Home Đọc Ứng biến có định hướng – Cách Trung Quốc thoát khỏi bẫy nghèo và trỗi dậy

Ứng biến có định hướng – Cách Trung Quốc thoát khỏi bẫy nghèo và trỗi dậy

Nguyen Water

06/11/2023

Trong cuốn sách “Trung Quốc thoát khỏi bẫy nghèo như thế nào”, Yuen Yuen Ang đã đi sâu vào chi tiết về sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc, thách thức những quan niệm thông thường bằng cách chỉ ra sự phát triển của nước này là một “quá trình đồng tiến hóa” giữa thị trường và thể chế. Duncan Green đã thôi thúc độc giả đắm mình trong cuốn sách được nghiên cứu kỹ càng này với những hiểu biết và phát hiện thú vị.

Câu chuyện vĩ mô về Trung Quốc đã được nhiều người biết đến thế nhưng nó vẫn luôn được nhắc lại. Nổi lên từ sự đói nghèo dưới thời Mao, Trung Quốc năm 1980 có GDP bình quân đầu người là 193 USD, thấp hơn Bangladesh, Chad và Malawi. Hiện nay, đây là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với GDP bình quân đầu người tăng gấp 30 lần, dựa trên sự kết hợp bất chấp những bàn tán giữa nhà nước đảng Cộng sản và chủ nghĩa tư bản –một quan chức trêu đùa rằng ‘không có nhà nước tư bản nào có thể sánh bằng sự tận tụy của chúng tôi đối với khu vực tư bản.’

Thành công trên quy mô này chắc chắn sẽ tìm ra nhiều bậc tiền bối trí thức dày dặn kinh nghiệm -Trung Quốc được miêu tả dưới nhiều cách khác nhau như chiến thắng của một quốc gia hùng mạnh; thị trường tự do; thử nghiệm; và là thành công cho việc hoạch định trung tâm. “Trung Quốc thoát khỏi bẫy nghèo như thế nào” đã thổi bay những lời quan niệm thông thường, đi sâu vào những gì thực sự đã xảy ra và tái tạo lại lịch sử của các tỉnh và thành phố khác nhau qua nhiều năm nghiên cứu cần mẫn.

Cuốn sách là một thắng lợi giúp mở ra cánh cửa cho sự trỗi dậy đáng kinh ngạc về kinh tế chính trị của Trung Quốc với điểm khởi đầu là các hệ thống và tính phức hợp. Những bài học của đất nước này được áp dụng vượt xa biên giới Trung Quốc. Tác giả Yuen Yuen Ang đã bắt đầu với vấn đề phát triển kinh điển giữa con gà và quả trứng – cái nào có trước, thể chế tốt hay sự thịnh vượng kinh tế? Các phe phái khác nhau trong giới học viện và giới viện trợ kinh tế đã kêu gọi các nước đang phát triển “trước tiên hãy hoàn thiện các thể chế phù hợp” hoặc “trước tiên hãy thúc đẩy tăng trưởng”, sau đó các phần còn lại sẽ dần được cải thiện.

Bằng việc sử dụng Trung Quốc như một trường hợp nghiên cứu quy mô lớn, Ang đã phê phán kiểu duy tuyến tính này và lập luận rằng sự phát triển là một “quá trình đồng tiến hóa”. Các thể chế và thị trường tương tác và thay đổi lẫn nhau theo những cách thức cụ thể theo bối cảnh và luôn thay đổi theo thời gian. Các thể chế giúp đạt được sự cất cánh không giống như các thể chế dùng để duy trì và củng cố thị trường sau này.

Có lẽ phát hiện gây chấn động nhất của bà là đối với các quốc gia mới bắt đầu quỹ đạo phát triển, cái gọi là thể chế “yếu” thường tốt hơn thể chế “mạnh”. Cách mô tả yếu-mạnh được áp đặt bởi các chuyên gia từ các quốc gia đã phát triển, họ kết luận rằng các thể chế của họ rõ ràng là “mạnh nhất” vì quốc gia của họ giàu nhất.

