Home Hiểu Nước Pháp không như bạn nghĩ (3): Không gian riêng tư

Nước Pháp không như bạn nghĩ (3): Không gian riêng tư

Nói đến sự riêng tư, tôi không muốn đề cập tới vấn đề bảo vệ hợp pháp thông tin cá nhân. Thậm chí, cũng không nói về ý tưởng về không gian cá nhân.

Bàn đến tính riêng tư ở đây là bàn đến cảm giác của mỗi nền văn hóa: về những gì thân mật và những gì công khai.

Ví dụ: người Bắc Mỹ tự do trao đổi tên và nghề nghiệp một cách công khai, nhưng những điều này được coi là những vấn đề cực kỳ riêng tư ở Pháp. Người Pháp tự do hôn nhau và tranh luận ở những nơi công cộng, trong khi người Bắc Mỹ coi những việc đó phù hợp hơn khi được làm ở những nơi riêng tư.

Những quan niệm khác nhau về sự riêng tư nói lên rất nhiều điều về người Pháp, từ cách họ quan hệ với nhau và với người lạ, đến thái độ của họ với tiền bạc, quan điểm thế giới và thậm chí cả các quan niệm về trách nhiệm giải trình chính trị của họ.

Biểu hiện cho nhu cầu cần không gian riêng tư của người Pháp thể hiện ở việc:

  • Họ có thể nói chuyện vui vẻ với bạn, mời bạn vào bếp ăn uống, nhưng sẽ không nói tên cho bạn biết nếu họ không muốn. Sự dè dặt khi cho người khác biết tên này có thể là một lý do khiến người Pháp thường bị cáo buộc là lạnh lùng, xa cách. Tuy nhiên, những việc này không liên quan gì đến chuyện họ thiếu đi tính hiếu khách.
  • Người Pháp nói chung cực kỳ niềm nở đối với người lạ.Ví dụ: người Pháp không dẫn khách đi xung quanh xem nhà của họ. Đó đơn giản không phải là một phần của quan niệm của họ về sự hiếu khách. Khách đến ăn tối hoặc uống l’apéro hầu như chỉ được giới hạn đi lại trong phòng khách và phòng ăn. Cửa ra vào của các phòng còn lại thường đóng.
  • Thói quen nói bonjour/ au revoir  mỗi khi đi vào và ra khỏi một cửa hàng. Đây có thể xem là câu thần chú ở Pháp để nhận được dịch vụ tốt. Khách hàng phải nói bonjour khi bạn vào một cửa hàng (nhìn vào mắt chủ cửa hàng) và au revoir khi rời khỏi, ngay cả khi người chủ không ở đó – trong trường hợp đó, nếu đó là một cửa hàng lân cận, một khách hàng khác có thể đáp lời hộ ông ta.

Vào hoặc ra mà không nói gì sẽ khiến mọi người xung quanh khó chịu.

  • Vì đối với người Pháp, cửa hàng được coi là phần mở rộng ngôi nhà của chủ nhân — trong nhiều trường hợp, nó thực tế là vậy. -> người Pháp có xu hướng coi các doanh nghiệp là một phần của khu vực riêng tư. Tùy ở khách hàng có muốn nói điều gì đó tốt đẹp khi vào và ra khỏi cửa hàng.
  • Ngay cả một quầy báo mở trong một nhà ga cũng có một phần “bên trong” và “bên ngoài”, và nhân viên thu ngân có thể không lấy tiền của bạn cho đến khi bạn nói bonjour. Điều này giải thích lý do tại sao rất khó để có được dịch vụ tốt trong các cửa hàng lớn ở Pháp.
  • Nếu nghi lễ bonjour/au revoir là một cách để đảm bảo thiện chí từ Người Pháp thì bắt tay là một nghi lễ khác. Nhân viên của các công ty phải làm quen với việc bắt tay mọi người tại văn phòng khi họ vào và khi họ ra về. Cách tốt nhất để thể hiện sự không hài lòng với một đồng nghiệp là bỏ qua công đoạn bắt tay trong một hoặc hai ngày. Người làm ta tổn thương sẽ gần như chắc chắn biết rằng có điều gì đó không ổn.
  • Ngôi nhà của người Pháp là một sự khẳng định rõ ràng về tính riêng tư của chủ sở hữu của nó. Không ai có thể thấy bên trong của một ngôi nhà nếu họ đang đứng ngoài đường nhìn vào.Nhà cửa có rất nhiều rèm, cửa sổ có kèm cửa chớp để ngăn cách tuyệt đối với thế giới bên ngoài. Ở nông thôn và vùng ngoại ô, những ngôi nhà thường ở giữa những khu vườn thường được rào lại.

