Home Đọc Văn chương kỳ ảo của trẻ em: Vì sao việc thoát ly hiện thực lại tốt cho trẻ nhỏ

Văn chương kỳ ảo của trẻ em: Vì sao việc thoát ly hiện thực lại tốt cho trẻ nhỏ

Văn chương kỳ ảo (fantasy) là dòng văn chương có xu hướng phân cực độc giả. Theo logic thông thường thì các độc giả “nghiêm túc” sẽ thích văn hiện thực (realism) hơn, còn văn kỳ ảo lại đặc biệt hướng đến trẻ em hoặc những ai xem việc đọc như là một cách để thoát ly hiện thực. Còn theo nhiều người giả định thì văn kỳ ảo mang ít giá trị hơn là văn hiện thực – đó là lý do vì sao văn kỳ ảo lại thường gắn với trẻ em và trí tưởng tượng.

Năm ngoái, danh mục các tựa sách được trẻ em đọc nhiều nhất – ít nhất là tại Vương quốc Anh – gần như chỉ toàn những tiểu thuyết kỳ ảo.

Nhưng vì sao lại có chuyện đó? Văn chương kỳ ảo chính xác sẽ mang lại những gì cho các độc giả trẻ?

Sự đối chọi giữa văn chương kỳ ảo với văn chương hiện thực tương ứng với sự phát triển các dòng văn chương dành riêng cho trẻ em và người lớn ở thế kỷ 18 và 19: tiểu thuyết hiện thực nghiêm túc chỉ dành cho độc giả nam trưởng thành, trong khi văn chương kỳ ảo và lãng mạn lại chỉ gói gọn trong giới độc giả phụ nữ và trẻ em.

(Thật thú vị khi sự tiếp nhận văn chương kỳ ảo theo giới thế này đã dần thay đổi qua thời gian, bởi văn chương kỳ ảo ngày nay thường gắn liền với các nam thanh niên, dù tuổi trẻ của họ rõ ràng là nhân tố quan trọng.)

Điều quan trọng cần phải được chỉ rõ lúc này chính là văn chương kỳ ảo dần được đón nhận theo lối văn hóa đại chúng, và do đó thường bị xem là cấp thấp hơn so với chủ nghĩa hiện thực.

Từ thuở tôi còn nhỏ, mẹ tôi đã gieo ý tưởng này vào đầu tôi, bà tin rằng văn kỳ ảo chỉ là “rác rưởi”. (Bà luôn cố thuyết phục hai anh em tôi vứt bỏ những cuốn sách đã quăn góc của tác giả người Mỹ, David Edding, và đọc thứ gì đó “đáng” để đọc.)

Tôi cũng có thái độ thù địch tương tự với văn chương kỳ ảo khi tôi sống tại Phần Lan, tại đây tôi tham gia một câu lạc bộ sách của những người nói tiếng Anh xa xứ và ngay từ buổi nhóm họp đầu tiên, tôi đã được cảnh báo, câu lạc bộ này không đọc các quyển sách “tầm thường” – về cơ bản, điều đó có nghĩa rằng văn chương hiện thực thì “được cho vào”, còn mọi loại khác, gồm văn chương kỳ ảo, thì “bị loại”.

Điều khác thường trong việc loại bỏ văn chương kỳ ảo ra ngoài lề này chính là mọi sáng tác ở một chừng mực nào đó đều mang “tính kỳ ảo”. Ngay cả văn chương hiện thực cũng là một cách diễn tả theo tưởng tượng và được xây dựng về một hiện thực nào đó, chứ không phải là chính hiện thực. Văn chương kỳ ảo chỉ có vẻ như là một sự thoát ly hiện thực có phần cường điệu hơn mà thôi.

Khi xét đến đối tượng trẻ em, các cuộc tranh luận về những cuốn sách vốn “tốt hơn” cho chúng vẫn thường xoay quanh cuộc đối đầu giữa văn chương kỳ ảo và văn chương hiện thực; về điều này, giáo sư John Stephen viết như sau:

“Một trong những khía cạnh gây tò mò hơn đối với việc phê bình văn chương trẻ em chính là sự hối thúc phải phân tách kỳ ảo và hiện thực thành hai thể loại đối đầu nhau, và phải khẳng định rằng, trẻ em thích cái này hoặc cái kia hơn, hoặc rằng trẻ em “tiến bước” từ kỳ ảo sang hiện thực (hoặc ngược lại).”

