Home Đọc Sự lố bịch trong truyền thông của “Thành Kỳ Ý”

Sự lố bịch trong truyền thông của “Thành Kỳ Ý”

le-nam

Lê Nam

25/02/2016

BookHunter:  Trong thời gian vừa qua chúng tôi vừa giới thiệu về một vụ đạo văn và lừa đảo cộng đồng trầm trọng liên quan  tới tiểu thuyết “Thành Kỳ Ý”, các độc giả quan tâm có thể đọc thêm ở đây.  

Cộng đồng mạng xôn xao về chất lượng của cuốn tiểu thuyết “Thành Kỳ Ý”, về tính thực hư trong việc tác giả của cuốn tiểu thuyết này có đạo văn hay không. Tôi nghĩ một cuốn tiểu thuyết hay và thực sự có sự dày công, tâm huyết của tác giả, chúng ta đọc mà không nhận ra nổi thì thật như người ta vẫn bảo “đọc mà không đọc”. Kể cả khi bạn chưa hề đọc “Tứ thư bình giải” (nhiều đoạn của Thành Kỳ Ý giống hệt trong “Tứ thư bình giải”) bạn cũng có thể nhận ra được đoạn nào tác giả đang trích dẫn, đoạn nào là sáng tác hoàn toàn của tác giả. Tôi sẽ không bàn về vấn đề đạo văn trong “Thành Kỳ Ý” ở đây và xin nhường lại quyền phán xét cho chính độc giả và các ban ngành có thẩm quyền, tôi nghĩ họ có đủ khả năng để nhận ra điều đó.
Đầu tiên, tôi nói thật tôi không thích “Thành Kỳ Ý”, cuốn tiểu thuyết cũng như toàn bộ những gì liên quan tới nó. Tác giả Linh là người ngoại đạo, tôi chắc chắn rằng cô không phải là một nhà văn chân chính. Trước khi tung ra tiểu thuyết “Thành Kỳ Ý”, cô mới chỉ sáng tác một cuốn tiểu thuyết có tên “Ràng buộc ẩn” trong năm 2013 và phát hành miễn phí trên mạng. Tôi chỉ kịp liếc qua một chút xem “Ràng buộc ẩn”có gì và không ngoài dự đoán, tôi chẳng có cảm nhận nào đáng kể khi “Ràng buộc ẩn” chỉ là một cuốn tiểu thuyết xào nặn những đoạn mô tả rời rạc. Tác giả tả người không có dáng, tả cảnh chẳng có hình và tả tình chẳng có điệu. Tôi xếp hạng “Ràng buộc ẩn” vào hàng truyện rẻ tiền như những thước phim rẻ tiền đang khai thác những đề tài rẻ tiền: tình tay ba, tay bốn, trành quyền thừa kế, đấu đá nơi công sở…Nói chung là rởm và sến. Tôi cứ tưởng tác giả Linh sẽ đi theo xu hướng này và biết đâu sẽ trở thành một tác giả nổi tiếng của thể loại rởm/sến, vậy mà đột nhiên cô tung ra một tác phẩm được truyền thông như một tiểu thuyết lịch sử, lại còn công phu khi có tranh vẽ minh hoạ các nhân vật nổi tiếng trong triều đình phong kiến Việt Nam. Tôi nói thật, nếu tác giả Linh và ê-kíp truyền thông của “Thành Kỳ Ý” không quá lố bịch thì tôi cũng không phải viết bài này đâu. Một tác giả thực sự có tâm, họ sẽ biết hành xử thế nào cho hợp lý. Đầu tiên, hãy truyền thông, hãy khiến cho mọi người biết tới tác phẩm của mình, hãy để người đọc cảm nhận. Sau khi tác phẩm có chỗ đứng rồi thì mới tung ra các sản phẩm ăn theo như lịch, poster hay bất cứ sản phẩm gì các bạn có thể nghĩ ra. Đằng này, ê-kíp thực hiện “Thành Kỳ Ý” quyết định mồi chài người tiêu dùng qua phương pháp gây quỹ cộng đồng với những lựa chọn nghe rất hấp dẫn như “200.000đ thì được sách cộng chữ ký “dấu triện” của tác giả và hoạ sĩ kèm theo bookmark và poster”, “500.000đ thì được sách có dấu triện, kèm theo tranh minh hoạ in trên giấy do (chất liệu làm tranh Đông Hồ) khổ 20*30 và đề tên cảm ơn cuốn sách, “1.000.000đ thì được quà ở mốc 500.000đ kèm theo bộ tranh 6 nhân vật chính trình bày theo lối Ngũ hành…và còn mốc 2 triệu, 5 triệu nữa. Tôi xin nói thật, càng đọc những dòng quảng cáo gây quỹ này thì tôi càng thấy sự rởm/sến của “Thành Kỳ Ý”. Các bạn cố tỏ ra có chữ khi thêm vào những tiểu tiết giấy do hay Ngũ hành mà không đưa ra nguyên nhân tại sao lại chọn lựa như vậy. Ê-kíp của “Thành Kỳ Ý” đã quá nóng vội, chính tay họ đã làm cho đứa con tinh thần (nếu thực sự coi nó là con) chết yểu khi truyền thông một cánh lố bịch như thế. Có lẽ ai đó đã xui dại tác giả Linh khi cô có ý tưởng cho ra đời “Thành Kỳ Ý”, xui dại cô nên làm như vậy thì sẽ có nhiều lợi nhuận hơn. Nếu là tôi, tôi sẽ khuyên Linh cho ra đời tác phẩm, hãy để các nhà phê bình và bạn đọc đánh giá, một khi tác phẩm có chỗ đứng thì bạn hoàn toàn có thể làm ra các sản phẩm chạy theo và cho ra đời các phần sau của tác phẩm. Cách đi như vậy không những khiến cho tác phẩm có chỗ đứng trong lòng độc giả mà còn giúp các sản phẩm ăn theo bán chạy hơn.
