Home Đọc Thơ Bích Khê – Sự tinh khiết của tính dục

Thơ Bích Khê – Sự tinh khiết của tính dục

“Mộng?
Thiên tài:
Trên hỗn độn khỏa thân
Đẹp tỉ mỉ, hỡi rung động truyền thần!”
Người ta nói rằng cho đến tận bây giờ, những ý thơ của Bích Khê vẫn còn quá mới với người Việt. Có lẽ bởi vậy, không có nhiều người yêu thơ có thể tiếp cận được với thế giới thơ của chàng thi sĩ mong manh này. Họ gần như bỏ quên ông suốt từ những năm 1945 đến giờ, chỉ tới khi người ta bắt đầu nhắc về tính dục trong văn chương thì “những tờ thơ nát đầy hơi hám” của ông mới được “tay khách đa tình … chuyển trao”.
Có một sự kỳ lạ trong vấn đề tính dục trong thơ ông, khác hẳn với những nhà thơ bị thứ ẩn ức này ám ảnh! Nếu dục vọng trong thơ Vũ Hoàng Chương là sự say sưa hoan lạc, ở Đinh Hùng là sự đeo đuổi toàn bích một cách dữ dội, ở Hoàng Cầm là nỗi ám ảnh tuyệt vọng, hay ở nhà thơ nữ những năm cuối thế kỷ 20 như Vy Thùy Linh là sự khao khát đam mê… thì trong thơ Bích Khê, nó đẹp thần thánh tựa bức tượng nữ thần Venus ở Milo vậy.
Tôi nói làm sao – Cái đẹp câm,
Đẹp trong pho tượng xuất ra thần
Một con người mộng – con người mộng
Trễ nải thanh tân biếng nhác thầm.

Nói một cách khác, tính dục trong thơ Bích Khê mang sắc màu của sự tinh khiết. Không phải ngẫu nhiên mà màu ưa thích của Bích Khê chính là màu trắng – thứ màu sắc tinh khiết nhất. Đó là ám ảnh của những sắc trắng: sắc trắng trong vẻ đẹp của mỹ nữ: Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm? hay Tràng cánh trắng biến ra da thịt tuyết; sắc trắng dòng “tinh huyết”của một chàng đồng nam: Với đôi dòng suối sữa trắng như tinh hay Mộng rớt đêm nay như chất ngọc

Vẻ gợi dục trong thơ ông đẹp một cách thần thánh, khiến nhưng kẻ trần tục không thể chiếm hữu nổi. Có lẽ bởi vậy mà ông ít khi sử dụng những động từ mang sắc thái của sự chiếm đoạt hay cố gắng giao hòa. Ông luôn quỳ gối trước vẻ đẹp của thần Vệ Nữ:
Thơ lõa thể! Giai nhân tuần trăng mật
Nữ thần ơi! Ta nô lệ bên người
 
book_hunter_tinh_duc
Chỉ có đôi lần, khi chàng thi sĩ không chịu nổi vì không thể nắm bắt được nàng thơ, ao ước chiếm đoạt của đàn ông trỗi dậy và tuôn ra với những sự bức xúc như một đứa trẻ con hay vòi vĩnh:
Tôi vồ người như một miếng mồi ngon
Miệng ngậm hờn riết chặt lấy môi son
Mắt đổ lửa lườm qua làn sóng sắc…
Tôi giật nẩy rồi cười lên sặc sặc
Hai tay cào đôi vú trắng như bông
Đó là biểu hiện của sự đói khát, thiếu hụt, trống vắng trong thế giới nội tâm của chàng thi sĩ, gợi ta nhớ tới phức cảm Pigmalion. Người ta không tìm thấy trong thơ Bích Khê một người con gái nào bằng xương bằng thịt, dù ông tả rất nhiều về xác thịt. Ngay cả đến chùm bài “Châu” ông viết về cô học trò có tên Song Châu thì vẫn được miêu tả bằng bức tượng hay bức ảnh “đẹp trong pho tượng xuất ra thần”, “Anh không rời nữa ảnh thơ ngây”, “Dáng tầm xuân uốn trong tranh Tố Nữ”… Người đọc có khi cũng lấy làm nghi ngờ, không biết có phải cái tên “Châu” có nghĩa là ngọc ngà đã tạo cảm hứng cho ông, hay ông vì quá yêu cô gái mà yêu cả tên châu và tạc tượng cô trong thơ bằng khối ngọc quý. Ông chẳng khác nào chàng Pigmaleon trong thần thoại Hy Lạp xưa kia, chỉ say mê với điêu khắc. Chàng đã dồn tất cả tâm huyết cuối cùng để tạc nên bức tượng tuyệt thế giai nhân. Nhưng sau đó, chàng chẳng thể yêu một cô gái nào hết, bởi chàng đã lỡ… phải lòng bức tượng mất rồi.

