Home Đọc Lì xì sách thay tiền, một xu hướng mới đã và đang hình thành

Lì xì sách thay tiền, một xu hướng mới đã và đang hình thành

Book Hunter

23/01/2019
li-xi-sach

Năm 2022 đã đến, đánh dấu năm thứ ba kể từ khi Book Hunter bắt đầu nảy sinh ý định kêu gọi cộng đồng thay đổi thói quen mừng tuổi, từ lì xì tiền sang lì xì sách. Lúc đó, trên cộng đồng mạng đã rất nhiều người đã và đang thực hiện truyền thống mới này từ lâu rồi. Đó thực sự là một điều đáng để vui mừng.

Ở đâu đó, vẫn có những người mạnh dạn, dám thay đổi thói quen. Xã hội được thay đổi thực sự bởi những đốm sáng nhỏ ấy, chứ không phải một trận bão lớn lao, chúng tôi tin là vậy!

Anh Nguyễn Quang Thạch, nổi tiếng với chương trình đầy ý nghĩa “Sách hóa nông thôn” đã viết trên facebook cá nhân của mình như sau:

“10 năm trước, khi tôi làm những tủ sách đầu tiên, nhiều người bảo rồi sẽ như muối bỏ biển. 10 năm sau, hơn 12.000 tủ sách được nhân rộng. Con số đang tăng lên mỗi ngày.

Năm nay, chúng ta dùng MỪNG TUỔI SÁCH để thay đổi thói quen mừng tuổi bằng tiền đã tồn tại cả trăm năm, và tạo ra phong trào chia sẻ tri thức sâu rộng trong những năm tới, thì một số người cũng không tin #MUNGTUOISACH sẽ tạo nên những sự thay đổi trong tương lai.

Năm sau, chúng ta lại kêu gọi 500.000 người #MUNGTUOISACH , vài triệu bản sách lại đến tay học sinh. Số trẻ được hưởng lợi lại tăng gấp bội.

Không có sự thay đổi nào của xã hội mà không cần sự kiên trì và tận tâm hành động các bạn ạ. Mỗi người cố một tý thì sự thay đổi về lượng sẽ thấy nhanh. Khi lượng đủ lớn và thời gian đủ dài, sự thay đổi về chất trong xã hội sẽ xảy ra. Hãy kiên nhẫn!”

Link facebook: https://www.facebook.com/nqthach/posts/10202276370226063

Anh Nguyễn Quang Thạch còn chia sẻ từ Tết năm 2018 rằng anh đã nhiều năm mừng tuổi sách:

“Ngày 30 và mồng một năm 2015, 2016, 2017, tôi dành hết thời gian cho việc Mừng tuổi sách ở Hà Nội. Tết năm nay tôi lùi về quê Mừng tuổi sách, mong rằng Tết 2019, 2020, 2021, mỗi xã có một nhóm mừng tuổi sách tại làng quê của mình.”

Link facebook: https://www.facebook.com/nqthach/posts/10203762912188683

Từ năm 2017, thư viện sách tiếng Anh Kids Need Books cũng đưa ra những nhận định cũng như gợi ý hấp dẫn liên quan đến việc mừng tuổi sách. Bên cạnh đó, fanpage cũng đưa ra thông điệp:

“Bạn có từng thấy lũ trẻ miễn cưỡng nhận bao lì xì được phát chẩn từ người lớn? Bố mẹ thì ngại ngần biết lì xì lại con nhà người ta bao nhiêu cho phải, rồi năm nào cũng chạy xô với việc đổi tiền mới, hay xì trét với việc mệnh giá lì xì tối thiếu ngày càng tăng theo lạm phát? Lo ngại nhất, là liệu lì xì có làm méo mó cách nhìn nhận của các con về tiền bạc và con người, khi người lớn hay đánh giá nhau qua mệnh giá mừng tuổi con họ.

Làm mẹ nhiều năm, mình cứ trăn trở mãi, có cách nào khác để lũ trẻ thực sự vui cười khanh khách khi nhận lì xì đầu năm mới? Phải là một cái gì đó mới mẻ, ý nghĩa, trẻ có thể chơi và vui với chúng sau khi nhận. Ý tưởng chương trình #LÌ_XÌ_BẰNG_SÁCH đã nảy ra như thế. ?

Tết này, hãy mừng tuổi những đứa trẻ đáng yêu quanh mình một cách thật đáng nhớ và ý nghĩa bạn nhé.”

Link facebook: https://www.facebook.com/trecansach/posts/1859132127655778

Chương trình lì xì sách năm mới cũng đã được Alpha Book phát động từ năm 2018 ngay trên website của mình với lời tâm tình:

“…những cuốn sách giàu giá trị nhân văn, ý nghĩa có thể thay thế những tấm lì xì đỏ chót và cùng gửi gắm đến người nhận một lời chúc bình an và giá trị như chính những thông điệp trong cuốn sách mang lại. Biết đâu một cuốn sách khám phá về thế giới vũ trụ lại chính là điều một đứa trẻ mong ước nhất vào dịp tết. Sẽ rất vui khi trẻ con có thể ùa ra hỏi ông bà, bố mẹ “sách của con đâu” thay vì “Lì xì của con đâu”.

