Home Ngẫm Năm Mậu Tuất – Bất biến giữa vạn biến

Năm Mậu Tuất – Bất biến giữa vạn biến

Book Hunter

15/02/2018

Thế giới quanh ta luôn biến động và xoay vần. Mỗi một năm qua đi, thời thế đổi thay, con người đổi thay. Còn nhớ nhạc sĩ Đoàn Chuẩn viết: “Lớp người đổi mới khác xưa”, chính là như thế. Bản thân chúng ta cũng thay đổi, già đi, nhiều kinh nghiệm hơn và nhiều suy nghĩ hơn. Nhưng ít ai biết được rằng tất cả những biến đổi ấy chỉ là bên ngoài, và bởi thế con người biến đổi theo dòng chảy thời gian.
Với những kẻ chạy đuổi theo dòng thời gian, họ không đủ thảnh thơi để nhận ra rằng có những điều không bao giờ biến đổi. Thể xác con người có thể già đi, kinh nghiệm có thể nhiều lên, suy nghĩ có thể đa dạng và phức tạp hơn, nhưng đó chỉ là những thay đổi bề ngoài. Ta có thể chạy theo chuỗi biến động ấy để có cả giác rằng ta đang vận động, nhưng sự vận động ấy chỉ đưa ta đến tro bụi. Nhà thơ T.S Eliot viết:
“Đâu là cuộc sống bị thất lạc trong sự sinh tồn?
Đâu là sự thông thái thất lạc trong kiến thức?
Đâu là kiến thức thất lạc trong thông tin?
Vòng quay Thiên Đường trong 20 thế kỷ
Đưa chúng ta rời xa Chúa và tiến gần đến với Cát Bụi”
Điều này có nghĩa là, cách chúng ta chạy đuổi theo sự sinh tồn, chạy đuổi theo  các mảnh vụn tâm trí vương vãi chỉ dẫn ta đến sự hủy diệt như cái kết cuối cùng. Đó có phải cuộc đời các bạn muốn theo đuổi? Trở nên có vẻ sâu sắc? Trở nên có vẻ thành đạt? Trở nên có vẻ thức thời? Sau tất cả, bạn sẽ còn lại gì? Không gì ngoài một nắm tro tàn…
Một mùa xuân mới đang đến trước cửa với những tiếng xôn xao, với những gương mặt người khắc khổ nhưng vẫn gượng cười vui vẻ để thực hiện các nghi lễ. Xuân năm nào cũng tới, những gương mặt người năm nào cũng tái hiện, nhưng đó cũng không phải sự bất biến. Họ chỉ biến động trong một vòng quay. Trong sự biến động tuần hoàn ấy, họ cảm thấy có ích, họ cảm thấy đang được sinh tồn. Bạn muốn sinh tồn theo cách ấy ư? Để rồi tất cả cũng rơi vào thùng rác vĩ đại của vũ trụ, và đi đến ngày tàn…
Một nghịch lý ít người nhận ra: Những người chạy theo dòng thời gian, đến một lúc nào đó, luôn giật mình nhìn lại và nhận ra thời gian trôi quá nhanh, ta đã già rồi và chưa làm được gì đáng kể. Thời gian đang trêu đùa con người đấy ư? Không! Bởi con người bị thôi miên theo vòng xoáy ấy, mà chỉ đôi lúc họ mới chợt tỉnh rồi sau đó lại lịm đi, rơi lại, để bị xoáy sâu hơn.
Ừ… thời gian đang trôi… những vòng tuần hoàn đang thay nhau… , thì sao? Thời thế thay đổi, thì sao?
Khoảnh khắc này, một bông hoa mai đang nở và bạn đắm chìm trong vẻ đẹp tinh khiết của nó, tức là bạn đang sống mà không phải sinh tồn.
Khoảnh khắc này, ở bên người yêu, bạn đắm đuối yêu đương bất kể người đời lao xao, bận rộn, tức là bạn đang sống mà không phải sinh tồn.
Khoảnh khắc này, tâm trí bạn phiêu lãng theo một vần thơ đẹp và điều gì đó đẹp đẽ đang nảy nở trong tâm trí bạn, tức là bạn đang sống mà không phải sinh tồn.
Khoảnh khắc này, những đối thoại nội tâm để chiêm nghiệm về điều gì đó mênh mang của các thực tại cũng khiến bạn sống mà không phải sinh tồn.
Khoảnh khắc này, bạn im lặng và cảm nhận cả vũ trụ đang ở bên trong mình, đó là lúc bạn hiểu thấu được sự bất biến.
Điều này chỉ đến khi bạn nắm bắt từng khoảnh khắc trong cuộc sống và mặc cho ngoài kia vật đổi sao dời. Điều ấy có nghĩa là, ngay cả đứng trước sự hủy diệt thành tro bụi, bạn vẫn thấy khoảnh khắc ấy tuyệt đẹp. Mọi biến động có thể tác động đến bạn, nhưng bạn vẫn có đó, không biến mất cùng vạn vật, bạn trở nên bất biến.
Book Hunter gửi tới các độc giả