Nàng “ngọc nữ” ấy thực tế chỉ tồn tại trong thế giới nội tâm của Bích Khê chứ nào có bao giờ chạm tới được. Chính bởi vậy, mà sự khao khát không ngừng dâng lên.

Cho tôi nàng ! cho tôi nàng ! tất cả?…
Tôi miên man uống lại mộng quỳnh dao
Nhưng rồi, sau tất cả những đam mê ấy, khao khát ngông cuồng ấy, Bích Khê chợt nhận ra rằng những dục vọng của ông đã làm nhơ bẩn bức tượng của thần Vệ Nữ:
Tối hôm nay tôi xuất thần
Tôi muốn nàng đừng có chết
Mặc dù Đinh Hùng là người muốn đưa “kỳ nữ” của mình lên “ngai thờ nữ sắc”, nhưng chính Bích Khê mới là người thực sự làm được điều này.
“Ôi đi! Đoàn tiên lột khỏa thân.
Hoan hô xác thịt chiếm ngôi thần.”
Tình yêu tuyệt vọng của Bích Khê với nàng “ngọc nữ” ấy có lẽ đã khiến ông mắc vào chứng di mộng tinh quái ác và qua đời khi tuổi còn rất trẻ. Bao nhiêu tinh huyết, thần khí ông đã xuất ra trong cơn hoan lạc mộng mị, và chút ngọc rớt lại cho chúng ta đã được cô đặc thành những tuyệt phẩm thi ca trường tồn cùng năm tháng.
Hà Thủy Nguyên

Đêm hội Long Trì – Bức tranh con người nơi phủ chúa

Năm 1942, Nguyễn Huy Tưởng ra mắt cuốn tiểu thuyết đầu tiên – Đêm hội Long Trì. Không giống với các tác phẩm văn học dã sử khác như Hoàng Lê Nhất Thống Chí hay Vũ trung tùy bút đi sâu vào mâu thuẫn giữa các giai tầng trong xã hội hoặc sự sa đọa của bên thống trị, Đêm hội Long Trì mở ra một không gian lịch sử hoàn toàn mới lạ: Chuyện nhà chúa Trịnh Sâm Tĩnh Đô Vương. Cuốn tiểu thuyết

Thơ Đinh Hùng – Từ tình yêu tuyệt đối đến sự thăng hoa của dục vọng

  Ôi cám dỗ! Cả mình em băng tuyết  Rợn xuân tình lên bộ ngực thanh tân  Ta gần em, mê từ ngón bàn chân  Mắt nhắm lại, để lòng nguôi gió bão Đinh Hùng là hồn thơ mang vẻ đẹp của những cảm xúc, khát vọng nam tính nhất trong số các nhà thơ Việt Nam hiện đại. Là một nhà thơ xuất hiện vào những năm 40 của thế kỷ 20 nhưng có một điều lạ lùng là không thấy tên tuổi của ông được

Kama Sutra không chỉ là về tình dục. Đó là một cuốn sách chỉ dẫn cho khoái lạc

Kama Sutra có nhiều thứ hơn là tình dục. Đó là một chỉ dẫn cho bất cứ ai muốn có nhiều khoái lạc hơn trong cuộc sống, dù họ tiếp nhận nó như thế nào. Các ý quan trọng trong bài Theo triết học Ấn Độ giáo, Kama có nghĩa là "khoái lạc" và chỉ là một trong bốn mục tiêu theo đuổi lớn của đời người. Tình dục là một phần trong đó. Kama Sutra không chỉ là một cuốn sách chỉ dẫn về

Book Hunter

11/01/2023

Giải mã “Chùa Đàn” của Nguyễn Tuân: Nghi lễ hiến thân cho nghệ thuật

“Chùa Đàn” có thể nói là tập tiểu thuyết ngắn đỉnh cao của Nguyễn Tuân (nếu bỏ đi phần cuối truyện nhà văn viết những câu cưỡng ép để phù hợp với thời thế). “Chùa Đàn” là kết tinh của những truyện ngắn trong “Vang bóng một thời”, từ cái chí khí của ông Huấn Cao ở “Chữ người tử tù”, cái mê đắm ở “Thả thơ” hay “Đánh thơ”, cái rùng rợn ở “Bữa tiệc máu”, cái tiếc nuối ở “Chén trà trong sương

“Mê hồn ca” của Đinh Hùng: cõi chiêm bao của thức tỉnh tinh thần

Hà Thủy Nguyên Lần đầu tiên đọc thơ Đinh Hùng, khi ấy tôi vẫn còn ngồi trên ghế trường trung học, đó là bài thơ “Khi mới nhớn”. Bài thơ nằm trong một tuyển tập ở thư viện Hà Nội. Tôi đọc bài thơ với sự khoái chí khi tưởng tượng đến cậu học trò trốn học bởi nhận thức được những sự ngớ ngẩn của trường lớp và muốn giữ mãi sự mơ mộng nguyên thủy của bản thân. Thời ấy, tôi tâm đắc