Xoay quyanh một số ý kiến cho rằng nên khích lệ, động viên những dự án như thế này, vì tác giả còn trẻ mà dám xông pha vào viết một chủ đề khó như thế. Tôi không đồng tình với những thái độ dễ dãi như vậy. Để thiết lập một nền văn học Việt Nam có đủ cả chất và lượng, chúng ta không được phép dễ dãi như thế. Nếu tác giả Linh còn trẻ thì hãy hành xử đúng với độ tuổi của mình. Hãy cống hiến người đọc những tác phẩm hay, có chất lượng, rồi hãy nghĩ tới việc buôn đồ bán vật chạy theo như thế. Dưới con mắt của tôi, đây chẳng khác gì một dự án kinh doanh, bán hàng mà sản phẩm chính (có giá cao) là tranh ảnh rồi trâm cài đầu, còn sách hay nội dung của nó chỉ thứ dùng để đánh bóng mà thôi. Các bạn còn bỏ tiền ra để quay một thước phim, rồi tiền thuê hội trường ở Trung tâm văn hoá Pháp (chẳng rẻ chút nào đâu), để tăng thêm giá trị văn hoá cho cái vẻ mặt của mình. Cho dù độc giả hoàn toàn chưa hề đọc tác phẩm nhưng chỉ cần theo dõi các thông tin truyền thông như vậy, có lẽ không ít người cũng thấy rạo rực và muốn sở hữu một sản phẩm có tính “văn hoá” cao như thế.
Tôi cho rằng, Thành Kỳ Ý đừng tự dán cái mác tiểu thuyết lịch sử vào, cũng như đừng truyền thông kiểu lập loè “tiểu thuyết lãng mạn có yếu tố lịch sử”. Bạn muốn viết tiểu thuyết lãng mạn thì hãy cứ viết tiểu thuyết lãng mạn, tốt hay dở thì cũng để độc giả của tiểu thuyết lãng mạn tự đánh giá. Còn cái kiểu truyền thông nửa vời của các bạn, tôi thấy nó chẳng khác gì bán hàng đa cấp.
Đến nay khi bị phanh phui và nhà văn thể hiện mình là một cây viết kém cỏi, một nhân cách “giẻ rách” qua tất cả các bằng chứng về đạo văn, coi thường độc giả, tác giả vẫn tiếp tục muốn sửa lại chú thích, in tiếp phần 2 của “Thành Kỳ Ý”. Thật là nực cười! Tôi không ngờ cô còn trẻ như vậy mà đã “mặt dầy”như vậy. Cho dù cô ta có xin lỗi độc giả và hoàn lại tiền cho người đọc thì Cục xuất bản và Nhà xuất bản Văn học vẫn nên tịch thu cuốn sách này và đưa ra mức xử phạt chính đáng. Đây hoàn toàn là một vụ sai phạm về pháp luật, vi phạm luật bản quyền quốc tế và nguy hiểm hơn là lừa đảo cộng đồng qua hình thức gây quỹ cộng đồng. Nếu tác giả Linh và “Thành Kỳ Ý” không bị xử phạt chính đáng thì không thể dọn đường cho phương thức kinh doanh mới “gây quỹ cộng đồng” có được uy tín và vị thế ở Việt Nam. Nguy hiểm hơn, trường hợp “Thành Kỳ Ý” sẽ thành tiền lệ xấu cho các cây viết trẻ ít học, lười biếng, sẵn sàng bất chấp thủ đoạn để có danh tiếng và lợi nhuận từ việc xào xáo tác phẩm của người khác thành sách của mình rồi lợi dụng truyền thông xã hội để bán sách.
Thế nhưng, đến nay vẫn chưa thấy Nhà xuất bản Văn học có động thái gì với trường hợp này. Và tôi cũng không biết việc này đã được trình báo lên Cục xuất bản hay chưa. Nếu chưa, tôi thiết nghĩ trách nhiệm trình báo lên Cục xuất bản là của cộng đồng, của những người đã bị tác giả “Thành Kỳ Ý” lừa đảo (tôi nghĩ không chỉ chúng ta bị lừa mà ngay cả Nhà sách Đông A đứng ra đầu tư in và phát hành cũng chỉ là nạn nhân), của những người thật sự quan tâm tới đạo đức trong nghề viết, của những người mong  muốn chúng ta có một đời sống tinh thần trong sạch không bị rác rưởi chiếm hết vị trí của các tác phẩm chân chính.

