luôn có sẵn cho lính thường. Trong thế kỷ XXI, cuộc chiến với ma tuý mất tín nhiệm hoàn toàn khi phải chịu bồi thường một nghìn tỷ USD cho hàng ngàn người chết oan. Nhưng điều này để lại cho chúng ta một thế giới nơi cảnh sát được trang bị những công cụ không cần thiết với công việc.

Tội phạm có tính bạo lực chẳng được cảnh sát hiện đại quan tâm mấy, họ chỉ dành nhiều thời gian lái xe khắp nơi, nhận các cuộc thoại và thực hiện các nhiệm vụ cao cấp như tuần tra đường phố hay tư vấn sức khoẻ tâm thần. Với sự sụt giảm chi tiêu đáng kể cho sức khoẻ tâm thần trong thế kỷ XX, cuộc khủng hoảng sức khoẻ tinh thần đã được tận dụng hiệu quả trên đường phố, nơi mà những người không được đào tạo bài bản về công tác xã hội hay trị liệu hành vi như cảnh sát phải thể hiện nhiệm vụ đặc biệt ở cả hai mặt này.

Thay vì phản ứng với những biến đổi căn bản trong đời sống người Mỹ, các thành phố và nông thôn đều sử dụng cảnh sát như dao Thuỵ Sĩ để giải quyết các vấn đề người vô gia cư hay tư vấn sức khoẻ tâm thần khẩn cấp vốn rất ít liên quan đến việc đào tạo cảnh sát. Ở mặt này, không chỉ có cảnh sát Mỹ thất bại, mà là dấu hiệu báo trước sự sụp đổ kéo dài trong quản trị nhân lực chất lượng cao. Thất bại của cảnh sát Mỹ mở đầu cho một thảm hoạ. Thất bại của quản lý công lại làm trầm trọng thêm một thất bại khác.

Trước khi mang tên Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, CDC được thành lập với tên gọi Trung tâm Bệnh Cộng đồng trong những năm 1940. Nhiệm vụ ban đầu là giải quyết dịch bệnh. 400 nhân viên đầu tiên của cơ quan đến từ Atlanta được yêu cầu kiểm soát dịch sốt rét bùng phát ở miền Tây Nam. Ngày nay, 14000 cán bộ của trung tâm làm việc với tinh thần “tốc độ của khoa học” – nghĩa là từ tốn và thận trọng – để hiểu một dãy vấn đề sức khoẻ như ung thư, béo phì và thuốc lá điện tử.

Một viện nghiên cứu tận tâm công bố kỹ càng các nghiên cứu khoa học thì không có gì sai. Bản thân CDC cũng đã làm được rất nhiều điều tuyệt vời. Nhưng nhiệm vụ này đã biến một cơ quan chuyên biệt thành một bộ máy cồng kềnh thiếu nhạy bén với nhiệm vụ ban đầu là bảo vệ người Mỹ khỏi một cơn đại dịch.

Thất bại gần đây của CDC thì ai cũng biết, nhưng nó đáng được nhắc lại. Họ thất bại ngay trong việc theo dấu các trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên, một phần vì quá tin tưởng vào máy fax và các công nghệ lưu trữ lạc hậu khác. Họ không thể thu thập số liệu chính xác, buộc phải dùng các dự án cá nhân như Dự án Theo dõi COVID Đại Tây Dương để bổ khuyết. Họ không thể phối hợp các chức năng cơ bản nhất của một cơ quan. Theo báo cáo của tờ New York Times, CDC đã chờ đợi “sự xuất hiện hoàn toàn của khoảnh khắc này”, nhưng họ hầu như chẳng có sự chuẩn bị nào cho COVID-19 đến nỗi đội ngũ chịu trách nhiệm ban đầu, Ban Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, phải quy trách nhiệm cho Ban Kiểm soát dịch Cúm, măc dù COVID-19 không đến từ bất cứ loại virus cúm nào. Quan trọng hơn, CDC không thể sản xuất bất kỳ thiết bị kiểm tra nhanh nào. Bộ kiểm tra đầu tiên bị hư hỏng và không thể sử dụng, khiến cho dịch bệnh lan rộng không được kiểm soát khắp nước Mỹ trong nhiều tuần.

So sánh tình hình ở Mỹ với tình hình ở Đông Á, nơi nhiều quốc gia đã kiểm soát dịch bệnh khôn khéo hơn nhiều. Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Việt Nam đều đã cập nhật phác đồ bệnh truyền nhiễm dựa trên những điều thu được trong các dịch bệnh khác trong thế kỷ XXI: hội chứng suy hô hấp cấp nghiêm trọng, (SARS, 2003); dịch H1N1 năm 2009 và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS, 2012). Những nước này nhanh chóng hiểu ra phương pháp pháo binh (artillery) là cần thiết để kiểm soát COVID-19 như khẩu trang, kiểm tra, truy vết và giữ khoảng cách. Nhưng CDC, được cung cấp 8 tỷ USD và một mạng lưới chi nhánh và các nhà khoa học trên toàn cầu, bằng một cách nào đó lại không đọc những thứ giải trí này.

