Home Xem INSIDE OUT – NIỀM VUI LÊN TIẾNG, NỖI BUỒN IM LẶNG?
Xem

INSIDE OUT – NIỀM VUI LÊN TIẾNG, NỖI BUỒN IM LẶNG?

Tôi xem lại Inside Out lần thứ ba vào một buổi sáng tháng hai. Cảm xúc không còn nguyên vẹn như lần đầu tiên nữa. Thế nhưng không thể phủ nhận được rằng Inside Out là một bộ phim có thể lôi cuốn tôi từ những phút đầu tiên cho đến những giây cuối cùng.

Inside Out tập trung vào câu chuyện về sự cố gắng trở về khu Trung tâm của Niềm Vui và Nỗi Buồn, 2/5 mảnh ghép cảm xúc cơ bản trong mỗi con người. Ba mảnh ghép còn lại là Tức Giận, Lo Lắng, Chảnh Chọe. Tôi thích cách đạo diễn phân loại cảm xúc và cấp cho chúng quyền được suy nghĩ, hành động như vậy. Tức là, những cảm xúc ấy cũng có lí trí của riêng chúng, một thứ lí trí mà phải nhìn thật sâu và nhìn thật kĩ vào bên trong, chúng ta mới có thể thấy được.


Chọn đối tượng thể hiện là những cảm xúc bên-trong mỗi người, tất yếu bối cảnh diễn ra sự kiện sẽ là bối cảnh bên-trong. Tuy nhiên, bối cảnh bên trong ấy lại chịu sự tác động của một bối/ hoàn cảnh lớn hơn ở bên ngoài, những sự kiện mà chủ thể của Niềm Vui, Nỗi Buồn, Lo Lắng, Tức Giận, Chảnh Chọe trực tiếp phải đối mặt. Làm phim về những vấn đề, sự kiện diễn ra trong cuộc sống, những sự kiện mà người ta có thể tiếp xúc được đã khó, đạo diễn lại còn chọn một công việc khó hơn: Làm phim về những rung động ở trong tận cùng sâu thẳm nơi bản thân mỗi người, phim mà đối tượng chính lại là Cảm Xúc. Trước đây, khán giả chỉ biết đến cảm xúc như một cách thức, phương tiện để bộc lộ tính cách mỗi người, thông qua cảm xúc mà hiểu được ai đó đang nghĩ gì và định nghĩ gì. Nhưng với Inside Out, khán giả được mãn nhãn với những mâu thuẫn của 5 loại cảm xúc diễn ra trong chính khu Trung tâm đầu não của một đứa trẻ.


Inside Out, sau tất cả, chính là câu chuyện trưởng thành của mỗi cá nhân được xử lí thông qua cuộc “phiêu lưu” cảm xúc của Riley trong những ngày cô bé cùng gia đình phải chuyển từ Minesota đến một nơi khác. Việc chuyển nhà đã đẩy Riley vào một tình thế mới, cô bé bắt buộc phải thích nghi với một môi trường khác với môi trường trước đây, cố hòa nhập với những người bạn khác với người bạn trước đây. Và giống như bất cứ ai phải đối mặt với vấn đề nào đó mà không được thể hiện những cảm xúc có phần tiêu cực, từ sâu trong họ sẽ bị áp chế bới/ bằng một áp lực vô hình; rồi mọi thứ sẽ trở nên trầm trọng hơn thực tế rất nhiều. Trong quá trình lớn lên của Riley được diễn tả thông qua những cảm xúc bên trong, những quả cầu kí ức và những hòn đảo như Đảo Gia Đình, Đảo Tình Bạn, Đảo Khúc Côn Cầu,… những mối quan hệ của cô bé với thế giới bên ngoài được thể hiện rõ ràng và tinh tế hơn bao giờ hết. Một hòn đảo sụp đổ và mất đi tương ứng với một mối quan hệ bị rạn nứt và tan vỡ. Một quả cầu bị nhuốm xanh tương ứng với một kí ức vui chuyển sang buồn. Sự lấn át đến vô lí của Niềm Vui lại tượng trưng cho một thái độ cực đoan cố gắng cấm đoán nỗi buồn trong bất kì hoàn cảnh nào. 


Tôi đã bị gây ấn tượng mạnh khi xem bộ phim vào lần đầu tiên. Lần thứ hai, với tất cả niềm hứng thú và ấn tượng ban đầu, tôi hân hoan giới thiệu bộ phim ấy cho em trai của mình, một cậu bé đang học lớp 6, xấp xỉ tuổi với cô bé nhân vật chính trong phim. Tôi đã hi vọng rằng khi em tôi xem phim xong, nó có thể hiểu được phần nào những gì nó đang/ sẽ phải trải qua. Nhưng không. Xem đến 1/3 thời lượng phim, nó bắt đầu ngáp ngủ và tua trước một vài phút. Tôi bất bình với hành động ấy, còn nó thì đang cảm thấy chán nản với những gì diễn ra trong phim. Tua đến nửa, nó tắt máy và kết luận: Phim quá chán. Em xem chỉ thấy buồn ngủ. Tôi đã shock vì câu nói ấy của nó. Thế rồi tôi nhận ra, Inside Out chỉ hay khi khán giả là người lớn, những người đã trải qua đầy đủ các thời kì cảm xúc được kể đến trong đó, từ những ngày thơ ấu với niềm vui trọn vẹn cùng gia đình, cho đến lúc lớn hơn một chút và tức giận vì không ai có thể/ chịu hiểu mình, rồi đến trạng thái cân bằng mà phải rất lâu rất lâu sau đó mới đạt được.