Một khảo sát nhanh về các xu hướng lớn trong việc xuất bản sách trẻ em trong thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ mới này xác nhận rằng, văn chương kỳ ảo phổ biến rộng khắp trên các trang sách của trẻ em. Từ 450 triệu bản in truyện Harry Potter được bán trong giai đoạn này, đến gần đây hơn là hiện tượng “thể loại sách cho thanh thiếu niên” trong series Twilight của Stephenie Meyer, dường như trẻ em vẫn còn yêu chuộng văn chương kỳ ảo như trước đây – và thay vì “tiến bước” ra khỏi văn kỳ ảo, thì ưu thế của văn chương kỳ ảo phản địa đàng (dystopian fantasy) trong thị trường dành cho thanh niên (với bộ ba tác phẩm Hunger Games của Suzannae Collins dẫn đầu cuộc đua) lại gợi ra điều ngược lại.

Một trong những lợi ích rõ ràng nhất của văn kỳ ảo chính là nó cho phép độc giả trải nghiệm việc nhìn ngắm thế giới theo nhiều cách khác nhau. Nó tạo ra một tình huống giả định và mời gọi độc giả kết nối giữa khung cảnh tưởng tượng với thực tế xã hội của riêng họ.

Stephens nói rằng, các sáng tác kỳ ảo hoạt động thông qua phép ẩn dụ – cái xa lạ được dùng để thay thế cho, hoặc để nói về, cái quen thuộc. Phép ẩn dụ rõ ràng là ít có tính chính xác hơn so với các dạng thức ngôn ngữ khác (các ẩn dụ phải trải qua nhiều giai đoạn giải nghĩa phức tạp hơn) và có lẽ đây là một lợi thế quan trọng của văn chương kỳ ảo so với văn chương hiện thực.

Việc vận dụng phép ẩn dụ trong văn chương kỳ ảo làm cho thể loại này “cởi mở” hơn với các nét nghĩa và các cách kiến giải khác nhau. Điều này tạo cơ hội để văn chương kỳ ảo thăm dò những vấn đề xã hội khá phức tạp theo lối ít chạm trán hơn với văn chương hiện thực bởi vì nó diễn ra trong một thế giới khác xa với thực tế xã hội (và cũng có thể gián tiếp mang lại sự hài hước).

Hãy lấy một ví dụ với Feed, tiểu thuyết kỳ ảo vị lai của M.T. Anderson được xuất bản năm 2002. Lấy bối cảnh một cuộc chiến thắng trong tương lai mà mọi người đều có một đường dẫn internet được truyền hữu tuyến vào bộ não của mình, vốn liên tục tấn công ý thức của họ bằng việc quảng cáo, tiểu thuyết này là một lời châm biếm chua cay hướng đến cả người tiêu dùng lẫn nền văn hóa số.

Sự thất thế của ngôn ngữ là một chủ đề quan trọng, đã xảy ra như là hệ quả của tốc độ và sự dễ dãi của truyền thông số – được phô bày cách buồn cười nhất thông qua sự gãy vụn các khác biệt giữa ngôn từ người lớn và ngôn từ giới trẻ. Trong phần mở đầu quyển tiểu thuyết, chàng thanh niên Titus cùng bạn bè mình phải nhập viện vì các đường dẫn của họ bị xâm nhập, chính sự việc này đã dẫn đến sự phản ứng ngập ngừng của người cha:

“Đây là…Thằng Nhóc”, ông nói. “Thằng Nhóc, đây là thứ gì thật tệ hại” (2003: 67).

Cory Doctorow, Tác giả của Little Brothe

Cory Doctorow, một tác giả chuyên viết về khoa học viễn tưởng, có cách tiếp cận trực diện hơn với ý tưởng cho rằng, văn chương kỳ ảo cho phép độc giả chơi đùa với những cảnh huống giả định. Một cách khiêu khích, tiểu thuyết dành cho thanh niên của ông, Little Brother (2008), đã sử dụng nhiều trường hợp được báo cáo trên phương tiện truyền thông quốc tế liên quan đến những cá nhân bị bỏ tù tại những nơi như trại giam vịnh Guantanamo sau sự kiện tấn công khủng bố năm 2001.