FDA lại chậm chạp đầy tai hại. Trong tháng Giêng, Alex Greninger, một chuyên gia virus học tại Trường Đại học Washington, từng có ý định tiến hành cuộc kiểm tra trong nhà với virus corona. Ông đồng ý yêu cầu phải bỏ ra 100 giờ chỉ để điền vào mẫu đơn trực tuyến của FDA. Sau đó, FDA nói với ông rằng họ không thể xử lý yêu cầu cho tới khi nhận được bản giấy, ông cũng đồng ý. Sau đó họ lại báo rằng ông phải có được mẫu bệnh phẩm của các bệnh hô hấp khác như SARS, ông cũng đồng ý. Đến lượt CDC nói rằng ông không thể có mẫu SARS được vì chúng quá nguy hiểm. Họ cứ đẩy qua rồi đẩy lại. Thời điểm phòng nghiên cứu sẵn sàng hoạt động là tháng 3, lúc đó đã có hàng trăm ngàn người Mỹ nhiễm bệnh, và sự bùng phát đã không còn được kiểm soát.

Vậy làm thế nào FDA lại làm tốt hơn được? Về kinh tế, có một khái niệm phản suy thoái được gọi là chi tiêu “phản chu kỳ”. Có nghĩa là khi vòng xoay kinh tế đi xuống, chi tiêu chính phủ sẽ đi lên. Một bài học thời COVID-19 có lẽ là việc Hoa Kỳ cần một khung chính sách quy định phản chu kỳ tốt hơn: Khi tình trạng khẩn cấp leo thang, quy định phải xuất hiện. Trong hoàn cảnh cấp bách này, nước Mỹ khẩn thiết đến tuyệt vọng vì thiếu khẩu trang, bộ xét nghiệm và dụng cụ xét nghiệm. Nhưng trong trường hợp nào, sự điều tiết của chính phủ vẫn là quá chậm chạp, thiếu trách nhiệm và trở thành rào cản cho các giải pháp tạm thời.

Một vài thất bại của CDC và FDA chắc hẳn phản ánh khả năng điều hành của “chính quyền ngầm” đầy hoang tưởng và cuộc chiến với khoa học và đội ngũ cán bộ chuyên môn. Nhưng Nhà Trắng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho sự bất lực não nề của thứ lẽ ra phải là niềm tự hào của hệ thống y tế công cộng tốt nhất thế giới.

Không phải thiết chế nào ở Mỹ cũng đều tiến thoái lưỡng nan. Một ví dụ thú vị là một người chấp nhận những nhu cầu của thế kỷ XXI, đã được nhận vào Cục dự trữ Liên bang.

Hoa Kỳ đang đối mặt với thảm hoạ tài chính lần thứ hai trong 12 năm. Lần đầu là sự sụp đổ của thị trường nhà đất, lần thứ hai là sự đóng cửa bất ngờ của nền kinh tế thế giới. Để giải quyết vấn nạn này, Fed phải phân biệt nhanh chóng các bài học nào của thế kỷ XX để áp dụng và các bài học nào cần bỏ đi. Ben Bernanke, chủ tịch Fed trong suốt thời kỳ Đại Suy thoái, sử dụng năng lực chuyên môn của mình về nền kinh tế những năm 1930 để tránh một sự sụp đổ thị trường tài chính tương tự vào năm 2008. Chủ tịch Fed thời điểm hiện tại, Jerome Powell lại đi xa hơn, hối thúc Quốc hội và Bộ Ngân khố “nghĩ lớn” và gia tăng khoản thâm hụt lịch sử của chúng ta. Điều này khác xa với lời kêu gọi của Chủ tịch Fed, Alan Greenspan yêu cầu Tổng thống Bill Clinton cắt giảm thâm hụt, giảm nguy cơ lạm phát tàn phá nền kinh tế.

Trong khi có quá nhiều cảnh sát Mỹ đang gia tăng căng thẳng như vào năm 1990 hay FDA thì cứ chậm phê duyệt quy định cứ như ngày thường còn CDC vẫn còn sử dụng máy fax, Fed đã bỏ đi các nguyên tắc chi tiêu thâm hụt và lạm phát lạc hậu đồng thời theo đuổi chính sách có thể tạo ra tai tiếng cho nền kinh tế chủ đạo vào những năm 1990. Từ bỏ thành kiến giữ nguyên hiện trạng gây khó khăn cho quá nhiều thiết chế, thiết chế 106 tuổi đời này vẫn đang thay đổi thế giới.

Tại sao những thiết chế Mỹ khác lại không làm như vậy? Có lẽ sự lệ thuộc của nước Mỹ vào nền tảng lãnh đạo kiểu cũ đã khiến thể chế này thích ứng rất khôn khéo đối với mối lo và sự ảo tưởng của người Mỹ lớn tuổi. Có lẽ chính vì bản chất rộng lớn của bộ máy hành chính nên chính bộ máy ấy bị mắc kẹt giữa mê trận của các mối quan hệ lệ thuộc ngày càng cao. Có lẽ quãng thời gian phân cực chính trị và cảm tính phản khoa học, phản chuyên môn của cánh hữu đã đẩy tất cả những người thức thời ra khỏi chính quyền. Hay có thể chúng ta chỉ đổ tội cho Trump, rằng bộ hạ đi theo được triệu tập từ hàng tỉ định danh của một cử tri mất niềm tin vào giới tinh hoa khi giới tinh hoa mất đi nền tảng thực tế.