Không thể đánh giá chính xác cuốn sách chỉ bằng một bài bình phẩm ngắn gọn, nhưng đây là những gì có thể rút ra được: thứ nhất, có ba kiểu mẫu giải thích về sự cất cánh của Trung Quốc: những thay đổi do nhà nước thực hiện là rộng rãi, táo bạo và không đồng đều. Rộng rãi được thể hiện qua việc nhà nước thực hiện những thay đổi trên toàn bộ nền kinh tế: Ang dành rất ít thời gian cho những nỗ lực của Dani Rodrik nhằm xác định những nút thắt cụ thể và giải quyết chúng từng nút thắt một – có nghĩa là coi nền kinh tế là một hệ thống phức tạp chứ không phải là một phức hợp. Táo bạo ở chỗ, khi nhà nước thay đổi hướng đi, sẽ mất rất nhiều thời gian và cả nước, hoặc ít nhất là 50 triệu công chức sẽ nhảy vào và làm bất cứ điều gì cần thiết để đạt được các mục tiêu nhiệm vụ mới được phân xuống. Không đồng đều là vì những thay đổi diễn ra một cách khác nhau phụ thuộc vào thời gian và địa điểm ở Trung Quốc, và giới lãnh đạo hài lòng với điều đó.

Thứ hai, để khám phá Trung Quốc qua lăng kính phức hợp, Ang đã giải thích ba quá trình đặc trưng của đồng tiến hóa, được tóm tắt bằng những câu hỏi gợi hình:

  • Sự ứng biến: hệ thống đưa ra các lựa chọn và giải pháp thay thế như thế nào để giải quyết các vấn đề cụ thể?
  • Lựa chọn: làm thế nào để chọn lựa giữa các biến thể để hình thành các kết hợp mới?
  • Tạo vị trí thích hợp (tạo ngách): làm cách nào để tạo ra các vai trò mới, khác biệt và có giá trị trong hệ thống?

Câu trả lời của Trung Quốc cho câu hỏi về sự ứng biến là một câu trả lời hấp dẫn. Cụm từ “nhà nước một đảng” gợi lên ấn tượng về một chế độ độc đoán và kiểm soát. Tất nhiên, một chế độ chuyên chế như Trung Quốc có rất nhiều đường kẻ đỏ và đen (không nên và nên làm), nhưng điều mà Ang tiết lộ nằm ở tầng thứ ba – có chủ ý “sự ứng biến có định hướng’, một ‘sự pha trộn nghịch lý giữa chỉ đạo từ trên xuống và sự ứng biến từ dưới lên”. Nhà nước đặt ra các thông số rộng rãi và thường rất mơ hồ, và sau đó các quan chức phải tùy cơ ứng biến trong đó, họ thường đưa ra các biện pháp và đổi mới khiến các nhân vật quan trọng ở Bắc Kinh phải kinh ngạc. Tôi thích cụm từ này, và nó có thể dễ dàng trở nên phổ biến và hữu ích như “quyền tự chủ gắn liền” của Peter Evans để mô tả chế độ kỹ trị của các quốc gia đang phát triển.

Ang vẽ ra một bức tranh về hàng triệu nhóm nghiên cứu gồm các công chức đang nghiền ngẫm những phát ngôn ẩn ý mới nhất của Ủy ban Trung ương (ví dụ: ‘chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc’), cố gắng tìm ra những gì họ có thể đạt được, sau đó cần cù làm việc để phản hồi lại. Bà ấy giải thích một phần lý do tại sao những lời lẽ khoa trương mơ hồ của các nhà lãnh đạo lại có tác dụng khích lệ các quan chức đến vậy. Mặc dù bà không chạm vào cây gậy, cụ thể là những hậu quả có thể gây chết người của việc làm sai hay vượt quá giới hạn mới, bà ấy minh họa bằng hình ảnh củ cà rốt – các quan chức có mức lương khốn khổ (do nhà nước không có khả năng chi trả hợp lý) được cho phép hoặc được khuyến khích cắt giảm bất kỳ hoạt động kinh tế nào họ có thể tạo ra. Tham nhũng dưới hình thức “chia sẻ lợi nhuận” của các quan chức là một phần không thể thiếu của mô hình (Ang thậm chí còn lo ngại rằng cuộc trấn áp hiện tại có thể cản trở bước tiến xa hơn). Nói rộng hơn, nhà nước vận hành “phương thức nhượng quyền thương mại” phi tập trung, ở đó chính quyền địa phương ở các cấp khác nhau nắm giữ phần lớn doanh thu từ tăng trưởng.

