Home Sống NIỀM TIN TÔN GIÁO CÓ GIÚP CHÚNG TA VƯỢT QUA NỖI SỢ CHẾT?

NIỀM TIN TÔN GIÁO CÓ GIÚP CHÚNG TA VƯỢT QUA NỖI SỢ CHẾT?

Minh Linh

20/09/2017

Một nghiên cứu mới đây đã khảo sát tất cả các dữ liệu có sẵn về việc chúng ta sợ hãi vì những gì xảy ra khi cuộn dây số phận hữu hạn của chúng ta bị loại bỏ. (Điển tích “shuffle off this mortal coil” ý muốn nói đến “cuộn dây số phận” trong thần thoại Hy Lạp do Moire giữ). Họ nhận ra rằng những người vô thần là những người ít sợ hãi trước cái chết… và, có lẽ không ngạc nhiên, các tín đồ tôn giáo cũng vậy.
Tôn giáo từ lâu đã được cho là giải pháp cho vấn đề cái chết. Những quan niệm về một thế giới bên kia gần như đã trở thành phổ quát dù cho các chi tiết có nhiều khác nhau. Với mối liên quan chặt chẽ giữa tôn giáo và cái chết, các nhà nghiên cứu từ lâu đã cho rằng tôn giáo giảm bớt sợ hãi về cái chết. Liệu đó có phải lý do để các tín đồ tôn giáo ít sợ chết hơn những người phi tôn giáo, hay không? Một cuộc xét lại có hệ thống các nghiên cứu quốc tế chất lượng cao do các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford thực hiện đã cho chúng ta thấy một bức tranh phức tạp hơn. Nó cho thấy rằng những người có đức tin và những người vô thần đều không sợ chết như những gì được đăng trong một bài báo trên tạp chí “Religion, Brain and Behavior.”
“Các phân tích đa dữ liệu (meta analysis) là quy trình thống kê được sử dụng để kết hợp các kết quả từ rất nhiều các nghiên cứu”.  Tiến sĩ Jonathan Jong, nghiên cứu viên Viện Nhân học Tiến hóa và Nhận thức” đồng thời là Nghiên cứu viên biên chế tại Trường đại học Conventry đã giải thích về cách làm việc. Jong chỉ đạo một nhóm nghiên cứu từ Oxford, Conventry, Royal Holloway, Gordon College, Trường đại học Melbourne và Trường đại học Otago để tra cứu mang tính hệ thống những nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự lo lắng về cái chết và niềm tin tôn giáo.
Nhóm đã tìm thấy 100 bài báo có liên quan đế chủ đề, xuất bản trong khoảng từ năm 1961 đến 2014, chứa thông tin về khoảng 26.000 người trên toàn thế giới. Tổng hợp từ các dữ liệu này, họ nhận thấy rằng các mức độ cao hơn của đức tin có ít liên kết với mức độ thấp trong việc sợ chết.  Những ảnh hưởng vẫn vậy dù cho họ có tập trung toàn bộ vào các niềm tin tôn giáo như tin vào Thiên Chúa và một cuộc sống sau khi chết hay những hành vi tôn giáo như đi nhà thờ và cầu nguyện.

 Một số nghiên cứu cũng phân biệt giữa đức tin nội tại và niềm tin tôn giáo hướng ngoại. Niềm tin tôn giáo hướng ngoại là khi hành vi tôn giáo được thúc đẩy bởi những cân nhắc thực tiễn như những lợi ích xã hội hoặc cảm xúc của việc theo đuổi một tôn giáo, trong khi đức tin nội tại đề cập đến hành vi tôn giáo được điều khiển bởi ‘niềm tin chân thực’. Phân tích đa dữ liệu cho thấy, mặc dù những người có niềm tin chân thực có mức độ lo lắng về cái chết thấp hơn, nhưng những người có niềm tin tôn giáo hướng ngoại lại thể hiện mức độ cao hơn trong nỗi lo về cái chết.