Cho dù bất kì thực trạng nào gây ra cho thất bại này, khi tôi nhìn và thảm hoạ kép của năm nay, dịch bệnh và sự chống đối cảnh sát, điều khiến tôi quan tâm là việc thiết chế đảm bảo an ninh của nước Mỹ đã không nhìn nhận nghiêm túc về những thách thức trong thế kỷ XXI và cả cách hành động, phản ứng mau lẹ. Những người phủ nhận lịch sử có thể phải nhắc lại điều này. Nhưng những người phủ nhận hiện tại thì đã nhận hậu quả cả rồi.

 Derek Thompson

Minh Tân dịch

Nguồn: https://www.theatlantic.com/ideas/archive/2020/06/why-americas-institutions-are-failing/613078/

 

Ngân sách dịch bài này được trích từ doanh thu của

Combo Đô Thị do Book Hunter phát hành

 

>> Tìm hiểu về Combo Đô Thị: Combo Sách – Lịch sử đô thị hiện đại – Sinh tồn của đô thị và Chiến thắng của đô thị – Book Hunter Lyceum

Sơ lược lịch sử ra đời của Hiến pháp Mỹ

(Tham khảo lịch sử chính trị Hoa Kỳ qua cuốn sách được xuất bản trong năm 2020 Nước Mỹ chuyện chưa kể tại đây) Chính quyền hợp bang được thiết lập dưới Điều lệ liên bang. Hội nghị Lập hiến của Mỹ được triệu tập trong bối cảnh 13 bang của nước Mỹ vừa trải qua chiến tranh giành độc lập với mẫu quốc là Vương quốc Anh, và chỉ vừa mới bắt đầu giai đoạn phục hồi kinh tế từ đống đổ nát. Từ lâu

Những quyền lực ngầm chi phối chính trị Mỹ (3): Truyền thông đại chúng

Ghi chép ngắn từ “Nước Mỹ chuyện chưa kể” của Oliver Stone & Peter Kuznick Bài 1: https://bookhunter.vn/nhung-quyen-luc-ngam-chi-phoi-chinh-tri-my-1-chu-nghia-nuoc-my-xuat-chung/ Bài 2 https://bookhunter.vn/nhung-quyen-luc-ngam-chi-phoi-chinh-tri-my-2-to-hop-cong-nghiep-quan-su/ Để đảm bảo cho chủ nghĩa nước Mỹ xuất chúng luôn ngự trị trong lòng người dân, và hợp lý hóa tất cả các cuộc chiến mà nước Mỹ thực hiện ở các quốc gia khác, cũng như duy trì vòng tiêu dùng bất tận phục vụ các tập đoàn, truyền thông đại chúng đã nhanh chóng trở thành thứ vũ khí hủy diệt

Vũ khí hạt nhân – quân bài chiến lược trong giữ vị trí số 1 thế giới từ sau thế chiến II đến nay

Tóm tắt và trích đoạn từ “Nước Mỹ chuyện chưa kể” của Peter Kuznick và Oliver Stone Lưu ý: Các đoạn có chữ nghiêng là những trích đoạn trực tiếp từ sách. Những đoạn có chữ thường là phần tóm lược các sự kiện quan trọng mà sách cung cấp. Dù rằng những cơ chế hợp tác toàn cầu có thể tạo ra sự ràng buộc để một quốc gia không sử dụng vũ khí hạng năng, đặc biệt là vũ khí hạt nhân, lên

Những quyền lực ngầm chi phối chính trị Mỹ (2): Tổ hợp công nghiệp quân sự

Ghi chép ngắn từ “Nước Mỹ chuyện chưa kể” của Oliver Stone & Peter Kuznick https://bookhunter.vn/nhung-quyen-luc-ngam-chi-phoi-chinh-tri-my-1-chu-nghia-nuoc-my-xuat-chung/ Ngay từ khi ở vị trí trung lập trong Thế chiến I, nước Mỹ đã chọn đứng ngoài và buôn vũ khí cho cả hai phe. Nhưng hơn cả thế, Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu vũ khí riêng, đặc biệt đầu tư vào vũ khí hóa học. Năm 1918, Mỹ khởi động chương trình nghiên cứu chiến tranh hóa học và tập trung tại cơ sở Lực lượng

Mặc dù bị trôi dần về chủ nghĩa độc tài, những người ủng hộ Trump vẫn trung thành. Tại sao?

Các học giả tại Đại học California, Berkeley cho biết, bất chấp khuynh hướng độc đoán của ông ta, những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump vẫn ở lại với ông vì sự tác động lẫn nhau phức tạp của các yếu tố kinh tế, văn hóa và chủng tộc, dẫn đến lòng trung thành đầy tính dữ dội, gần như mang tính sùng bái. Hơn một tháng đã trôi qua kể từ cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đầy tranh cãi gay

Tô Lông

31/12/2020