Home Đọc Ngày Xửa Ngày Xưa Có Câu Chuyện…: Vì Sao Chúng Ta Vẫn Luôn Sẽ Đọc Những Truyện Kể Trước Khi Ngủ

Ngày Xửa Ngày Xưa Có Câu Chuyện…: Vì Sao Chúng Ta Vẫn Luôn Sẽ Đọc Những Truyện Kể Trước Khi Ngủ

Truyện Kể Trước Khi Ngủ

Hãy tưởng tượng xem: vào năm 2067, tức là năm mươi năm sau [tính từ năm 2017], đối với trẻ em, giờ đi ngủ sẽ như thế nào?

Ngày nay, chúng ta đã có các kỹ thuật giúp chuyển đổi các truyện kể trước khi ngủ thành các thực tế ảo – và đây là video chứng minh điều đó. Dù cho ta không thể nói chính xác tương lai sẽ thế nào, nhưng duy có một điều chắc chắn: chúng ta vẫn sẽ còn cần đến những truyện kể trước khi ngủ.

… kể một truyện kể trước khi ngủ vốn có nhiều tác động đến ta, người lớn cũng như trẻ nhỏ?

Không ai biết được từ lúc nào truyện kể trước khi ngủ đầu tiên đã được kể. Các học giả cho rằng, không thể xác định được nguồn gốc của việc kể truyện như thế; họ tin con người trước nay vẫn luôn kể cho nhau nghe nhiều câu chuyện vì chúng ta có khả năng nói năng. Chỉ con người mới tạo ra những truyện kể; và truyện kể làm ta thật là người. Thần thoại và huyền thoại, cổ tích và ngụ ngôn, các câu chuyện ma và các cuộc phiêu lưu anh hùng – chúng ta vẫn luôn gắn liền với những truyện kể ấy, bất kể đó là thể loại nào.

Hãy nghĩ về thuở bạn còn là một đứa trẻ: Truyện nào đã thay đổi cuộc đời bạn, cuốn sách nào mà bạn sẽ không bao giờ quên được, hay câu chuyện gia đình nào sẽ mãi khiến bạn phì cười? Đó quả là một phép mầu kỳ diệu nhưng lại giản đơn mà chúng ta vẫn luôn để tâm đến. Chuyên trang Pajama Program được xây dựng nhằm chia sẻ năng lực biến đổi trong các truyện kể trước khi ngủ, nhất là hướng đến những trẻ nhỏ đang sống trong những hoàn cảnh bấp bênh.

https://bookhunter.vn/doc-thu-bo-sach-tranh-nhung-ve-than-cua-tuoi-tho-william-joyce/

Dưới đây là một số lý do vì sao các truyện kể trước khi ngủ vẫn còn quan trọng, và vì sao chúng ta sẽ luôn còn kể chúng:

Căn tính

Tôi là ai? Đây là câu hỏi không chỉ được đặt ra bởi các học sinh trung học khi các em viết bài luận tuyển sinh [personal statements] hay bởi các chuyên gia quyết đổi nghề; đây cũng là câu hỏi mà chúng ta phải đối mặt mỗi ngày. Chúng ta sẽ liên tục tái định nghĩa cảm thức về chính mình trong mỗi chương của quyển sách cuộc đời. Những truyện kể trước khi ngủ sẽ giúp trẻ em tạo lập được một ý niệm vững chắc hơn về căn tính cá nhân khi chúng nghĩ đến giá trị nào chúng sẽ mang lại – chúng sẽ chọn điều gì khi ở trong hoàn cảnh của một nhân vật nào đó – và khi chúng vô tình học được cách sử dụng sức mạnh của việc tạo ra những truyện kể từ những trải nghiệm của riêng chúng. Với các truyện kể, trẻ em có thể hiểu biết cách sâu sắc hơn môi trường sống xung quanh và sự phát triển tính cách của chúng, hiểu được những xung đột và những vòng xoắn cốt truyện [plot twists] đã định hình những huyền thoại trong đời chúng. Những người trẻ trưởng thành trong những hoàn cảnh sống khó khăn có thể bắt đầu định nghĩa câu chuyện đời họ, thay vì thấy bản thân đang bị chính câu chuyện đời mình định nghĩa.

