Home Chuyên đề tháng Lịch sử để làm gì?

Lịch sử để làm gì?

le-ai

Lê Ái

06/08/2019

Nếu bạn từng không may hành động thái quá, hoặc nhầm lẫn ở trường, bạn nên nhớ một điều về lịch sử: đôi khi nó có thể rất nhàm chán. Bạn có thể ôm ấp những ký ức đau thương về Chiến tranh trăm năm, Chiến tranh kế vị Tây Ban Nha, luân canh thời Trung Cổ hoặc – vô cùng đau xót – những việc tốt của Florence Nightingale.

Kết quả là sẽ chẳng đáng ngạc nhiên nếu – ngày nay – bạn có xu hướng tránh né chủ đề nói chung. Nhưng đó sẽ là một tổn thất lớn. Lý do thực sự vì sao lịch sử thường rất nhàm chán là chúng ta không hiểu rõ về mục đích của nó. Đây là lý do giải thích tại sao lịch sử lại quan trọng: nó quan trọng bởi nó có thể cho chúng ta những cách giải quyết nhiều vấn đề ở hiện tại.

Điều tốt đẹp nhất đó là lịch sử giới thiệu cho chúng ta một vài điều mà chúng ta cần nhưng lại không được nhìn nhận đúng mực trong thế giới ngày nay. Như trong một xã hội, chúng ta bị ám ảnh bởi những gì mà chúng ta làm ngay lúc này. Vô thức chúng ta cực kỳ thiên vị hiện tại. Tin tức – cái gần như là sức mạnh đem lại uy tín nhất trong thế giới ngày nay – lại xoay quanh những thứ đã xảy ra trong năm phút trước một cách đầy ám ảnh.

Tuy nhiên, những điều tối quan trọng mà chúng ta cần ấp ủ, duy trì và truyền cảm hứng cho chúng ta lại già nua hơn thế. Cái chúng ta cần trên hết là những ý tưởng tốt đẹp thuộc nhiều lĩnh vực thách thức chúng – và lịch sử có đầy đủ hết. Hãy tưởng tượng bạn không hài lòng với các khía cạnh của chủ nghĩa tư bản đương đại. Việc đọc về lịch sử của Leveller, một nhóm viết lách và hành động cấp tiến tại Anh từ năm 1645 đến năm 1620, có thể giúp ích rất nhiều. Hoặc để hiểu về học thuyết “just price” thời trung cổ khi nó dẫn đến việc nắm bắt ý tưởng về ‘ảnh hưởng ngoại lai’ trong kinh tế hiện đại. Hoặc nếu bạn băn khoăn kỳ nghỉ để làm gì, thì bạn có thể làm phong phú hiểu biết của mình theo cách gay cấn hơn bằng việc xem xét lịch sử   hành hương, đặc biệt là động cơ khiến mọi người đi lại cực khổ để đến thăm các đền thờ xa xổi. Hoặc nếu bạn muốn suy nghĩ việc kết hôn, bạn nên đọc tư tưởng của Marry Wollstonecraft từ thế kỷ 18 hoặc St Aquinas từ thế kỷ 13. Có rất nhiều tư tưởng thất lạc, đan cài trong lịch sử, trong những tập bản thảo được viết từ lâu  và không còn được nhìn thấy trong hàng thập kỷ.

Lịch sử dạy chúng ta về những điều có thể thay đổi. Con người không phải lúc nào cũng bất biến: nặng về vật chất và ám ảnh với công việc, có thể xây lên công trình kiến trúc đẹp; quan tâm thái quá đến việc “được kết nối” hoặc lo lắng vì gầy gò một cách lố bịch. Có một câu nói khó chịu như thế này ‘Những người không biết lịch sử thì tất lặp lại nó.’ Nhưng câu nó đó cho thấy duy nhất một điều là lịch sử chỉ đầy những sai lầm. Bởi vậy công bằng mà nói thì: những người không biết lịch sử sẽ không thể làm hiện tại tốt lên.

Một vài người yêu thích các giai đoạn lịch sử, nhưng hơi thái quá. Vì sự hoài cổ. Họ không thể dừng lại được việc đọc lịch sử về Thế chiến hai hay về những ngôi nhà vùng nông thôn nước Anh. Bạn biết kiểu người như vậy rồi đấy. Họ phản ứng lại trước những điều  mà hiện tại đang thiếu nhưng dường như lại không biết làm gì với sự thiếu thốn của mình. Họ muốn có thêm chủ nghĩa anh hùng và sự vĩ đại. Nhưng họ không nên chỉ đọc về nó trong quá khứ, họ nên vận dụng quá khứ để luận ra xem làm thế nào chủ nghĩa anh hùng và sự vĩ đại có thể đi vào cuộc sống ngày nay.

Lịch sử dạy cho chúng ta lòng quả cảm. Khi bạn chú trọng vào hiện tại, bạn dễ cảm thấy rằng ngay lúc này đây mọi thứ vô cùng kinh khủng. Nhưng khi bạn nhìn đủ rộng, thì không phải lúc nào chúng cũng như vậy. Hiện tại không hề bất thường ở các cấp độ thông thường và chấp nhận được của nó. Một khi bạn đọc những lá thư, thì người già cũng đều thấy tệ như vậy. Và dù các thách thức của chúng ta dĩ nhiên là rất lớn, nhưng chúng không đặc biệt – khi so sánh với những người sống sót sau vụ cướp phá thành Rome hay trận động đất Lisbon.

