Home Soát Thực tập Quốc hội: Có nên giáo dục lòng yêu nước trong nhà trường?

Thực tập Quốc hội: Có nên giáo dục lòng yêu nước trong nhà trường?

Việt Nam hiện nay đang ở trong một vị thế đương đầu với nhiều nguy cơ đe dọa đến chủ quyền nhưng lại yếu kém về nhiều mặt. Lòng yêu nước trong vòng 5 năm gần đây nhiều lần được đưa ra một cách có chủ ý từ chính thống hoặc tự phát của người dân, nhưng đều là những sự bàn cãi không lối thoát.

Mới đây, Bộ giáo dục vừa đưa ra quyết định tích hợp môn Lịch sử, Giáo dục công dân và An ninh quốc phòng vì cho rằng ba môn này có chung một chức năng là giáo dục về ý thức trách nhiệm với Tổ quốc. Thực Tập Quốc Hội đã có một buổi làm việc đặt ra vấn đề rằng: Có nên giáo dục về lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm với Tổ quốc ở trường học hay không, và nếu có thì cần làm thế nào cho hiệu quả.

Sau đây là nội dung của buổi Thực Tập Quốc Hội: “Có nên giáo dục Lòng yêu nước trong nhà trường?”

  1. Tổng kết các cách thức thường thấy giáo dục về Lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm với tổ quốc trong nhà trường hiện nay:
  • Lặp đi lặp lại “5 điều Bác Hồ dậy” trong suốt những năm tiểu học
  • Thơ văn tuyển trong nhà trường luôn kể về vẻ đẹp của đất nước, hoặc các tấm gương chiến đấu hoặc hi sinh khi có quân xâm lược.
  • Trong chương trình học các môn về lịch sử hay đạo đức luôn đặt ra ranh giới rất rõ ràng giữa yêu nước và bán nước.
  • Chào cờ và hát quốc ca thứ hai hàng tuần
  • Môn Đạo Đức và môn Giáo dục công dân luôn nhắc đi nhắc lại về lòng yêu nước
  • Môn Địa lý tập trung vào rừng vàng biển bạc, tài nguyên giàu có.
  • Những truyền thuyết, thần thoại được đưa vào môn văn rất có ích. Tuy nhiên, những truyền thuyết và thần thoại này không đưa ra nhiều dị bản đa chiều để đối chiếu, để phù hợp với tính giáo dục.
  1. Những hệ lụy của các cách thức hiện nay đang sử dụng
  • Người dân Việt Nam chỉ thể hiện lòng yêu nước khi bị xâm phạm chủ quyền hoặc có xung đột nội bộ. Trong một khảo sát người dân 100 quốc gia trên thế giới với câu hỏi: “Bạn có sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ tổ quốc không?”, Việt Nam là một trong các quốc gia có tỉ lệ người dân sẵn sàng chiến đấu nhất là 91% vào năm 2009, trong 2007 là 85%. Trong khi ấy Trung Quốc và các nước Châu Âu chỉ có 60 – 70%. Tuy nhiên đấy là vấn đề chiến đấu, còn yêu nước hay không thì chưa biết. Như thế, lối giảng dạy lịch sử tập trung vào chiến công dễ khiến người Việt Nam chỉ yêu nước khi chiến đấu chứ không yêu nước và có ý thức trách nhiệm khi xây dựng tổ quốc.
  • Môn Địa hiện nay viết quá khô cứng, tập trung vào các tài nguyên thiên nhiên và tiềm năng kinh tế, rất giống bản đồ thực dân đi xâm chiếm bản địa. Bằng việc đưa ra các tài nguyên, môn Địa lý ở Việt Nam tạo tâm lý khai thác chứ không khiến học sinh trân trọng mảnh đất mình đang sống.
  • Hình thức chào cờ và học thuộc 5 điều Bác Hồ dậy lặp đi lặp lại dễ khiến học sinh có tâm lý chán nản, hơn nữa tạo ra gánh nặng: Yêu nước là phải có trách nhiệm và đất nước phải gắn liền với Bác Hồ. Việc này có truyền thống từ tâm lý cố thủ của làng xã, bắt buộc mọi người yêu nước theo một kiểu. Cứ thấy có kẻ dòm ngó chủ quyền là phải đánh, các biện pháp ngoại giao hoặc nghị hòa sẽ bị coi là hèn nhát và bán nước hoặc bị gạt bỏ khỏi chương trình lịch sử. Trong khi ấy, bối cảnh hiện nay, ngoại giao và nghị hòa mới là xu hướng cần được coi trọng.
  • Đối với vấn đề thần thoại và truyền thuyết, do không cung cấp đầy đủ thông tin với các dị bản và xuất xứ, dễ khiến cho học sinh có cái nhìn một chiều, đầu óc hạn hẹp, tạo ra tâm lý cực đoan, có thể dùng chính nghĩa và lòng yêu nước để bao biện cho các hành vi bạo lực của mình. Không chỉ có vậy, những truyền thuyết kêu gọi đoàn kết dân tộc kiểu huyết thống, dòng họ qua truyện “Trăm trứng trăm con”. Câu chuyện này vốn dĩ không có truyền thống từ ngàn xưa, chỉ thấy chuyện này trong chính sử của nhà Lê. Thời nhà Lê chấm dứt thể chế tự trị ở Lý – Trần, tập hợp quyền lực về triều đình mà cụ thể là vua, đàn áp nhiều vùng văn hóa khác nhau, vì thế đẻ ra truyền thuyết ấy để cố thuyết phục người dân ở các vùng văn hóa khác quy thuận về triều đình. Hơn nữa, đây là một thuyết đầy tính Khổng giáo cực đoan, đưa ra một lập luận rằng các dân tộc sống cùng với người Kinh đều là anh em một nhà, trong đó người Kinh là giữ nguồn, nên phải nói tiếng giống người Kinh, sinh hoạt giống người Kinh mới được gọi là “về nguồn”. Như vậy, các vùng văn hóa khác buộc phải xóa sổ để tiếp thu nền văn hóa Khổng giáo thời Lê. Cho nên truyền thuyết “Trăm trứng trăm con” tạo ra một tâm lý bất bình đẳng với các nhóm dân tộc thiểu số và tạo ra sự chuyên chế của người Kinh.
