Hà Nội đã trải qua một lịch sử lâu đời với các lớp văn hóa phức tạp từ thời Văn Lang, đến thời Bắc Thuộc, sau đó là sự phát triển rực rỡ trong vai trò kinh đô của ba triều đại Lý – Trần – Lê , trải qua những chiến loạn triền miên để rồi trở thành thủ phủ của Liên Bang Đông Dương dưới thời Pháp thuộc. Do đó, Hà Nội là nơi lưu dấu những tinh hoa văn hóa của các triều đại từ xưa đến nay. Những lưu dấu này không thể hiện bởi các công trình kiến trúc đô thị (đến nay đã bị phá hủy gần hết) mà thể hiện bởi đời sống sinh hoạt và tinh thần của người Hà Nội. Hiện nay, do quá trình di dân diễn ra phức tạp cùng với sự suy thoái về đạo đức nên những đặc trưng ấy trở thành một “tính trạng lặn” mà chỉ những ai có đủ hiểu biết mới nhận ra. Chúng tôi xin được giới thiệu những cuốn sách giúp bạn hiểu hơn về lịch sử và văn hóa Hà Nội.
#1. Lịch sử Hà Nội – Phillipe Papin
“Lịch sử Hà Nội” là một cuốn khảo cứu về quá trình hình thành nên đô thành Thăng Long cho đến ngày nay. Cuốn sách phân tích dựa trên các thư tịch cổ, các ghi chép của các học giả nước ngoài tới Việt Nam, các công trình nghiên cứu và khảo cổ của các học giả Việt, các gia phả và các kinh nghiệm thực địa của tác giả. Mặc dù là sách khảo cứu được cuốn sách được viết bằng một giọng kể rất hấp dẫn. Bản dịch tiếng Việt cũng được thực hiện khá chuẩn do có sự theo dõi của tác giả.
Link sách: https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/lich-su-ha-noi/
#2. Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX – Nguyễn Văn Uẩn
“Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX” là một công trình đồ sộ của nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Văn Uẩn. Ông không chỉ khảo sát các tư liệu lịch sử mà còn thực hiện rất nhiều các cuộc phỏng vấn với các nhân chứng sống cao tuổi đã trải qua giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Tập nghiên cứu đã cho chúng ta thấy một giai đoạn biến chuyển phức tạp nhất của lịch sử Hà Nội cũng như lịch sử Việt Nam – quá trình Tây hóa trong thời Pháp thuộc.
Link sách: https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/ha-noi-nua-dau-the-ky-xx-tron-bo-2-cuon/
#3. Hà Nội băm sáu phố phường – Thạch Lam
“Hà Nội băm sau phố phường” là tập tản văn của Thạch Lam về đời sống sinh hoạt của người dân Hà Nội trong giai đoạn trước năm 1945. Điểm thú vị nhất của tập tản văn là những phần viết về ẩm thực của Thạch Lam. Ông viết về những món ăn đường phố Hà Nội với sự say mê và tinh tế.
Link sách: https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/ha-noi-bam-sau-pho-phuong/
#4. Thương nhớ mười hai – Vũ Bằng
“Thương nhớ mười hai” là tập tản văn của Vũ Bằng được ông viết sau năm 54, khi ông đã vào Nam và nhớ về xứ Bắc Kỳ. Tản văn bao gồm mười hai bài, mỗi bài về một tháng trong năm ở Hà Nội. Vũ Bằng thể hiện sự quan sát kỹ lưỡng khi ông nhận ra những đặc trưng từng tháng của vùng đất này. Những đặc trưng ấy xen lẫn giữa ký ức và hiện tại của ông, tràn ngập cảm xúc nhớ nhung của một người xa xứ.
Link sách: https://www.bookhunterlyceum.org/san-pham/thuong-nho-muoi-hai/
#5. Đi dọc Hà Nội – Nguyễn Ngọc Tiến
“Đi dọc Hà Nội” là tập tản văn không quá xuất sắc nhưng thú vị được viết bởi một tác giả đương đại. “Đi dọc Hà Nội” tái hiện lại hình ảnh “người Tràng An” qua các thú chơi của người Hà Nội, đồng thời tạo dựng lại không khí của thành phố Hà Nội qua các câu chuyện ma, đời sống của người dân lao động, những câu hò vè…v…v…
Cáo Hà Thành