Gây quỹ cộng đồng kiểu Comicola hay Comicola cùng sự nhập nhằng trong hình thức hoạt động

1. Gây quỹ cộng đồng tại Việt Nam Có rất nhiều thông tin về gây quỹ cộng đồng trên mạng internet. Mình cũng đã giới thiệu sơ qua trong bài viết ngày 23/2 rồi. Bạn nào chưa rõ có thể đọc lại hoặc tìm hiểu thêm tại đây. Bài này sẽ chỉ nhấn mạnh lại một số đặc điểm của gây quỹ cộng đồng sẽ phục vụ cho các phân tích của người viết: - Về cơ bản gây quỹ cộng đồng là một hình

Book Hunter

27/02/2016

Những quy tắc về đạo văn trong học thuật thế giới và các phương pháp phát hiện đạo văn đang được áp dụng trên thế giới hiện nay

Khối lượng tài nguyên kỹ thuật số bùng nổ nhanh chóng từ cuối thế kỷ 20 đã tạo nên một không gian số năng động và thuận tiện hơn bao giờ hết cho việc tiếp cận thông tin từ hầu hết mọi nơi trên thế giới. Miễn phí, dễ dàng truy cập, đường biên giới gần như bằng không và lưu trữ trong tích tắt, những ưu điểm đáng ngạc nhiên của kỷ nguyên công nghệ số vô tình mở nguồn cho một khái niệm

TƯỜNG THUẬT VỤ WAKA XÂM PHẠM TÁC QUYỀN “NƯỚC NHẬT NHÌN TỪ NHỮNG THỨ BÌNH THƯỜNG” CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN QUỐC VƯƠNG

Trong nửa tháng qua, câu chuyện về cuốn sách “Nước Nhật nhìn từ những thứ bình thường” của tác giả Nguyễn Quốc Vương bị khai thác kinh doanh dưới hình thức ebook suốt 3 năm (2018-2021) mà tác giả không hề hay biết đang gây xôn xao dư luận. Đây cũng là tiêu điểm báo động gấp về vấn nạn vi phạm tác quyền ở Việt Nam. Sự việc bắt đầu từ giữa tháng 11/2021 tới nay, bên vi phạm vẫn chưa có cách giải

Uyên Lý

06/12/2021

Kiến nghị gửi Cục xuất bản về việc thu hồi “Thành Kỳ Ý”

Từ NTNDCFS - page cung cấp đầy đủ dẫn chứng về sự việc đạo văn trong "Thành Kỳ Ý" Trong suốt 3 tuần qua, chúng tôi và các bạn đã cùng đấu tranh cho việc lôi hành động đạo văn của Lê Ngọc Linh - tác giả cuốn "tiểu thuyết lịch sử được phục dựng công phu nhất từ trước đến nay" ra ánh sáng. Mặc dầu hành vi vi phạm pháp luật trầm trọng của Lê Ngọc Linh là sử dụng trái phép tác

Book Hunter

29/02/2016

Tường thuật scandal đạo văn và lừa đảo cộng đồng của dự án tiểu thuyết “Thành Kỳ Ý”

Trong hơn một tháng nay, cộng đồng yêu thích văn chương và lịch sử tại Việt Nam đang dậy sóng bởi những luồng ý kiến trái chiều xung quanh nghi án đạo văn của tiểu thuyết lãng mạn có yếu tố lịch sử Thành Kỳ Ý. Thành Kỳ Ý là tác phẩm gây quỹ cộng đồng (crowdfunding) từ Comicola với số tiền lên đến 212.330.200 đồng.  Nhưng sau khi sách được xuất bản bởi NXB Văn học kết hợp với Nhà sách Đông A, nhiều

Book Hunter

21/02/2016