Home Chơi REMBRANDT – NGƯỜI KHỔNG LỒ CỦA THỜI ĐẠI HOÀNG KIM HÀ LAN

REMBRANDT – NGƯỜI KHỔNG LỒ CỦA THỜI ĐẠI HOÀNG KIM HÀ LAN

Người Hà Lan còn nhớ mãi đến ông như một người đóng góp quan trọng cho Thời đại hoàng kim của hội họa Hà Lan

Người Hà Lan còn nhớ mãi đến ông như một người đóng góp quan trọng cho Thời đại hoàng kim của hội họa Hà Lan thế kỷ 17. Lịch sử hội họa thế giới trang trọng đặt tên ông bên cạnh những danh họa hàng đầu: Leonardo da Vinci, Michelangelo, Paul Rubens, Albrecht Durer… Ông là Rembrandt, một tài năng thiên phú phải trải qua cuộc đời thăng trầm cay đắng, nhưng luôn bỏng cháy đam mê bên giá vẽ.

Rembrandt van Rijin (1606-1669) sinh ra trong một gia đình khá giả, được hưởng một nền giáo dục bài bản. Bộc lộ đam mê nghệ thuật từ sớm, cậu bé Rembrandt miệt mài học nghề vẽ trong các xướng họa địa phương, rồi tìm thầy dạy ở thủ đô Amsterdam. Tài hoa nở rộ, Rembrandt nhanh chóng thu hút được sự chú ý của công chúng và thậm chí cả các nhà chính trị cũng rất tán dương. Những tác phẩm giai đoạn đầu này của ông chủ yếu về đề tài tôn giáo hoặc các câu chuyện ngụ ngôn, với cỡ nhỏ, tỉ mỉ, giàu chi tiết và có kỹ thuật nắm bắt ánh sang, phối màu tài tình.

Rembrandt chuyển đến ở hẳn Amsterdam năm 1631, trở thành một họa sĩ thời thượng và đắt hàng. Nhưng vừa an cư lạc nghiệp chẳng được bấy lâu, Rembrandt liên tiếp gặp phải những chuyện bất hạnh. Những năm 1635 đến 1640, ba người con của ông lần lượt chết yểu, rồi chính người vợ từng gắn bó với ông cũng mắc phải bệnh lao và qua đời sau đó không lâu vào năm 1642. Những bất hạnh xảy đến trong đời cũng làm phong cách nghệ thuật của Rembrandt rẽ sang hướng khác. Người ta thấy trong giai đoạn này, các bức họa của ông có sự tiết giảm đáng kể về màu sắc, tạo nên một sự tương phản mạnh mẽ. Phải đến hơn 10 năm sau, tranh của ông mới có màu sắc phong phú trở lại. Những bức tranh vẽ người vợ trên giường bệnh của ông trong giai đoạn này nằm trong số các bức vẽ giàu cảm xúc nhất của cuộc đời họa sĩ. Cũng trong năm 1642 ấy, ông cho ra đời De Nachtwacht, tác phẩm gây kinh ngạc bởi kích cỡ khổng lồ, sử dụng ánh sáng và bóng tối một cách hoàn hảo và những mô tả chuyển động vô cùng sống động. Từ sau bức tranh bất hủ ấy, ông bỏ đi những nét mềm mại trơn nhẵn, sử dụng những nét thô ráp hơn để mô tả cảm xúc nhân vật. Bút pháp của ông từ đó mạnh mẽ, khoáng đạt và tân kỳ hơn hẳn.

Nỗi tuyệt vọng và việc chi tiêu quá tay đẩy ông vào cảnh sống khó khăn, nhưng không ngăn được lòng đam mê của ông. Trong cảnh sống khốn cùng, Rembrandt miệt mài vẽ và tạo nên những đỉnh cao mới cho hội họa thế giới với những bức tranh đạt tới chiều sâu tinh thần và xúc cảm mang tính nhân bản sâu sắc. Rembrandt vẽ rất nhiều chân dung tự họa trong các giai đoạn thăng trầm cuộc đời mình. Qua các bức họa để lại, ta bắt gặp chàng thanh niên Rembrandt dè dặt khiên tốn, một họa gia Rembrandt tự tin trong hào quang danh vọng, hay một ông họa sĩ già sống đói nghèo khô kiệt buồn bã. Rembrandt vẽ mình hay vẽ người đều hết sức chân thật, ông không cố ý làm đẹp, mà luôn mô tả chính phẩm chất hiện có của nhân vật, luôn tìm kiếm những “chuyển động hay cảm xúc tuyệt vời và tự nhiên nhất” của con người, như ông tự nhận. Rembrandt chính là người đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện thực sau này.