Và hơn cả thế, đâu đó vẫn có những cá nhân thầm lặng thực hiện truyền thống mới này hàng năm. Họ không kêu gọi ồn ào, chỉ bình thản làm, và nhận ra rằng không có truyền thống nào là không thay đổi được.

Một điều đáng tiếc là cho đến nay, không có nhiều đơn vị xuất bản sách thúc đẩy xu hướng này như một chiến lược sách Tết. Do đó, những bộ sách phù hợp để mừng tuổi cho trẻ vẫn chưa được thiết kế, và đương nhiên, cũng khó để tìm các bao lì xì phù hợp với sách vốn khác biệt về kích cỡ. Ngoài ra, truyền thông kêu gọi lì xì sách ngày Tết, thậm chí còn chưa hề được đưa vào chiến lược phát triển văn hóa đọc vốn đang được chính phủ Việt Nam thúc đẩy.

Chúng tôi mong muốn ngày càng có nhiều các tổ chức và cá nhân thúc đẩy truyền thống mới này trong tương lai, không phải vì lợi ích của riêng ngành xuất bản, mà vì một thái độ mới cần được bén rễ trong tâm trí những đứa trẻ: sự tôn trọng tri thức thay vì tiền bạc.

Năm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai #Lixisach2022 với mong muốn mang đến cho các em nhỏ bộ sách tranh Những vệ thần của tuổi thơ của tác giả William Joyce (nhà sáng tạo TOY STORY, EPIC, MEET THE ROBINSONS…). Đây là một bộ sách tranh đẹp đẽ và ẩn chứa các thông điệp về chuyển hóa nỗi đau, ý nghĩa của niềm vui và sự lựa chọn những ước mơ và kỳ vọng trong tâm trí, thông qua ba câu chuyện của ba vệ thần.

https://bookhunter.vn/doc-thu-bo-sach-tranh-nhung-ve-than-cua-tuoi-tho-william-joyce/

Để đặt bộ sách, các bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Fanpage Book Hunter nhé.

#Lixisach2022

Book Hunter


DANH SÁCH CÁC CỘNG ĐỒNG CHÍNH THỨC ỦNG HỘ LỜI KÊU GỌI LÌ XÌ SÁCH CỦA BOOK HUNTER:

  1. Trạm Đọc

  2. Ebolic

  3. Và rất nhiều các cá nhân đã chia sẻ …

Hãy liên hệ với chúng tôi qua fanpage Book Hunter nếu bạn muốn đồng hành cùng chúng tôi!

Thị trường sách Việt Nam: Con đường chuyên nghiệp hóa gian truân

Năm 2005, Luật Xuất bản (sửa đổi) được thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XI, đã mở đường cho ngành xuất bản Việt Nam với những điều khoản cởi mở hơn, cho phép tư nhân tham gia xuất bản ở ba khâu: làm bản thảo, in ấn và phát hành. Chính sách này đã thực sự thúc đẩy ngành sách Việt Nam, mở đường cho tri thức có thêm nhiều lối rẽ đến với bạn đọc  và cũng giúp nâng cao

Văn hóa ứng xử với lỗi sai trong hoạt động tri thức

Từ đầu thế kỷ 21 đến nay, Internet cho phép những người hoạt động tri thức tiếp cận một khối lượng khổng lồ tư liệu trên khắp thế giới, và cơ hội lớn ấy đã dần dần khiến các trí thức nhận ra rằng những niềm tin cũ, những điều vốn được coi là sự thật khách quan, hóa ra lại sai hoặc chứa đựng nhiều khúc mắc. Sự chuyển đổi này đã truyền cảm hứng cho xu hướng “giải thiêng” các học giả tiền

“Bộ não khi đọc” trong thời đại kĩ thuật số: Khoa học của giấy và màn hình

Những máy đọc sách điện tử và tablet đang ngày càng trở nên phổ biến khi công nghệ phát triển, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng đọc trên giấy vẫn có ưu điểm riêng. Một video Youtube nổi tiếng có kể về một cô bé một tuổi đang trượt ngón tay trên màn hình chiếc IPad, chuyển giữa các nhóm biểu tượng. Sau đó cô bé cũng nhấn, trượt trên tạp chí giấy như thể chúng là màn hình cảm ứng. Khi thấy “màn

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA SÁCH

Sách là gì? Ban đầu sách chỉ được coi là một thiết bị/công cụ để lưu trữ thông tin. Rất lâu sau đó, sách mới được coi là công cụ để truyền tải và thể hiện ý tưởng của loài người. Yếu tố đầu tiên cần quan tâm về lịch sử của sách đó chính là động lực nào đã dẫn đến sự ra đời và phát triển của sách? Một quy luật chung được tìm thấy cho những cột mốc phát minh trong lịch

Giá trị của việc sở hữu nhiều sách hơn bạn có thể đọc

Hay tôi đã học cách ngừng lo lắng và yêu thích *tsundoku của mình như thế nào. Những điều quan trọng trong bài: Nhiều độc giả mua sách với mục đích đọc lại chỉ để sách nằm dài trên kệ. Nhà thống kê học Nassim Nicholas Taleb tin rằng bao quanh chúng ta với những cuốn sách chưa đọc sẽ làm phong phú cuộc sống của chúng ta vì chúng nhắc nhở ta về tất cả những gì ta chưa biết. Người Nhật gọi cách

Book Hunter

18/12/2022