Home Ngẫm Năm mới Giáp Ngọ – Hãy bước trên hành trình tâm thức dân tộc Việt

Năm mới Giáp Ngọ – Hãy bước trên hành trình tâm thức dân tộc Việt

Trong nhiều năm qua, không khí Tết dường như có sự pha tạp: một chút Tàu, một chút Tây. Cái khí vị ngày Tết tưởng như đã dần biến mất, mà Tết trở thành thời điểm để chúng ta khoe mẽ sự giàu có, sự sành điệu. Nhưng khủng hoảng kinh tế diễn ra và chúng ta chợt nhận ra tất cả những sự khoe mẽ ấy chỉ là phù phiếm. Đi dọc đường phố Hà Nội ngày Tết, tôi nhìn thấy người ta xếp hàng dài dằng dặc ở những hàng bán đồ ăn dân tộc như giò chả, ô mai; gần như khu phố nào cũng có một nồi bánh chưng bập bùng xen lẫn tiếng cười đùa vui vẻ. Khủng hoảng kinh tế hóa ra lại có những khía cạnh hay ho, và sau cơn khủng hoảng những gì còn tồn tại được là những gì có giá trị thực sự.
Chúng ta đang không chỉ ở trong khủng hoảng kinh tế, mà còn khủng hoảng giáo dục, khủng hoảng văn hóa, khủng hoảng niềm tin… Đây là hậu quả của một thời kỳ dài gặp Tàu bắt chước Tàu, gặp Tây bắt chước Tây, gặp Nhật bắt chước Nhật, gặp Nga bắt chước Nga… Nhưng giờ đây, khi nhận ra rằng mọi sự bắt chước đó chỉ mang lại những cơn khủng hoảng, những nguy cơ bị đầu độc cả thể chất lẫn tinh thần, chúng ta lại tìm về với những giá trị truyền thống dân tộc.
Có lẽ đã đến lúc khí thiêng sông núi đất Việt cần được thức tỉnh và trỗi dậy trong mỗi người chúng ta, đã đến lúc chúng ta dẹp bỏ mớ hổ lốn vay mượn để tự thân người Việt có thể kiến tạo một cái gì đó cho chính người Việt. Không còn thời điểm nào thích hợp hơn năm Giáp Ngọ để chúng ta có thể khôi phục những gì tinh túy đã bị lấn át và bỏ quên.
Tết năm Giáp Ngọ là Tết dân tộc đầu tiên Book Hunter Club nói lời chúc với tất cả các bạn. Chúng tôi không chúc các bạn phú quý tài lộc, không chúc các bạn bình an và sức khỏe. Chúng tôi chúc các bạn bước vào năm mới trong một sự cảm nhận sâu sắc rằng: khí thiêng đất Việt đang ngấm trong từng thớ thịt của chúng ta, chúng tôi chúc các bạn có thể kết nối với năng lượng cội nguồn của nền văn minh Âu Lạc và mạch ngầm đó sẽ tuôn trào trên khắp đồng ruộng, trên khắp phố phường, làm hồi sinh dòng máu Lạc Hồng.
Đó liệu có phải là điều không tưởng? Không! Nếu một ngày đẹp trời, bạn ngẩng đầu lên và ngắm những đám mây xô đẩy trong quầng ánh sáng rực rỡ của mặt trời, hãy theo dõi sự phản chiếu và tương tác của mây và ánh nắng, bạn sẽ nhận ra rằng thực sự có đổi khác ở tận sâu thẳm của chính mình. Và một ngày đẹp trời khác, bạn lang thang trong chốn sông núi, hãy vứt bỏ đôi giầy và bước chân trần trên đất, một dòng điện tê tên lan truyền qua gan bàn chân và thấm vào da thịt và mạch máu cho đến khi tan biến, điều đó có nghĩa bạn đang có sự giao hòa với khí thiêng sông núi.
Lời chúc này dành cho tất cả mọi người. Nhưng chỉ những ai sẵn sàng vứt bỏ định kiến và bước chân vào chuyến hành trình tâm thức mới có thể nhận được lời chúc này.
Chúng ta ai cũng có những hành trình của riêng mình, nhưng có đôi lúc chúng ta sẽ đi chung đường với nhau, và chúng tôi hi vọng rằng đoạn đường đi chung ấy chính là đoạn đường của tâm thức dân tộc Việt.
Lời kết, chúng tôi xin mượn một câu ca dao quen thuộc để khẳng định sự vững bền của mạch nguồn cảm hứng dân tộc không bao giờ có thể lụi tàn:

“Đài Nghiên tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này”

Book Hunter Club

Tết Nguyên Đán năm Giáp Ngọ 2014

Trịnh Công Sơn – ai cũng quen mà ai cũng lạ

Tôi vốn dự định chọn Phạm Duy như nhạc sĩ đầu tiên của Âm nhạc phản chiến trước 1975, nhưng rồi cứ lần lữa trì hoãn, bởi Phạm Duy quá ư phức tạp để tiếp cận, dẫu rằng tôi đã có một kho tài liệu về ông. Và thế là tôi bỏ lơ chùm bài viết đã nhiều năm. Chỉ đến khi đi xem bộ phim gây tranh cãi “Em và Trịnh”, nghĩ về những chuyện nực cười trên báo chí, về những câu tán

Tại sao những giải pháp có nền tảng từ thiên nhiên cho vấn đề khí hậu lại bị ngó lơ?

Các sáng kiến có nền tảng dựa trên thiên nhiên, chẳng hạn như trồng rừng đước và tái sinh vùng đất ngập nước, đã chứng tỏ hiệu quả trong việc giúp các cộng đồng chống chịu tốt hơn với biến đổi khí hậu. Nhưng nguồn tài trợ quốc tế lại lấy tiền từ những giải pháp này để đầu tư vào những dự án kỹ thuật tốn kém và thiếu hiệu quả hơn. Ở vùng bờ thấp đảo Java của Indonesia, những năm gần đây

Thị trường sách Việt Nam (6): Cộng đồng đọc sách và quyền lực của độc giả

Trong suốt dòng lịch sử của sách, các độc giả luôn đóng vai trò như "người tiêu dùng" cho các sản phẩm và tác phẩm của các tác giả, dịch giả. Họ bị định hướng bởi các nhà phê bình, nhà báo - những người chỉ cho các độc giả biết cuốn sách nào là hay, cuốn sách nào là dở. Do đó, các độc giả chỉ là thần dân trong vương quốc tri thức mà họ chỉ có nghĩa vụ tuân thủ các chỉ

BIỂU TƯỢNG KỲ LÂN TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN CỦA PHƯƠNG TÂY (P.1)

Bài viết có chứa một số nội dung phù hợp với lứa tuổi 16+. ---- Kỳ lân là biểu tượng chính trong "Skandar và kẻ trộm kỳ lân" của cô A. F. Steadman. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên sinh vật huyền thoại này xuất hiện trong văn học. Chúng mình xin giới thiệu đến các bạn một bài viết thú vị về kỳ lân của tác giả Teresa Noelle Roberts đăng trên tạp chí Mythlore (1982, vol. 8 ). Thông qua bài

Cảm thức tâm linh trong “Những vệ thần của tuổi thơ” của William Joyce (6): Thỏ Phục Sinh, phù thủy Ombric và Tu sĩ Mặt Trăng – từ ẩn tu đến triết gia khắc kỷ

Để đọc toàn bộ chùm bài, vui lòng click vào: Ý nghĩa tâm linh của Những vệ thần của tuổi thơ Archives – Book Hunter Xã hội loài người phân cực thành hai thế giới tri thức, một thế giới tri thức của thực chứng, một thế giới của chiêm nghiệm. Thế giới chiêm nghiệm ngự trị thực tại loài người khi các công cụ quan sát chưa phát triển, và bằng nhiều cách, những con người khao khát nhận thức chân diện của thế giới