Ang cũng chỉ ra rằng Trung Quốc đã không đi theo con đường con hổ Đông Á về việc “chọn người chiến thắng” của các ‘quốc gia phát triển’ có tính kỹ trị cao, nguyên do quan trọng là vì sự thiếu hụt kinh niên các nhà kỹ trị: dưới thời Mao, bất kỳ ai biểu hiện có trình độ chuyên môn kỹ thuật đều bị coi là chó chạy trốn tư bản chủ nghĩa (một thuật ngữ chúng ta thực sự cần bắt đầu sử dụng lại). Thay vào đó, sự tích lũy nguyên thủy – những bước đầu tiên trên con đường cất cánh – được xây dựng dựa trên thứ mà Trung Quốc đang có dồi dào: mạng lưới xã hội. Mọi bộ phận và quan chức cấp cao đều phải kêu gọi sự đầu tư từ bạn bè, người thân và các mối quan hệ, đồng thời họ cũng được khuyến khích bằng những khoản tiền thưởng hậu hĩnh.

Mùa mở cửa đầu tiên đó đã dẫn đến một làn sóng chủ nghĩa tư bản nguyên thủy hỗn loạn, không có kế hoạch và rất nhiều hối lộ. Theo thời gian, cả sự hỗn loạn và nạn hối lộ đều thay đổi: khi hoạt động kinh tế được tiến hành, nhà nước bắt đầu điều tiết và định hình, nhà nước trở nên can thiệp nhiều hơn trong việc khuyến khích những việc như sự bổ sung của các ngành công nghiệp và các cụm chuyên môn khi nền kinh tế phát triển; tham nhũng đã chuyển từ vấn đề nhỏ nhặt (dường như liên quan đến nhiều bữa ăn miễn phí cho quan chức) sang dạng tiền lớn, bị các nhân vật cấp cao chiếm đoạt.

Và sau đó, trong chương cuối cùng, Ang ngưng bàn về Trung Quốc và áp dụng một cách ngắn gọn phân tích đồng tiến hóa của mình vào thương mại ở Châu Âu cuối thời Trung cổ, việc đánh thuế ở Mỹ thế kỷ 19 – và còn nữa – sự trỗi dậy của Nollywood như một trung tâm điện ảnh toàn cầu của Châu Phi. Điều này cho thấy một cách xuất sắc rằng các khía cạnh trong phân tích của bà về Trung Quốc có thể được áp dụng rộng rãi hơn, với mối liên hệ rõ ràng với phong trào “Tạo nên sự phát triển khác biệt” mà bà đã đề cập trong cuốn sách (DDD Lant Pritchett đã dành cho bà một bài đánh giá nồng nhiệt ca ngợi).

Sắp hết chỗ để viết tiếp rồi. Tôi sẽ dừng lại ở đây. Hãy đọc cuốn sách này (hoặc, nếu bạn thích podcast, bạn có thể nghe tác giả đã được Alice Evans phỏng vấn). Và tất cả những điều này có ý nghĩa gì đối với các tổ chức phát triển? Ang đã giành được giải thưởng ‘New horizon – Chân trời mới’ do Quỹ Gates tài trợ cho bài luận về tương lai của viện trợ, vì vậy tôi sẽ phải đọc nó và quay trở lại với các bạn sau nhé!

Duncan Green là cố vấn chiến lược cho Oxfam GB và là tác giả của blog “From Poverty to Power – Từ nghèo đến quyền lực”. Ông cũng là Giáo sư thực hành tại Khoa Phát triển Quốc tế của LSE. Vui lòng theo dõi ông ấy trên Twitter @fp2p. Bản gốc của bài bình phẩm này đã được xuất bản trên From Poverty to Power.

