Home Ngẫm Năm mới Giáp Ngọ – Hãy bước trên hành trình tâm thức dân tộc Việt

Năm mới Giáp Ngọ – Hãy bước trên hành trình tâm thức dân tộc Việt

Trong nhiều năm qua, không khí Tết dường như có sự pha tạp: một chút Tàu, một chút Tây. Cái khí vị ngày Tết tưởng như đã dần biến mất, mà Tết trở thành thời điểm để chúng ta khoe mẽ sự giàu có, sự sành điệu. Nhưng khủng hoảng kinh tế diễn ra và chúng ta chợt nhận ra tất cả những sự khoe mẽ ấy chỉ là phù phiếm. Đi dọc đường phố Hà Nội ngày Tết, tôi nhìn thấy người ta xếp hàng dài dằng dặc ở những hàng bán đồ ăn dân tộc như giò chả, ô mai; gần như khu phố nào cũng có một nồi bánh chưng bập bùng xen lẫn tiếng cười đùa vui vẻ. Khủng hoảng kinh tế hóa ra lại có những khía cạnh hay ho, và sau cơn khủng hoảng những gì còn tồn tại được là những gì có giá trị thực sự.
Chúng ta đang không chỉ ở trong khủng hoảng kinh tế, mà còn khủng hoảng giáo dục, khủng hoảng văn hóa, khủng hoảng niềm tin… Đây là hậu quả của một thời kỳ dài gặp Tàu bắt chước Tàu, gặp Tây bắt chước Tây, gặp Nhật bắt chước Nhật, gặp Nga bắt chước Nga… Nhưng giờ đây, khi nhận ra rằng mọi sự bắt chước đó chỉ mang lại những cơn khủng hoảng, những nguy cơ bị đầu độc cả thể chất lẫn tinh thần, chúng ta lại tìm về với những giá trị truyền thống dân tộc.
Có lẽ đã đến lúc khí thiêng sông núi đất Việt cần được thức tỉnh và trỗi dậy trong mỗi người chúng ta, đã đến lúc chúng ta dẹp bỏ mớ hổ lốn vay mượn để tự thân người Việt có thể kiến tạo một cái gì đó cho chính người Việt. Không còn thời điểm nào thích hợp hơn năm Giáp Ngọ để chúng ta có thể khôi phục những gì tinh túy đã bị lấn át và bỏ quên.
Tết năm Giáp Ngọ là Tết dân tộc đầu tiên Book Hunter Club nói lời chúc với tất cả các bạn. Chúng tôi không chúc các bạn phú quý tài lộc, không chúc các bạn bình an và sức khỏe. Chúng tôi chúc các bạn bước vào năm mới trong một sự cảm nhận sâu sắc rằng: khí thiêng đất Việt đang ngấm trong từng thớ thịt của chúng ta, chúng tôi chúc các bạn có thể kết nối với năng lượng cội nguồn của nền văn minh Âu Lạc và mạch ngầm đó sẽ tuôn trào trên khắp đồng ruộng, trên khắp phố phường, làm hồi sinh dòng máu Lạc Hồng.
Đó liệu có phải là điều không tưởng? Không! Nếu một ngày đẹp trời, bạn ngẩng đầu lên và ngắm những đám mây xô đẩy trong quầng ánh sáng rực rỡ của mặt trời, hãy theo dõi sự phản chiếu và tương tác của mây và ánh nắng, bạn sẽ nhận ra rằng thực sự có đổi khác ở tận sâu thẳm của chính mình. Và một ngày đẹp trời khác, bạn lang thang trong chốn sông núi, hãy vứt bỏ đôi giầy và bước chân trần trên đất, một dòng điện tê tên lan truyền qua gan bàn chân và thấm vào da thịt và mạch máu cho đến khi tan biến, điều đó có nghĩa bạn đang có sự giao hòa với khí thiêng sông núi.
Lời chúc này dành cho tất cả mọi người. Nhưng chỉ những ai sẵn sàng vứt bỏ định kiến và bước chân vào chuyến hành trình tâm thức mới có thể nhận được lời chúc này.
Chúng ta ai cũng có những hành trình của riêng mình, nhưng có đôi lúc chúng ta sẽ đi chung đường với nhau, và chúng tôi hi vọng rằng đoạn đường đi chung ấy chính là đoạn đường của tâm thức dân tộc Việt.
Lời kết, chúng tôi xin mượn một câu ca dao quen thuộc để khẳng định sự vững bền của mạch nguồn cảm hứng dân tộc không bao giờ có thể lụi tàn:

“Đài Nghiên tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này”

Book Hunter Club

Tết Nguyên Đán năm Giáp Ngọ 2014

NHẠC TIỀN CHIẾN (3): HOÀNG QUÝ – NHẠC SĨ CỦA NHỮNG BẢN ANH HÙNG CA

Hoàng Qúy (1920 – 1946) là một trong các nhạc sĩ tiên phong của nền Tân nhạc Việt Nam. Tuổi đời của ông tuy ngắn ngủi nhưng những đóng góp cho nền Tân nhạc lại mang tính chất nền tảng. Hoàng Qúy sinh ra tại Hải Phòng, ông theo học nhạc sĩ Lê Thương trong thời kỳ Lê Thương dậy học ở Hải Phòng (theo Phạm Duy). Ngoài ra, ông còn theo học một cách bài bản Tây nhạc với nữ giáo sư âm nhạc

Định kiến xã hội đã giới hạn chúng ta!

BookHunter: Đây là bản tham luận của Nguyễn Hồng Tâm trong buổi Seminar “Thế Giới Mà Xã Hội Tạo ra: Góc Nhìn của Xã Hội Học về Thực Tại và Con Người” do BookHunter thực hiện tại NXB Tri Thức, 53 Nguyễn Du. Bài viết dựa trên ba cuốn sách: Lời mời đến với Xã hội học, Sự kiến tạo Xã hội về Thực tại, và Đám đông cô đơn. Chúng tôi xin đăng lại toàn bộ bài tham luận để bạn đọc có thể

SÁCH VĂN HỌC TRONG NƯỚC THÁNG 3 NĂM 2022: ANNE TÓC ĐỎ LÀNG AVONLEA, DỊCH BỆNH ATLANTIS, CON GÁI CỦA CHIM PHƯỢNG HOÀNG…

Sách văn học trong nước trong tháng 3 về mặt số lượng cũng năng nổ, sôi động không kém cạnh sách sách học thuật và sách phổ thông. Đa phần những câu chuyện trong tháng này đều xoay quanh sự thiện - ác của con người. Cùng với đó là câu chuyện vượt lên số phận của một người phụ nữ gốc Việt, kể về những điều không phải quá hi hữu nhưng không phải ai cũng làm được. Mời các bạn cùng thường thức: 1.

Trần Cúc

03/04/2022

CHÍNH TRỊ KHÔNG BỀN VỮNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ NHIÊN

Các chính trị gia khiến nền kinh tế thiếu bền vững Trong cuốn bestseller Chủ nghĩa Tư Bản Tự nhiên, một cuốn sách được các nhà môi trường và các vị điều hành doanh nghiệp ca ngợi hết lời khiến cho ấn bản Mỹ của cuốn sách đã bán hết veo trước ngày xuất bản, tác giả Paul Hawken, Amory Lovins và L. Hunter Lovins đã buộc tội chủ nghĩa tư bản truyền thống như môt thể chế “lợi ích tài chính” nhưng “lầm lạc

Đàn ông có hay nổi giận hơn phụ nữ không?

Kết quả khác nhau như thế nào khi phụ nữ bộc lộ sự tức giận ra bên ngoài. Trọng tâm Tần suất và cường độ tức giận dường như không khác biệt giữa hai giới. Biểu hiện của sự tức giận dường như khác nhau, đối với đàn ông thì có nhiều khả năng thể hiện sự giận dữ ra ngoài. Phụ nữ phải gánh chịu hậu quả lớn hơn nam giới khi họ công khai bày tỏ sự tức giận. Là một nhà nghiên