Lịch sử trở nên giống như một công cụ để đánh giá những lợi thế hiện tại của chúng ta, những lợi thế dễ bị phớt lờ. Nó có thể dạy chúng ta cách đánh giá xã hội của mình chống lại những xã hội khác hơn là chống lại những ý tưởng của chúng ta. Tất nhiên, EU có những vấn đề, nhưng đế chế Habsburg cũng có và có nhiều hơn. Các chính phủ của chúng ta không thực sự hoàn hảo, nhưng từng có lúc tệ hại hơn. Giao thông thật khủng khiếp, nhưng trận vây hãm Leningrad cũng thế thôi. Lịch sử có thể an ủi chúng ta.

Để hiểu rõ hơn lịch sử để làm gì nên thay đổi cách giảng dạy môn học. Trong tương lai, chúng ta nên đối xử với lịch sử hơi giống với bác sĩ đối xử với tủ thuốc. Trước khi lặn ngụp trong lịch sử, trước tiên chúng ta phải làm rõ với bản thân cái gì là sai trái, hiện tại mình đang thiếu cái gì. Chúng ta có thể được chẩn đoán thiếu sự quả cảm, hoặc tính tình chưa tốt hay do dự về việc kết hôn. Và chúng ta nên được kê đơn lịch sử theo đó. Lịch sử giống như phép chữa bệnh.

Về phần mình, bản thân các sử gia nên hiểu rõ về những vấn đề mà hiện tại chúng ta đang cố gắng giải quyết. Họ nên dứt khoát  nhắm đến việc kể những điều trong quá khứ có thể giúp chúng ta xử lý những vấn đề của ngày hôm nay. Không phải vì lợi ích đối với quá khứ, mà vì lợi ích cho chính chúng ta. Trang sử hay luôn có nghĩa là trang sử giải quyết được những vấn đề hoặc xoa dịu hiện tại.

Lê Thúy Ái dịch

Từ bài viết “What is History for”/ The School of Life

SỰ SUY GIẢM CỦA TƯ DUY LỊCH SỬ

Eric Alterman Sau khi bỏ qua các câu hỏi về bất bình đẳng kinh tế trong nhiều thập kỷ, các nhà kinh tế và các học giả khác gần đây đã phát hiện ra một loạt các hiệu ứng vượt xa thực tế là một số người có quá nhiều tiền và nhiều lại không có đủ. Sự bất bình đẳng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta, khả năng hòa hợp với nhau và làm cho tiếng nói

Vấn đề xảy ra với các giờ học Lịch sử

Những câu chuyện một chiều tác động tiêu cực đến học sinh Trước khi Selma được phát hành, tôi tự hỏi có bao nhiêu người từng suy ngẫm về thái độ của Tổng thống Lyndon B.Johnson về cuộc diễu hành ở Selma năm 1965. Tôi tự hỏi liệu có ai nghĩ rằng những người thông minh một đời lại dành cho ông ta quá nhiều hay quá ít lợi ích từ Đạo luật về Quyền Bầu cử hay không. Tôi mường tượng rằng di sản

Minh Tân

03/09/2021

Vì sao phải học lịch sử? (1998)

Peter N.Stearns Con người sống ở hiện tại. Họ vừa hoạch định cho tương lai, vừa lo lắng về nó. Trái lại, lịch sử lại nghiên cứu về quá khứ. Tất cả nhu cầu đều thôi thúc từ cuộc sống hiện tại và liệu trước những điều chưa xảy ra, vậy tại sao ta lại phải quan tâm đến quá khứ làm gì? Với tất cả phân ngành trong ước mơ và thực tại của tri thức, tại sao cứ nhất định (như hầu hết

Minh Tân

08/07/2021

Tổng quan về phương pháp tiếp cận lịch sử Việt Nam cho người không chuyên

Lịch sử Việt Nam luôn là một đề tài gây nhiều tranh cãi, phần vì thiếu thốn sử liệu và thiếu nền tảng nghiên cứu học thuật, phần vì Việt Nam có một quá trình giao thoa phức tạp bởi nhiều lớp văn hoá, văn minh khác nhau. Số đông các bạn trẻ không hài lòng với kiến thức sử được dạy một cách nhàm chán và nghèo nàn trong nhà trường nên mong muốn tự bổ sung kiến thức sử qua sách vở và

Book Hunter

31/10/2018

Nhà phê bình Thụy Khuê: “Viết lịch sử là đi tìm sự thực”

Book Hunter: Nhà phê bình văn học Thụy Khuê vừa cho ra mắt Tiểu luận nghiên cứu "Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long". Tiểu luận nghiên cứu này giúp chúng ta thấy những góc nhìn và dữ liệu lịch sử về giai đoạn chuyển giao quan trọng của lịch sử Việt Nam này. Sau đây là bài phỏng vấn nhà phê bình Thụy Khuê xoay quanh tác phẩm mới của bà và các vấn đề của lịch sử. HTN: