Home Đọc Những cuốn sách về dòng chảy của tri thức

Những cuốn sách về dòng chảy của tri thức

Tri thức đã được hình thành, lưu trữ và lưu truyền thế nào trong suốt một chiều dài lịch sử để đến nay chúng ta có một kho khổng lồ được gọi là “tri thức nhân loại”? Đó là một câu hỏi lớn cho những ai quan tâm đến tri thức và mang tri thức đến với cộng đồng của mình. Dưới đây là một số cuốn sách nghiên cứu về chủ đề này được bán trên Amazon và chưa có bản tiếng Việt. Hi vọng một lúc nào đó những cuốn sách này sẽ được dịch sang tiếng Việt và có mặt trên các giá sách Việt Nam.
 
#1. A history of Knowledge (Past, Present and Future) của Charles Van Doren
Đây là một cuốn sách rất đáng chú ý với tham vọng tái hiện lịch sử của các tư tưởng và ý tưởng, nói một cách khác là một bản tóm lược về những gì mà loài người đã tư duy, phát minh, sáng tạo trong suốt chiều dài lịch sử. Mặc dù cuốn sách đề cập đến một chủ đề rất lớn nhưng lại rất dễ để tiếp cận và hiểu. Qua cuốn sách, ta có thể thấy những điều kiện xã hội, không khí chính trị, các mối quan hệ cá nhân đã tác động đến tri thức như thế nào. Tác giả đã đưa ra những kiến giải rất thú vị về sự kết thúc của La Mã hay lý do vì sao giáo hội sợ các khám phá về Thiên văn học ở đầu thời Phục Hưng. Tuy nhiên, cuốn sách có một vài nhầm lẫn khi đề cập đến các vấn đề Đông Âu và thiếu sót khi bàn về các tư tưởng của Á Đông (ông gần như chỉ đề cập đến Khổng Tử). Gác lại các thiếu sót của một tham vọng lớn, ta có thể thấy rằng cuốn sách vẫn có giá trị khi ta tìm hiểu về dòng chảy tri thức ở thế giới phương Tây.

Link mua sách:
https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/history-knowledge-past-present-future-charles-van-doren/

 
#2. What is the history of Knowledge? (What is history) của Peter Burke
Lịch sử của tri thức là gì – What is the history of Knowledge? Đây là một câu hỏi cần được đặt ra khi chúng ta tìm hiểu về dòng chảy của tri thức. Lịch sử tri thức rất khác với lịch sử khoa học, lịch sử trí tuệ, lịch sử văn hóa hay xã hội học về tri thức. Trong cuốn sách này, nhà sử học văn hóa hàng đầu hiện nay – Peter Burke đã giải thích khái niệm này như một quá trình chuyển đổi thông tin tho thành tri thức thông qua quá trình phân loại, xác minh và phổ biến kiến thức, để rồi được ứng dụng bởi chính phủ, tập đoàn và cá nhân. Ông đã sử dụng các giai đoạn khác nhau như Ấn Độ cổ đại, Á Đông cổ đại, thế giới Islam, và văn minh Âu – Mỹ như những ví dụ điển hình cho quá trình ấy. Ông còn đưa ra quan điểm về một số các khái niệm được những học giả đương thời ưa thích như “trật tự tri thức” (the order of knowledge), “tri thức được định vị” (situated knowledge) hay “xã hội tri thức” (knowledge society). Cuốn sách rất cần thiết cho những ai mong muốn sử dụng tri thức để thay đổi xã hội.

Link mua sách:
https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/history-knowledge-history-peter-burke/
 

#3. Local Histories/Global Designs: Coloniality, Subaltern Knowledges, and Border Thinking của Walter D.Mignolo
“Local Histories/Global Designs” của Walter D. Mignolo là một tập nghiên cứu do Đại học Princeton ấn hành. Cuốn sách cho ta thấy những thiếu sót trong các ngành khoa học xã hội và nghiên cứu khu vực tại các khu vực đã từng là thuộc địa trước kia. Ông khám phá khái niệm quan trọng về “dị đồng thực dân” (colonial difference) trong nghiên cứu về thế giới thực dân hiện đại và sự xuất hiện của một sự chuyển dịch về ngôn ngữ mà ông gọi là “tư duy biên giới” (border thinking). Hơn nữa, ông còn mở rộng những cuộc tranh luận đã được tiến hành trong các nghiên cứu thời hậu thuộc địa. Tác phẩm còn được xem như là một cuộc đối thoại thế kỷ 21 với Triết học lịch sử của Hegel.

Link mua sách:
https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/local-historiesglobal-designs-coloniality-subaltern-knowledges-border-thinking-walter-d-mignolo/

 
#4. Invented Knowledge: False History, Fake Science and Pseudo-religion của Ronald H.Fritze
Bên cạnh những tư liệu lịch sử chính thống được giới hàn lâm thế giới thừa nhận, nhiều giả thuyết khác cũng được đặt ra dựa trên một số mảnh thông tin chưa được kiểm chứng từ sử liệu và truyền miệng, gây ra nhiều tranh cãi cũng như hiểu lầm về lịch sử. Trong cuốn sách này, tác giả vén màn những truyền thuyết bí ẩn vẫn được xem như một giả thuyết lịch sử, qua đó người đọc có thể hình dung được cách lịch sử đã bị giả mạo, những trật tự nhân tạo được dựng nên.

Link mua sách:
https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/invented-knowledge-false-history-fake-science-pseudo-religion-ronald-h-fritze/

Cáo Hà Thành

Khảo lược về Islam và ảnh hưởng lên Châu Âu thời Phục Hưng (Phần I)

Bookhunter: Đây là bài giới thiệu cuốn sách “Nghiên cứu về nền văn minh Islam”, xuất bản vào năm 2010 và tái bản 2011 của hai tác giả Ahmed Essa và Othman Ali. 1- VAI TRÒ CỦA ISLAM TRONG LỊCH SỬ Đạo Islam đã tạo ra cây cầu độc nhất nối giữa các nền văn minh của phương Đông và phương Tây. Giới học giả Islam đã cứu lại nền tri thức đang trên đà thất lạc trong nhiều thế kỷ và đem cái mới
le-ai

Lê Ái

27/09/2017

Sự biến chuyển mô hình Thượng Đế: từ thần tính đến thần thoại, duy lý và tinh thần tự do tuyệt đối

Nhân đọc "Lịch sử Thượng Đế - Hành trình 4000 năm Do Thái giáo, Kito giáo, Hồi giáo" của Karen Amstrong “Con người là con vật tinh thần” – Karen Amstrong Nhận định này không hề tương phản với nhận định của Aristotle trong “Chính trị luận”  rằng “Con người là sinh vật mang tính chính trị”; mà thể hiện một khía cạnh khác của con người: đời sống tinh thần – thứ bản nguyên sơ khai nơi con người. Trong cuốn sách “Lịch sử

Chân dung Harun al Rashid – Vị vua Hồi giáo vĩ đại không giống trong “Nghìn Lẻ Một Đêm”

Đó là lúc nền văn minh Islam mở cửa để tiếp nhận những ý tưởng mới từ phương Đông và phương Tây. Những người Hồi giáo mạnh dạn đã tiếp nhận những ý tưởng này và cải biến chúng thành những hệ hình Islam. Từ đây, nghệ thuật, kiến trúc, thiên văn học, hóa học, y học, toán học, âm nhạc, triết học và Luân lý học của người Islam đã ra đời. Qủa nhiên quá trình của Fiqh (luật học Islam) được thực thi

Tô Lông

08/01/2017

Kỷ nguyên vàng Islam – Nền văn minh dựa trên sự thông thái

(Giới thiệu sơ bộ về Hồi giáo từ giữa thế kỷ thứ 7 đến giữa thế kỷ thứ 13) Kỷ nguyên Vàng của Islam kéo dài từ giữa thế kỷ thứ 7 đến giữa thế kỷ 13 khi các lãnh tụ Hồi giáo thiết lập đế chế lớn nhất trong lịch sử. Trong suốt thời kỳ này, các nghệ sĩ, kỹ sư, học giả, nhà thơ, triết gia, nhà địa lý và thương nhân của thế giới Hồi giáo đóng góp cho nông nghiệp, nghệ

Tô Lông

08/01/2017

“LỜI DẠY CỦA RUMI” – CHỈ DẪN TỚI ĐIỀU THIÊNG

“Khi bạn tìm kiếm Thượng Đế, bạn thấy bản thân mình Khi bạn tìm kiếm bản thân mình, bạn tìm thấy Thượng Đế” Rumi Jalal-ud-din Rumi  (1207-1273) là nhà thần bí đồng thời là nhà thơ vĩ đại nhất của thế giới Islam cổ đại. Ông là nhà thần bí quan trọng trong trường phái bí giáo Islam có tên là Sufi – trường phái tâm linh đạt được chứng nghiệm về Thượng Đế và toàn thể thông qua nhảy múa, âm nhạc và thơ