Các kết quả nghiên cứu được tổng hợp từ những nghiên cứu đó, với chỉ 30% trong số đó chỉ ra kết quả này. Đáng ngạc nhiên là, có lẽ 18% các nghiên cứu tìm ra rằng những người có tôn giáo sợ chết hơn những người không có tín ngưỡng; và hơn một nửa số nghiên cứu cho thấy không có liên kết nào giữa sự sợ hãi cái chết và đức tin. Bức tranh tổng hợp này chỉ ra rằng mối liên hệ giữa đức tin và nỗi sợ chết có thể không liên quan, nhưng cũng có thể khác nhau trong các hoàn cảnh. Hầu hết các nghiên cứu được thực hiện tại Hoa Kỳ, với một phần nhỏ thực hiện ở Trung Đông và Đông Á. Điều này khiến cho việc ước lượng các mô hình của những nền văn hóa và tôn giáo khác nhau trở nên khó khăn.
Dựa trên các nghiên cứu trước đó, nhóm nghiên cứu cũng kiểm tra các mô hình cong trong dữ liệu (một dạng tương tự đồ thị parabol). Thay vì giả định rằng tôn giáo có liên quan tích cực hoặc tiêu cực đến nỗi sợ chết, một số nhà nghiên cứu đã cho rằng mối quan hệ này giống như hình chữ U lộn ngược, với những người có đức tin tôn giáo và những người không có niềm tin ít lo lắng về cái chết hơn so với những người ở giữa. Trong số 100 nghiên cứu, nhóm nghiên cứu chỉ tìm thấy 11 nghiên cứu đủ mạnh để thử nghiệm ý tưởng. Tuy nhiên, trong số này, gần như tất cả (10 nghiên cứu) đã định hình nên mô hình này.
Tiến sĩ Jong nhận xét: “Có thể các nhà nghiên cứu khác đã tìm ra mô hình U ngược này nếu họ đã tìm kiếm nó. Điều này chắc chắn làm phức tạp quan điểm cũ, rằng những người tôn giáo ít sợ cái chết hơn những người không tôn giáo. Cũng có thể là chủ thuyết vô thần cũng cung cấp sự an ủi từ cái chết, hoặc những người không sợ chết thì không cần phải tìm kiếm tôn giáo.”

Link bài gốc: https://neurosciencenews.com/death-fear-neuroscience-6290/

Minh Linh dịch

Học viên Online Workshop Tự học tiếng Anh nghiêm túc, tham khảo tại ĐÂY 

Erich Fromm và sứ mệnh tâm phân học như “y sĩ của linh hồn”

Tâm phân học (psychoanalysis, thường được dịch là phân tâm học) trong những năm qua đặc biệt được ưa chuộng tại Việt Nam. Lúc đầu, các nhà phê bình văn học thường sử dụng tâm phân học như một con dao mổ sắc nhọn để hé lộ cõi giới của các văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ… Khi tâm phân học lan ra đại chúng độc giả Việt, con dao mổ ấy được sử dụng để phanh phui các chứng bệnh xã hội

Khảo lược tiến trình chuyển đổi nhận thức Tôn giáo

Tôn giáo đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Tôn giáo có thể cứu rỗi con người nhưng đồng thời cũng đẩy con người vào bi kịch. Tôn giáo được ra đời như thế nào, từ bao giờ, và tại sao con người lại có các nhận thức tôn giáo, cho đến giờ vẫn chưa có câu trả lời. Thế nhưng, chúng ta có thể thấy một cách rõ ràng, các giáo lý của tôn giáo thay đổi trong từng

Sách “Tôn giáo học từ nhiều cách tiếp cận” do Peter Connolly chủ biên – một giáo trình quan trọng

“Tôn giáo học từ nhiều cách tiếp cận” do Peter Connolly chủ biên là một trong những cuốn sách quan trọng trong lĩnh vực tôn giáo học, đóng vai trò như một “giáo trình căn bản” có thể giúp các sinh viên hoặc những người bước đầu nghiên cứu tôn giáo. Sách là một tập hợp các hướng tiếp cận tôn giáo học từ cổ điển tới hiện đại được giới thiệu bởi các chuyên gia nghiên cứu tôn giáo tại các trường đại học