Làm thế nào để hạnh phúc: 11 chỉ dẫn để có một cuộc sống tốt đẹp của Aristotle

Mọi người thường hòi "Tôi nên làm gì?" khi đối mặt với một vấn đề luân lý. Aristotle thúc giục chúng ta hỏi "Tôi nên trở thành loại người như thế nào?" Các ý quan trọng trong bài: Trong tác phẩm Luân lý học của mình, Aristotle đề xuất rằng con người là động vật lý trí, có tính xã hội luôn tìm cách “sống tốt”. Ông đề xuất một hệ thống luân lý được thiết kế để giúp chúng ta đạt được hạnh phúc

Book Hunter

21/12/2022

Những cuốn sách gây ảnh hưởng nhất về chủ nghĩa nữ quyền

  Thuật ngữ “phong trào nữ quyền” mới xuất hiện ở Việt Nam trong vòng vài năm gần đây. Tuy nhiên, trên thế giới, trào lưu này đã đi qua bốn “làn sóng” (wave), bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX tại Hoa Kỳ, mỗi thời kỳ lại mang những khẩu hiệu và chủ trương khác nhau. Nói chung, phong trào nữ quyền xuyên suốt trong lịch sử của nó hướng đến việc đòi quyền bình đẳng về chính trị, xã hội cho phụ nữ,

Cựu chiến binh Mỹ Chuck Searcy: “Phòng thủ vĩ đại nhất của Việt Nam chính là ý chí của người dân”

Cựu chiến binh Mỹ Chuck Searcy đã từng tham gia Chiến tranh Việt Nam, nhưng sau Chiến tranh, ông đã quay lại, cùng với người dân Việt Nam, xây dựng đất nước và luôn khuyến khích chúng ta hãy độc tập và đề phòng các nguy cơ khi hợp tác với các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Hôm nay ngày 30/4, chúng tôi có một cuộc phỏng vấn ông Chuck Searcy để nhìn nhận lại các bài học lịch
le-nam

Lê Nam

30/04/2016
XemYêu

Âm đạo, phì nhiêu và phồn thực trong bộ tranh “Thiên nhiên muôn vẻ” của Jacqueline Secor

Tôi bắt gặp bộ tranh “The Diversity of Nature” (Tạm dịch: Thiên nhiên muôn vẻ) của Jacqueline Secor trong nỗ lực đến tuyệt vọng để tìm một bức tranh thật đẹp minh họa cho tính phồn thực trong thơ Hồ Xuân Hương. Trước đó, tôi chưa hề gặp được tính phồn thực mà Hồ Xuân Hương phơi bày trong các câu thơ như “Cửa son đỏ hoét tùm bum nóc, Hòn đá xanh rì lún phún rêu” hay “Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông”

Tội phạm: hoàn cảnh hay bản chất?

  BookHunter: Những ngày gần đây, truyền thông đại chúng liên tục đưa tin về các vấn đề cướp - giết - hiếp... Dường như tội ác đang tràn lan khắp nơi. Trong khi dư luận đang tranh cãi về sự suy đồi đạo đức và lỗ hổng của luật pháp, thì thực tế lại chưa có tranh luận nào đi sâu vào tâm lý tội phạm. Chính vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu một cuốn sách nghiên cứu về chủ đề này.  Bài viết