Người ta xem Inside Out vốn không phải là để biết và đề phòng cho những sự thay đổi trong cảm xúc sắp diễn ra, mà xem để nhớ lại từng mảnh từng mảnh quá khứ trôi nổi trong tâm trí. Người ta sẽ cho rằng cái chết của Bing Bong là vớ vẩn khi người ta vẫn đang chơi cùng một người bạn như thế, nhưng người ta sẽ đau lòng biết bao khi nhìn làn khói cuối cùng tan vào không gian đen tối của sự lãng quên, và bất chợt nhớ ra người bạn trong tâm tưởng ngày xưa đã “chết” tự bao giờ. Hóa ra Inside Out không được làm ra để phục vụ mục đích giải trí cho trẻ con mà nó là một bộ phim hoạt hình dành cho người lớn.


Và đúng với tiêu chuẩn một bộ phim hoạt hình dành cho người lớn, Inside Out gợi nhớ nhiều hơn là đưa ra bài học, và chính sự gợi nhớ ấy giúp người ta nhận ra rằng: Trong cuộc sống, sợ phải buồn bã còn đau khổ hơn chính sự buồn bã, và bất kì mất mát nào cũng mang trong mình những giá trị riêng của nó.

Nguyễn Hoàng Dương

Xem

The Truman Show và tự do lựa chọn

“Good morning! And in case I don’t see you, good afternoon, good evening and goodnight!” Bất cứ khán giả nào theo dõi “The Truman Show” trên TV sẽ không thể quên được câu nói cửa miệng của anh chàng Truman này vào mỗi sáng. Truman có một cô vợ xinh đẹp làm y tá tại bệnh viện, một công việc văn phòng bình thường, một ngôi nhà với đầy đủ tiện nghi, một bà mẹ ở riêng và một anh bạn thân làm nhân viên siêu

‘VỊ VỆ THẦN CỦA TUỔI THƠ’ – WILLIAM JOYCE, nhà sáng tạo thiên tài của Sự trỗi dậy của các vệ thần, Toy Story, Epic…

“Vượt qua mọi rào cản về thời gian và không gian, là cách để nắm bắt trí tưởng tượng”. —Nicholas St. North - William Joyce. Những cuốn sách bay diệu kỳ của ông Morris Lessmore(The Fantastic Flying Books of Mr. Morris Lessmore - William Joyce) Điều gì có thể được ẩn giấu phía dưới người đàn ông luôn khoác lên mình bộ phục trang bình dị, chỉ gồm chiếc quần jeans, áo sơ mi trắng không cổ, cùng bộ râu và ria mép luôn được
Xem

“V for Vendetta” – Cuộc nổi dậy của lý tưởng

“V for Vendetta” là một bộ truyện tranh nổi tiếng vào thập niên 80-90 của thế kỷ 20 (Alan Moore & David Loyld) kể về một giả tưởng đen tối dự báo về sự cầm quyền độc tài ở nước Anh trong tương lai và cách thức con người phản kháng chống lại hệ thống. Nhân vật chính là V và Evey, những nạn nhân của hệ thống, đã tổ chức một cuộc đánh bom tòa nhà quốc hội vào ngày 5-11, kỷ niệm 400 năm

BỘ NÃO THANH THIẾU NIÊN KHI TIẾP XÚC TRUYỀN THÔNG MẠNG XÃ HỘI

Những phát hiện từ một nghiên cứu ở Trường Đại học California, Los Angeles (UCLA) đã làm sáng tỏ tác động của truyền thông mạng xã hội đến bộ não của thanh thiếu niên. Một nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực này được thực hiện tại UCLA bằng cách quét não của các bạn trẻ độ tuổi thanh thiếu niên khi đang sử dụng truyền thông mạng xã hội. Kết quả quét não đã cho thấy các mạch não vốn được kích hoạt bằng

Minh Hùng

17/08/2019
Xem

Điện ảnh & những góc nhìn thực tại (1): Điện ảnh, thị hiếu và lịch sử phản ánh thực tại qua màn ảnh

  “Thực tại” (reality), theo Peter L. Berger và Thomas Luckmann đề cập đến trong cuốn Sự kiến tạo xã hội về thực tại, là một tính chất thuộc về những hiện tượng mà chúng ta thừa nhận là có một sự tồn tại độc lập với ý muốn của chúng ta. Trong thế giới chúng ta đang sống có một cái cây, cái cây đó tồn tại không phải vì ta muốn nó tồn tại, cái cây đó cũng không vì ta ghét bỏ