Little Brother đã tận dụng biến cố lịch sử này, nhưng thay đổi bản chất một cách hư cấu các sự kiện khi đặt một đứa trẻ vô tội, cũng là một công dân hợp pháp của Hoa Kỳ, vào trong cùng một hoàn cảnh với những “người không có quyền công dân” bị giam giữ tại vịnh Guantanamo. Bằng việc kể truyện từ góc nhìn của đứa trẻ này, Doctorow vạch trần cách tỏ tường sự hung bạo và bất công trong việc tiến hành giam giữ như thế, và tạo ra một trường hợp thuyết phục cho quan điểm này, rằng một khi những quyền lực như thế được thực thi với những người không có quyền công dân, thì sớm muộn gì họ cũng hành xử y như vậy với các công dân thực sự.

Little Brother vì vậy mà mang tính chính trị cao – một thí dụ hiệu quả về cách tác phẩm kỳ ảo có thể đề cập trực tiếp các viễn cảnh thực tế đời sống. Điều vẫn luôn tạo ra sự lôi cuốn nơi sáng tác của Doctorow chính là nó có thể đọc ra được rất nhiều điều giống như văn chương hiện thực vậy: các yếu tố “kỳ ảo” của quyển tiểu thuyết này đều mang tính kỹ thuật, dù các kỹ thuật giám sát công nghệ cao được tưởng tượng và mô tả chỉ là một lối cường điệu hóa nhẹ nhàng những gì mà công nghệ hiện nay cho phép.

Cả Anderson và Doctorow đều hoạt động trong thể loại khoa học viễn tưởng vị lai, thể loại này ngay lúc này dường như đã trở nên vô cùng phổ biến với các em thanh thiếu niên – có lẽ vì nó đề xuất với độc giả một cách thức tìm kiếm ý nghĩa thời đại của chúng ta. Nhưng văn chương kỳ ảo lại là một thể loại văn chương rất bao la, gồm nhiều phân loại đa dạng.

Một trong những nhà văn nổi tiếng nhất thế giới với thể loại văn kỳ ảo dành cho trẻ em đã cổ võ xu hướng hiện nay của các truyện kể vị lai, khi ông nhìn vào quá khứ để tìm kiếm niềm cảm hứng.

Neil Gaiman, người đã kết hôn với nhạc sĩ Amanda Palmer và là bạn với Toris Amos (điều này có thể giúp ông trở thành tác giả viết truyện trẻ em hấp dẫn nhất thế giới), đã xuất bản nhiều tiểu thuyết kỳ ảo dành cho trẻ em chịu ảnh hưởng của thời Victoria, bao gồm quyển The Graveyard Book (2008).

Quyển tiểu thuyết tuyệt vời này xoay quanh câu chuyện của Bod, bố mẹ cậu đã bị sát hại khi cậu chỉ mới là một bé trai, cậu lớn lên trong sự nuôi dưỡng của các hồn ma trong một nghĩa địa gần đó. Gaiman đã mượn nhiều yếu tố từ quyển The Jungle Book của Rudyard Kipling (cụ thể là kết cấu và các mô típ truyện) nhưng đã hiện đại hóa truyện kể này để phù hợp với các độc giả đương thời – để các ý niệm về cái tốt và cái xấu tất yếu trở nên phức tạp hơn, và sự chuyển tiếp sau cùng của Bod, từ trẻ thơ sang người lớn, mang nhiều niềm vui hơn sự chuyển tiếp tương tự nơi nhân vật Mowgli:

“Nhưng giữa bây giờ và khi ấy, luôn có Sự sống; và Bod tiến vào cuộc đời với đôi mắt và con tim rộng mở.”

Văn chương kỳ ảo là một thể loại có nhiều điều để trao gửi cho các độc giả trẻ. Một trong những lý do thuyết phục nhất để dẫn trẻ em đến với văn chương kỳ ảo chính là thể loại này bàn đến thực tế xã hội một cách gián tiếp (thông qua ẩn dụ, biểu tượng và ngụ ngôn) và do đó có thể giải quyết được các vấn đề luân lý phức tạp trong một cách thức được cường điệu hóa và khôi hài hơn. Văn chương kỳ ảo cũng gợi mở cho các độc giả trẻ việc chơi đùa khi nhìn ngắn thế giới trong nhiều cách khác nhau và do đó dạy cho họ cách tạo dựng ý nghĩa sống nhờ việc kết nối với nhau những quan niệm hay sự việc dường như chẳng có chút liên hệ nào.