Lưu ý: Bài đánh giá này đưa ra quan điểm của tác giả, không phải quan điểm của blog LSE Review of Books LSE hay của “London school of Economics”

Nguyễn Water dịch
Nguồn: Book Review: How China Escaped the Poverty Trap by Yuen Yuen Ang | LSE Review of Books

Quan hệ Trung Quốc – Đài Loan: Vì sao căng thẳng?

Bất đồng quan điểm về tình trạng của Đài Loan đã châm ngòi cho căng thẳng giữa hòn đảo này và đại lục. Và Đài Loan có tiềm năng châm ngòi xung đột trong quan hệ Mỹ-Trung. Tóm tắt: Trung Quốc đã không còn toàn quyền kiểm soát Đài Loan từ 1949, nhưng Bắc Kinh vẫn xem hòn đảo này là một phần lãnh thổ quốc gia. Bắc Kinh từng thề rằng rồi đây họ sẽ “thống nhất” Đài Loan và lục địa, kể cả

Yến Nhi

04/12/2022

Vấn đề với Zero COVID: Cách chính sách của Tập Cận Bình gây nên khủng hoảng cho chế độ

Bài viết của Yuen Yuen Ang, tác giả cuốn "Trung Quốc thoát khỏi bẫy nghèo như thế nào", phân tích các kịch bản có thể xảy ra sau các cuộc biểu tình phản đối Zero Covid tại Trung Quốc.  Sự thất vọng của người dân Trung Quốc với chính sách “Zero COVID” của chính phủ đã lên đến đỉnh điểm. Bắt đầu từ ngày 26 tháng 11, các cuộc biểu tình đã nổ ra ở nhiều thành phố, với việc người dân xuống đường và

Tô Lông

03/12/2022

Yuen Yuen Ang: Giảm nghèo – Chỉ thấy một cái cây mà quên mất cả khu rừng

ANN ARBOR - Giải Nobel Kinh tế năm 2019 được trao cho Abhijit Banerjee, Esther Duflo và Michael Kremer cho công trình của họ về phương pháp tiếp cận đói nghèo. Theo quan điểm của Hội đồng Nobel, ứng dụng của thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát (RCTs) trong kinh tế, một phương pháp lấy từ khoa học y tế, để kiểm tra xem liệu một sự can thiệp nhất định có thật là “tăng khả năng chống nghèo đói toàn cầu một cách

Yến Nhi

01/04/2023

Chat với Yuen Yuen Ang về “Trung Quốc thoát khỏi bẫy nghèo như thế nào” và tính thực tiễn trong nghiên cứu

Vào ngày 4/4/2023 vừa qua, Book Hunter đã tổ chức cuộc trao đổi giữa các thành viên nhóm dịch, các độc giả với Yuen Yuen Ang - tác giả cuốn “Trung Quốc thoát khỏi bẫy nghèo như thế nào” (How China Escaped the Poverty)  thông qua hình thức “chat” tại nhóm trao đổi riêng. “Trung Quốc thoát khỏi bẫy nghèo như thế nào” được xuất bản lần đầu năm 2016 và được Foreign Affairs đánh giá là “Cuốn sách hay nhất năm 2017”, giành Giải

Book Hunter

18/04/2023

Yuen Yuen Ang: Cần quan tâm đặc biệt tới chi tiết – Làm thế nào để cải cách các cơ quan viện trợ để tạo ra kiến thức dựa trên hoàn cảnh

Cuộc Thi Tiểu Luận Next Horizons Của GDN 2014* TƯƠNG LAI CỦA HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN Được Hỗ trợ Bởi Quỹ Bill và Melinda Gates Bài thi đoạt giải "CẦN QUAN TÂM ĐẶT BIỆT TỚI CHI TIẾT: LÀM THẾ NÀO ĐỂ CẢI CÁCH CÁC CƠ QUAN VIỆN TRỢ ĐỂ TẠO RA KIẾN THỨC DỰA TRÊN HOÀN CẢNH"  Tóm tắt Cộng đồng viện trợ đã cố gắng áp đặt các thực hành tốt nhất từ thế giới phát triển lên thế giới đang phát triển. Tuy
le-nam

Lê Nam

03/04/2023