Về cuối đời, cuộc sống của ông càng thêm khó khăn. Hai người đồng nghiệp thân thiết là Hendrickje và Titus đã hết lòng giúp đỡ để ông có thể tiếp tục làm việc và sáng tạo, nhưng rồi hai người bạn này cũng sớm qua đời. Sau đó, người con gái cuối cùng cũng chết trẻ, để lại nỗi mất mát quá lớn trong lòng Rembrandt. Ông qua đời năm 1669, di sản để lại không chỉ là hàng trăm tác phẩm xuất sắc, mà còn là cả một thế hệ danh họa Hà Lan được ông chỉ dạy và truyền cảm hứng để làm nên Thời đại hoàng kim của hội họa Hà Lan thế kỷ 17.

Dưới đây là một số tác phẩm nổi tiếng nhất của Rembrandt.

#1. Các bức chân dung tự họa

Self-portrait, 1629

Self-portrait, 1640

Self-portrait, 1658

Self-portrait, 1669

#2. Các chân dung khác

Girl at a Window, 1645

Portrait of an old Woman, 1654

Portrait of an old man with a beard, 1630

Bathsheba with David, 1654

#3. Tranh chủ đề tôn giáo, thần thoại

Philosopher in meditation, 1632

Abraham and Isaac, 1634

Belshassar’s Feast, 1636-8

#4. Tranh phong cảnh

The Stone Bridge, 1637

  The Mill, 1645-8

The Storm on the Sea of Galilee, 1633

De Nachtwacht, 1642

Cáo Tập Sự

Xem

Xem “Ratatouille” và nghĩ về ngành phê bình ẩm thực

Người ta xem “Ratatouille” (Tên tiếng Việt là  “Chú chuột đầu bếp”) thường thích thú với không khí nhà hàng và các món ăn tinh tế, ngon lành của Pháp. Tôi đoán rằng không ai thích chú chuột vì nhìn con chuột chạy đi chạy lại trên màn hình thường nghĩ đến những gian bếp đầy chuột ở Việt Nam, dù rằng chú chuột trong phim có một khẩu vị rất ư tinh tế. Còn tôi, tôi đặc biệt để ý đến vấn đề phê

Lãng mạn và Cổ điển: Hai cách nhìn thế giới

Thế giới quan Lãng mạn Chủ nghĩa lãng mạn là một trào lưu nghệ thuật bắt đầu ở châu Âu từ giữa thế kỷ 18 và đến nay đã có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc trên toàn cầu. Tầm ảnh hưởng của nó lớn đến mức thật khó để đi sâu tìm hiểu bất cứ vấn đề nào mà không bắt gặp vị trí thống trị của chủ nghĩa Lãng mạn. Cốt tủy của tinh thần Lãng mạn là một lòng tin

Minh Hùng

28/08/2018
Xem

Điện ảnh & những góc nhìn thực tại (1): Điện ảnh, thị hiếu và lịch sử phản ánh thực tại qua màn ảnh

  “Thực tại” (reality), theo Peter L. Berger và Thomas Luckmann đề cập đến trong cuốn Sự kiến tạo xã hội về thực tại, là một tính chất thuộc về những hiện tượng mà chúng ta thừa nhận là có một sự tồn tại độc lập với ý muốn của chúng ta. Trong thế giới chúng ta đang sống có một cái cây, cái cây đó tồn tại không phải vì ta muốn nó tồn tại, cái cây đó cũng không vì ta ghét bỏ

Thư Sinh

08/01/2019

Cảm thức tâm linh trong Những vệ thần của tuổi thơ của William Joyce (1): Khởi thủy là điều thiện

Để đọc toàn bộ chùm bài, vui lòng click vào: Ý nghĩa tâm linh của Những vệ thần của tuổi thơ Archives – Book Hunter Năm 2012, tôi có một mùa Giáng Sinh u tối trong hố sâu tuyệt vọng. Lúc ấy, cả thế giới đang đồn nhau về ngày tận thế, một số khác thì bản về sự sụp đổ hệ thống để khởi đầu một thứ gì đó mới mẻ hơn (nhưng chưa chắc đã tốt hơn). Tôi lạc lối trong lựa chọn của

Chân dung linh hồn của Paris – Edith Piaf

Hầu hết mọi người biết đến Edith Piaf như là ca sĩ vĩ đại nhất của nước Pháp.  Sau khi qua đời hàng thập kỷ, bà vẫn là tượng đài được kính trọng, "Chim sẻ" (Piaf trong tiếng Pháp nghĩa là Chim sẻ) gần như đã trở thành chuẩn mực cho mọi ca sĩ, cả nam và nữ, những thế hệ hậu bối sau này. Thế mạnh của Edith Piaf không nằm nhiều ở kỹ thuật, hay chất giọng trong trẻo mà nằm ở độ
le-ai

Lê Ái

10/11/2016