Điểm còn lại cần phải nói thêm là, không giống như rau xanh, trẻ em thường có thể được thuyết phục đọc các tác phẩm kỳ ảo mà không cần đến người lớn dỗ ngọt để chúng đọc.

Trẻ em đã tự xem những cuốn sách này là phép thuật trong mắt chúng.

Nguồn: The Conversation

Quốc Trọng dịch

Ngân sách dịch bài này được trích từ doanh thu của

Toàn Tập NHỮNG VỆ THẦN CỦA TUỔI THƠ

bộ sách của William Joyce về sự liên kết của Ông già Noel, Thỏ Phục Sinh, Tiên Răng, Jack Frost, Thần Mộng Mơ để chống lại Pitch – Vua Ác Mộng

>Bộ 5 cuốn tiểu thuyết: Bộ Tiểu Thuyết Những Vệ Thần Của Tuổi Thơ – Book Hunter Lyceum

>Bộ 3 cuốn sách tranh: Những vệ thần của tuổi thơ – combo 3 cuốn – Book Hunter Lyceum 

Văn học giả tưởng – Một tiến trình đi tìm thực tại khác

I. Đặt vấn đề Trong dòng chảy văn chương thế giới, có một thể loại hiện nay chưa được xếp vào hàng chính thống, thậm chí còn không được giới hàn lâm đánh giá cao, nhưng lại có tầm ảnh hưởng lớn đến tư duy của nhân loại. Đó là “Fiction literature” (văn học giả tưởng). Đây không phải chỉ đơn thuần là một thể loại, mà còn là một dòng chảy trong suốt tiến trình lịch sử với nhiều lần biến đổi về hình
Xem

“Sự Trỗi Dậy Của Các Vệ Thần” – Hay Sự Chiến Thắng Của Niềm Vui?

Phim hoạt hình từ rất lâu đã không chỉ là sản phẩm giải trí cho trẻ em mà trở thành một hình thức sáng tạo mà bằng cách mượn góc nhìn của trẻ thơ để lý giải về thế giới con người. Đây là phương thức đã được những nhà văn giả tưởng như Lewis Caroll, C.S Lewis sử dụng. Nhiều bộ phim hoạt hình cũng như các tác phẩm giả tưởng ấy đã tạo ra một thực tại mô phỏng thế giới hiện hữu
le-nam

Lê Nam

24/12/2019
Xem

INSIDE OUT – NIỀM VUI LÊN TIẾNG, NỖI BUỒN IM LẶNG?

Tôi xem lại Inside Out lần thứ ba vào một buổi sáng tháng hai. Cảm xúc không còn nguyên vẹn như lần đầu tiên nữa. Thế nhưng không thể phủ nhận được rằng Inside Out là một bộ phim có thể lôi cuốn tôi từ những phút đầu tiên cho đến những giây cuối cùng. Inside Out tập trung vào câu chuyện về sự cố gắng trở về khu Trung tâm của Niềm Vui và Nỗi Buồn, 2/5 mảnh ghép cảm xúc cơ bản trong mỗi con người. Ba mảnh

“Vệ thần của tuổi thơ” của William Joyce: Bộ truyện thiếu nhi dẫn đường tìm đứa trẻ bên trong mỗi chúng ta

Ngay từ lần đầu tôi xem bộ phim hoạt hình “Sự trỗi dậy của các vệ thần”, tôi đã lập tức yêu từng nhân vật trong đó: Jack Frost với lòng trắc ẩn và dũng cảm, thỏ Phục Sinh thẳng thắn và hoạt bát, Tiên Răng đáng yêu và ngây thơ, Ông già Noel hay Nicholas StNorth thông thái, Sandman - Thần Mộng Mơ quyền năng và hóm hỉnh… Khung cảnh đẹp lung linh của ánh trăng chiếu xuyên qua lớp tuyết trắng vừa kỳ

Không có đứa trẻ bên trong…

Khi ấy, các môn đệ lại gần hỏi Ðức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, ai là người lớn nhất trong Nước Trời?” Ðức Giêsu liền gọi một em nhỏ đến, đặt vào giữa các ông và bảo: “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ em, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời. Còn ai tiếp đón một em nhỏ