Sự kết nối

Các truyện kể giúp trẻ em tạo lập được cảm thức về chính mình thế nào, thì chúng cũng tạo lập một cảm thức sâu xa về sự kết nối với người khác như vậy. Những đứa trẻ thấy cô đơn, ao ước được thấu hiểu, có thể tìm được sự ủi an nhờ gắn kết được với một nhân vật trong truyện kể, mà nhân vật này cũng đang trải qua cùng những vùng vẫy như trẻ. Trẻ em có thể nhận ra nhân vật chúng yêu mến ứng xử thế nào trong tương quan với người khác, đó có thể là những động năng gia đình hoặc những tranh cãi với một người bạn. Đối với những đứa trẻ sống trong những hoàn cảnh bấp bênh, thật quý giá biết bao khi chúng được nghe kể một truyện trước khi ngủ nói về người nào đó đã trưởng thành trong một hoàn cảnh giống như chúng và đã thành công trong việc tạo ra một thực tế mới: truyện kể cũng có thể giúp chúng tìm thấy sự can đảm và lạc quan để chúng bền chí giữa đời. Cảm thức thuộc về này có thể mở rộng hơn nữa, vượt ra khỏi các tương quan gia đình và bạn bè, để trẻ em cảm thấy được kết nối với cộng đồng, nền văn hóa và với thế giới. Nhờ các truyện kể trước khi ngủ, một đứa trẻ tại Atlanta có thể học biết về những người sống tại vùng Amazon, và có thể kết nối với họ.

Dĩ nhiên, dạng thức kết nối giản đơn nhất, nhưng cũng sâu sắc nhất mà các truyện kể trước khi ngủ mang lại cho chúng ta chính là mối dây liên kết giữa hai người, người lớn và trẻ nhỏ, đang cùng thưởng thức một truyện kể. Pajama Program mang người lớn và trẻ nhỏ đến với nhau thông qua hành động kể chuyện, thông qua việc trao cho những đứa trẻ dễ bị tổn thương một cảm thức về lòng tin tưởng và về tình yêu vô điều kiện.

Trí tưởng tượng

Picasso từng nói, ông đã mất bốn năm để học cách vẽ được như Raphael, nhưng lại mất cả đời để vẽ được như một đứa trẻ. Khả năng tưởng tượng của một đứa trẻ vượt xa những gì ta có thể hiểu được với khả năng suy lý của mình: trẻ nhỏ có tô bầu trời với màu tím, có thể hình dung được cả một khía cạnh hoàn toàn mới, và có thể tin vào những điều xem ra là không thể. Các truyện kể trước khi ngủ sẽ mở khóa cánh cửa dẫn vào trí tưởng tượng của trẻ nhỏ, dẫn chúng vươn ra khỏi các hoàn cảnh sống của chúng, đến những vương quốc khác. Đối với khả năng sáng tạo của trẻ em, việc nghe hay đọc một truyện kể hoàn toàn khác với việc xem một bộ phim hay một chương trình: các nghiên cứu đã chỉ ra, việc nghe kể một truyện kể đòi hỏi trẻ em dùng đôi mắt tâm trí thế nào để có thể hình dung được điều đang diễn ra – nghĩa là chúng củng cố năng lực tưởng tượng của mình. Do đó trẻ em có thể chuyển năng lực sáng tạo này thành việc hình dung ra những thực tại mới cho chính chúng. Truyện kể cũng giúp chúng ta tìm ra được một cảm thức về mục đích sống, và truyền cảm hứng để ta mơ ước.

Trong video này, diễn viên Kevin Costner và Jillian Estell sẽ đọc truyện “Catching the Moon”, một truyện kể có thât về một cô gái sống vào những năm 1930, đã thách thức mọi chống đối để cuối cùng trở thành người phụ nữ đầu tiên chơi cho một đội bóng chày chuyên nghiệp toàn cầu thủ nam. Vào cuối video, Costner sẽ gửi một lời nhắn truyền cảm hứng đến các trẻ em; lời nhắn này nhắc chúng ta nhớ vì sao các truyện kể trước khi ngủ và trí tưởng tượng vẫn luôn quan trọng:

“Các ước mơ luôn quan trọng. Và đôi khi bạn có thể tìm thấy các ước mơ nơi sách vở. Đó chính là điều làm cho truyện kể này nên đặc biệt – việc mơ ước thật quan trọng. Bạn có thể là rất nhiều thứ giữa cuộc đời này – không chỉ là một cầu thủ bóng chày, nhưng còn là người ngày nào đó viết quyển sách này… Bạn có thể là rất nhiều thứ. Đó là điều tôi yêu mến nơi những quyển sách. Chúng đưa chúng ta đến nhiều nơi… Bạn biết đấy, sách có thể dẫn bạn đi vòng quanh thế giới mà bạn không bao giờ cần phải rời khỏi nhà. Khi tôi nghĩ đến nhiều điều tuyệt vời có thể xảy đến trong đời mình, thì rất nhiều điều trong số đó đã xuất hiện trong những trang sách – giống như quyển này vậy. Tôi nghĩ, nếu bạn bắt đầu đọc sách từ khi còn trẻ, bạn sẽ có được một cuộc đời thật sự tuyệt vời.”

Nguồn: Pajama Program 

Quách Trọng dịch

Sách cho trẻ (1): Những bài hát ru và chuyện kể trước lúc ngủ – đường vào cõi Mộng

Bước vào giấc ngủ: đôi mắt nhắm lại, chân tay không cử động, miệng thôi nói, tai không còn nghe thấy chính xác những gì thực tại tác động tới, mọi điều tiếp xúc vào da đều như thể có màng lọc. Giấc ngủ bắt đầu bằng sự thu rút các giác quan và quá trình duy lý. Các giác quan không cố gắng ghi nhận thực tại mà mặc cho thực tại đến rồi đi. Tâm trí không cố sắp xếp trình tự các
Xem

KLAUS (2019) – MỘT NGHĨA CỬ THIỆN CHÍ LUÔN CÓ CÁCH TỰ LAN RỘNG

Đã rất lâu rồi kể từ ngày “Rise of the Guardians” được công chiếu vào năm 2012, đến nay, sau 7 năm, mới có lại một phim hoạt hình cho mùa Noel đi vào lòng người như “Klaus”.Bộ phim kể về hành trình của cậu thanh niên con ông cháu cha tên Jesper học tại Học viên bưu chính. Cậy gia thế và tiền tài của người bố, Jesper không chịu học hành mà chỉ tập trung cho việc ăn chơi trác táng. Nhìn thấy

Sách cho trẻ (2): Trái tim thơ trẻ và trí não trưởng thành – Điều quý báu ẩn trong các kiệt tác cho trẻ em

Lẽ tất yếu, những đứa trẻ rồi cũng đến ngày phải trưởng thành, dẫu rằng sâu thẳm trong chúng là những Peter Pan hay Hoàng Tử Bé vốn chỉ mong muốn mãi mãi ở thế giới thần tiên. Nhưng lớn lên và đánh mất những ước ao tốt đẹp thuở nhỏ, để bị cuốn theo những guồng quay sinh tồn của đời người, dường như không phải là những điều các tác giả cho thiếu nhi hướng tới. Các nhà văn thiếu nhi dù cho

“Vệ thần của tuổi thơ” của William Joyce: Bộ truyện thiếu nhi dẫn đường tìm đứa trẻ bên trong mỗi chúng ta

Ngay từ lần đầu tôi xem bộ phim hoạt hình “Sự trỗi dậy của các vệ thần”, tôi đã lập tức yêu từng nhân vật trong đó: Jack Frost với lòng trắc ẩn và dũng cảm, thỏ Phục Sinh thẳng thắn và hoạt bát, Tiên Răng đáng yêu và ngây thơ, Ông già Noel hay Nicholas StNorth thông thái, Sandman - Thần Mộng Mơ quyền năng và hóm hỉnh… Khung cảnh đẹp lung linh của ánh trăng chiếu xuyên qua lớp tuyết trắng vừa kỳ
Xem

“Sự Trỗi Dậy Của Các Vệ Thần” – Hay Sự Chiến Thắng Của Niềm Vui?

Phim hoạt hình từ rất lâu đã không chỉ là sản phẩm giải trí cho trẻ em mà trở thành một hình thức sáng tạo mà bằng cách mượn góc nhìn của trẻ thơ để lý giải về thế giới con người. Đây là phương thức đã được những nhà văn giả tưởng như Lewis Caroll, C.S Lewis sử dụng. Nhiều bộ phim hoạt hình cũng như các tác phẩm giả tưởng ấy đã tạo ra một thực tại mô phỏng thế giới hiện hữu
le-nam

Lê Nam

24/12/2019