Home Ngẫm “La Vie En Rose” – Niềm đam mê của Edith Piaf

“La Vie En Rose” – Niềm đam mê của Edith Piaf

Tô Lông

26/04/2017

Mỗi  đoạn thoại hay của một bộ phim đều có tác động gợi mở cho chúng ta. Tôi thích những đoạn đối thoại mang đến cho tôi nhiều câu hỏi. Một trong những đoạn đối thoại như vậy là từ phim « La Vie En Rose », bộ phim về cuộc đời của nữ danh ca người Pháp Edith Piaf.
“Nhà báo: Nếu bà muốn đưa ra lời khuyên cho một phụ nữ, nó sẽ là gì?
Edith Piaf: Yêu.
Nhà báo: Còn với một thiếu nữ?
Edith Piaf: Yêu.
Nhà báo: Thế với một đứa trẻ?
Edith Piaf: Yêu.”
Đoạn đối thoại ấy có lẽ là thể hiện rõ ràng nhất cho giọng hát và tính cách của Edith Piaf. Edith Piaf có một giọng hát của một cô gái bohemian, say đắm, mạnh mẽ và hết mình. Giọng hát ấy là biểu hiện cho phần con người luôn cháy từng tế bào, cho phần linh hồn luôn rung lên những điệu nhạc đẹp đẽ nhất. Càng xem phim, ta sẽ càng hiểu hơn tại sao Edith Piaf lại có một giọng ca thần thánh đến vậy. Điều làm nên sự thần thánh của giọng ca chính là Tình Yêu – tình yêu với cuộc đời, tình yêu với âm nhạc, tình yêu với từng khoảnh khắc trôi qua.
Edith Piaf xuất thân từ một cô bé nhà nghèo hát rong trên đường phố. Chất giọng đẹp và tình yêu với âm nhạc đã cuốn hút những người khách qua đường. Nhờ thế, cô có thể kiếm sống để nuôi người cha nghiện ngập của mình. Hình ảnh của Edith Piaf những ngày tháng đó dễ gợi cho tôi nhớ tới nhân vật Carmen trong vở opera cùng tên của Bizet – một cô gái bohemian sinh ra và chết đi vẫn là một người bohemian lao vào cuộc sống không tiếc nuối bất cứ điều gì. Edith Piaf không cần quan tâm đến người qua đường là những ai, họ từ đâu đến, họ ở đẳng cấp nào, cô chỉ bay bổng cùng lời hát của mình. Chỉ trong âm nhạc, cô mới thoát khỏi cuộc sống ổ chuột của mình. Người ta gọi giọng hát của Edith Piaf là linh hồn của Paris có lẽ bởi đó là giọng hát bay trên mọi thống khổ để yêu cuộc sống và lan tỏa tình yêu ấy đến mọi người.
Một nhạc sĩ đã tìm được Edith Piaf từ đường phố. Ông ép cô từ bỏ lối hát đường phố với những sự thô lậu  để hướng tới sự thanh cao. Giọng hát của Edith đã vươn cao hơn, cuốn hút hơn, với độ rung động tầng cao hơn. Edith Piaf cất tiếng hát không chỉ để mua vui mà để cài đặt tình yêu vào sâu thẳm trái tim chúng ta. Sau những ngày tháng khổ luyện, tình yêu với âm nhạc đã giúp cô trải qua những khắc nghiệt của chương trình thanh nhạc. Để rồi, lần đầu tiên bước lên sân khấu, cô đã được lột xác. Linh hồn của Paris đã chuyển hóa từ tình yêu trần tục trên đường phố thành một thứ tình yêu thần thánh.
Từ đó, cuộc đời của Edith Piaf tràn ngập tiếng hát, hoa hồng, rượu và tình yêu. Edith luôn sống cháy hết mình trong từng khoảnh khắc. Cô hát như thể ngày mai là ngày cuối cùng được sống, cô yêu như thể đó là người đàn ông duy nhất trên đời, cô say như thể sợ mọi nỗi đau sẽ nhấn chìm tình yêu thần thánh trong cô. Edith Piaf như một ngọn lửa, cháy rực rỡ trong những ngày tháng xám xịt của đầu thế kỷ 20, cháy đến tận cùng. Edith Piaf qua đời sớm. Chưa đến 50 tuổi mà đã già yếu. Nhưng sự già yếu ấy chỉ là thân thể, đốt cháy thân thể đến tận cùng để thấu tận phần sâu thẳm nhất của tình yêu chính  là lối sống của Edith Piaf.
Tô Lông
Trailer phim “La vie En Rose”:

Nước Pháp không như bạn nghĩ (2): “Đất nước” trong tâm trí mỗi người Pháp

Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho nước Pháp một sự kết hợp các đặc điểm vật lý giúp Pháp giành được lợi thế tự nhiên trong sự sành ăn: Khí hậu ồn hòa nhờ hải lưu Gulf Stream, những nơi duy nhất chịu thời tiết lạnh chỉ nằm ở phía nam, trong những dải núi cao của dãy Alps và Pyrenees. Không có dãy núi nào ở phía tây, có nghĩa là gió mậu dịch cho mưa xuống đều trên khắp cả nước.

Nước Pháp không như bạn nghĩ (3): Không gian riêng tư

Nói đến sự riêng tư, tôi không muốn đề cập tới vấn đề bảo vệ hợp pháp thông tin cá nhân. Thậm chí, cũng không nói về ý tưởng về không gian cá nhân. Bàn đến tính riêng tư ở đây là bàn đến cảm giác của mỗi nền văn hóa: về những gì thân mật và những gì công khai. Ví dụ: người Bắc Mỹ tự do trao đổi tên và nghề nghiệp một cách công khai, nhưng những điều này được coi là

Nước Pháp không như bạn nghĩ (1): Con người Pháp & tinh thần Pháp

Điều đầu tiên cần khẳng định về nước Pháp và con người Pháp: Nước Pháp và người Pháp không thể nào tách rời quá khứ ra khỏi hiện tại. Ở Pháp, những cái cổ xưa tồn tại song song cùng với những yếu tố thuộc về con người hiện đại. Người Pháp sống trong quá khứ và hiện tại cùng một lúc. Thẻ smart cards sử dụng chip vi xử lý mang thông tin cá nhân và mã số ID hoạt động tốt ở các

Nước Pháp không như bạn nghĩ (5): Nghệ thuật hùng biện

Nghệ thuật hùng biện, hay nghệ thuật tu từ là nghệ thuật quý giá của người Pháp, cũng như kịch nghệ đối với người Anh, ca hát đối với người Ý, và violin đối với người Đức. Tu từ không chỉ là môn khoa học của sự thuyết phục và tính hùng hồn. Đó là nghệ thuật hùng biện, dù bằng bài viết hay phát biểu. Người Pháp học cách đánh giá cao và thực hành hùng biện từ khi còn nhỏ. Gần như kể

Chân dung linh hồn của Paris – Edith Piaf

Hầu hết mọi người biết đến Edith Piaf như là ca sĩ vĩ đại nhất của nước Pháp.  Sau khi qua đời hàng thập kỷ, bà vẫn là tượng đài được kính trọng, "Chim sẻ" (Piaf trong tiếng Pháp nghĩa là Chim sẻ) gần như đã trở thành chuẩn mực cho mọi ca sĩ, cả nam và nữ, những thế hệ hậu bối sau này. Thế mạnh của Edith Piaf không nằm nhiều ở kỹ thuật, hay chất giọng trong trẻo mà nằm ở độ
le-ai

Lê Ái

10/11/2016