  • Cách thức chọn lọc các hình tượng minh quân và danh nhân dân tộc có vấn đề. Hầu như các vua được gọi là minh quân hoặc các danh nhân đều là các vua quan lập công bằng chiến trận như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Quang Trung, Hồ Chí Minh…v…v… Những hình tượng này đều hướng đến việc tạo ra một quốc gia bình ổn, trật tự, mở rộng bờ cõi, chứ không hướng đến một quốc gia thịnh vượng và văn minh. Các hình tượng mang tính kiến tạo giá trị mới cho dân tộc hoặc sử dụng kiến thức để giải quyết vần đề đều không được tôn vinh ở vị trí xứng đáng.
  • Khái niệm quốc gia mà chương trình giáo dục đưa ra là một quốc gia tĩnh, văn hóa tĩnh, giao thương tĩnh, không có sự phát triển nền văn minh mà chỉ có mở rộng lãnh thổ, một quốc gia chỉ được gây dựng bằng các cuộc chiến.
  1. Một số đề xuất thay đổi
  • Tạo ra hình ảnh về một đất nước Việt Nam có nền văn hóa đa dạng, sinh thái phong phú, người dân có tính cách xởi lởi, rất thích hợp cho du lịch. Các vùng dân tộc thiểu số hay văn hóa vùng miền không phải là bước cản trở mà là cơ hội để thu hút các nhà nghiên cứu, khách du lịch và các tập đoàn giải trí. Cách thức này khiến cho học sinh ý thức về đất nước không phải là nơi khai thác tài nguyên để đem bán mà là nơi tạo ra không gian độc đáo, tạo cảm giác thoải mái và xứng đáng để bảo tồn các giá trị cổ truyền.
  • Cần dẹp bỏ tâm lý “sánh vai với các cường quốc năm châu”, mà thay vì đó là ý thức về tính độc đáo trong văn hóa, tự lập chọn ra một xu hướng phát triển phù hợp với tình trạng địa lý và tâm lý dân tộc. Như vậy có thể tạo ra lối tư duy thoát được tâm lý mặc cảm yếu kém, không xu thời chạy đua theo thế giới, không bị rơi vào cái bẫy tăng trưởng GDP, kích thích công nghiệp hóa phát triển không bền vững.
  • Cần dẹp bỏ các khẩu hiệu và nghi thức sáo rỗng. Chào cờ, hát quốc ca chỉ nên tổ chức vào các ngày lễ lớn. Các nghi thức không nên lặp đi lặp lại mà nên kích thích sự sáng tạo diễn xướng ở học sinh. Nên tham khảo hình thức đội ngũ diễu hành và đội cổ vũ của Hoa Kỳ.
  • Dẹp bỏ việc gắn hình ảnh quốc gia với cá nhân và Đảng chính trị, để cho mỗi học sinh đều có cảm nhận rằng đây là một quốc gia của nhân dân Việt Nam.
  • Biên soạn lại môn địa lý gắn với văn hóa thay vì địa lý kinh tế. Về mặt chủ quyền, cần cung cấp đầy đủ lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ đã thêm bớt như thế nào.
  • Biên soạn lại văn học như sau: Thứ nhất: Các tác phẩm văn học dân gian như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích cần phải ghi đầy đủ các dị bản, xuất xứ và niên đại. Thứ hai: Chương trình văn học không phải là tuyên truyền về lòng yêu nước khô cứng mà là cách thức để gìn giữ ngôn ngữ tiếng Việt nên cần tuyển chọn các tác phẩm văn chương đẹp, giúp học sinh cảm nhận được tâm hồn của tác giả và sự tinh tế của ngôn ngữ.
  • Biên soạn lại môn lịch sử với các tiêu chí: Thứ nhất: đưa ra lối suy nghĩ đa chiều cho học sinh. Thứ hai: Gia tăng phần lịch sử kiến tạo nền văn hiến, thương mại…v…v… thay vì chỉ tập trung vào chiến tranh. Thứ ba: Khi lựa chọn hình tượng nhân vật thì cần phải phân tích đầy đủ công lao với người dân, với nhà nước và các hạn chế thay vì tô vẽ một chiều. Thứ tư: Phương pháp giảng dạy nên chọn các hình thức sinh động hơn như nhập vai, bàn luận phân tích, kể chuyện…v…v… thay vì học cứng nhắc. Thứ năm: Môn lịch sử không phải là môn học về lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm với tổ quốc mà là môn học tư duy về quá khứ, qua việc hiểu và phân tích được quá khứ, sẽ hiểu được hiện tại và đưa ra các hoạch định tương lai. Do đó, dự định tích hợp môn lịch sử với giáo dục công dân và an ninh quốc phòng là một hướng đi sai lầm, độc đoán và bóp méo lịch sử, cần phải bị bãi bỏ.

Tóm lại, Quốc hội Thực tập nhấn mạnh: Muốn người dân yêu nước của mình thì nên dẹp bỏ tất cả những mặc cảm, tự tôn, thay vì khiến người dân yêu nước mù quáng thì nền giáo dục cần tạo ra những người dân biết yêu nước một cách hiệu quả, có văn hóa và tư duy rộng mở.

Hà Thủy Nguyên ghi chép và tổng kết

Các ý kiến đều được tập hợp từ những người tham gia Thực tập Quốc hội.

“Bi kịch” : Đánh thức sự “hoài nghi”

Adrian Poole là giáo sư môn Ngữ văn Anh và Văn học so sánh tại Đại học Cambridge. Ông dành nhiều sự quan tâm đến văn học thế kỷ 19 và 20, đặc biệt là tiểu thuyết và bi kịch. Trong cuốn sách ngắn “Bi kịch” của mình (Bản dịch của Đinh Hồng Phúc), A.Poole đã đưa ra một khảo sát tổng thể về bi kịch cổ điển và bi kịch hiện đại. Bên cạnh đó, ông cũng nêu lên những suy nghĩ của mình

TRANH LUẬN CÙNG ADMIN THƯ VIỆN NHÂN HỌC VÀ NGHĨ VỀ ĐIỂM SÁCH TRÊN INTERNET

Đầu năm 2017, Book Hunter đã giới thiệu cuốn sách “Nguồn gốc và sự phát triển của trống đồng Đông Sơn” của Tạ Đức. Cuốn sách nhận được nhiều sự quan tâm của các độc giả. Mặc dù không phải hoàn toàn đồng tình với các luận điểm của tác giả, nhưng Book Hunter vẫn giới thiệu cuốn sách này bởi nhận thấy sự kỳ công của tác giả khi thực hiện một cuộc chuyên khảo này với nhiều tư liệu chính thống và phi

SÁCH HƯỚNG DẪN LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH VĂN CHƯƠNG TRÊN AMAZON

Văn chương là di sản khổng lồ nhất của nền văn minh nhân loại và việc nghiên cứu, phê bình văn chương đã từ lâu trở thành một ngành nghiên cứu quan trọng. Theo thời gian, các phương pháp nghiên cứu, phê bình đã trở thành một hệ thống lý thuyết phức tạp và đa dạng. Những cuốn sách được giới thiệu dưới đây là những cuốn sách mang tính dẫn nhập và hướng dẫn cách sử dụng các lý thuyết này. Các cuốn sách

SÁCH HAY TRONG NƯỚC TUẦN TỪ NGÀY 22 THÁNG 11 ĐẾN 28 THÁNG 11 NĂM 2021: MICHEL FOUCAULT, BÁO CÁO TÀI CHÍNH DƯỚI GÓC NHÌN CỦA WARREN BUFFETT… & PHÊ THƠ #3: TINH THẦN THỢ SĂN TRONG THƠ CA

Trong tuần từ ngày 22 đến 28 tháng 11 năm 2021, thị trường sách trong nước đem lại cho chúng ta khá nhiều đầu sách vừa thú vị vừa mới lạ so với thời gian trước liên quan tới: tư tưởng của Foucault, khái niệm Chân - Thiện - Mĩ, tài chính,... Dưới đây là tổng hợp những cuốn sách hay cùng những sự kiện tri thức thú vị trong tuần cuối của tháng 11 Sách học thuật thú vị 1. Khải Minh Book dự

Trần Cúc

29/11/2021

Tại sao Ngọn đuốc Tự Do cần được giữ gìn?

(Tham khảo lịch sử chính trị Hoa Kỳ qua cuốn sách được xuất bản trong năm 2020 Nước Mỹ chuyện chưa kể tại đây) Chúng ta đã học được một điều rằng Bản tuyên ngôn Độc lập và Hiến Pháp không đủ để duy trì nền tự do. Tự do được duy trì khi một lượng đủ lớn các hành vi của công chúng tuân thủ các nguyên tắc tự do cá nhân bất diệt được trao lại cho chúng ta. Ngôn từ trong Hiến Pháp