Có nhiều cách lý giải cho hiện tượng này:

  1. Cửa chớp đã bảo vệ cửa sổ khỏi bị phá hủy, hoặc thay thế chúng trong thời chiến tranh và bạo loạn.
  2. Hình thức thu thuế truyền thống được gọi là la taille (sự cắt giảm). Pháp đã không đánh thuế các quý tộc của mình trong nhiều thế kỷ. Để đánh thuế các thị dân và nông phu, người ta cần một hệ thống để có thể đánh giá giá trị của sở hữu tư nhân của họ. Bắt đầu từ bốn thế kỷ trước, chính phủ đã ký hợp đồng với fermiers généraux (“nông dân” thu thuế) để thu một khoản thuế nhất định tại một khu vực nhất định. Các nông dân thuế này lại giao kèo với các nông dân thuế cấp dưới để thuê những người đại diện trong địa phương đi theo dõi những người hàng xóm của họ và đấu tố xem họ có bao nhiêu tài sản. Mức thuế được dựa trên sự giàu có « rành rành » này, được đánh giá bằng mắt thường bằng cách nhìn qua cửa sổ của mọi người. -> Nên màn chớp là một kế hoạch trốn thuế, và ngay cả khi Pháp bắt đầu đánh thuế giới quý tộc sau Cách mạng, phản xạ này vẫn còn. Người Pháp vẫn còn bảo vệ vững chắc sự riêng tư của ngôi nhà của họ.

Tiền bạc cũng được coi là một vấn đề riêng tư ở Pháp. Cũng mặc dù nước Pháp là kinh đô của hàng hóa xa xỉ của toàn thế giới, người Pháp thường để lại ấn tượng là những người như ghét tiền. Đây không phải một sự giả bộ.

Người Pháp thường có một sự khó chịu nho nhỏ về chuyện tiền nong. Họ không thực sự ghét, nhưng tiền bạc được coi là một chủ đề khiếm nhã của cuộc trò chuyện. Không có tầng lớp nào ở Pháp nhận được thái độ khinh thường từ công chúng hơn những kẻ sống vì tiền : bọn nouveaux riches . Nếu Pháp thích tiền chỉ thật sự vì tiền, họ không quảng cáo nó.

  • Lương thưởng rất hiếm khi được thảo luận công khai trong mọi ngữ cảnh. Khi mọi người phải nói về tiền, họ luôn nói số tiền họ kiếm được không bõ công sức họ bỏ ra.
  • Đối với người điều hành đất nước, người Pháp không quan tâm quá nhiều đến đời sống riêng tư của họ. Người Pháp trông chờ người nắm quyền có thể điều hành đất nước, chứ không phải đặt ra các tiêu chuẩn đạo đức, vậy nên họ không để ý đến chuyện tình yêu hay các vụ bê bối tình dục.

Kết quả là, các nhà báo Pháp không điều tra các vụ bê bối tình dục – hoặc quan tâm nhiều đến những vụ việc kiểu đó ở các nước khác.

Năm 2001, khi người đứng đầu Tòa án Tối cao Pháp, Roland Dumas, dính líu đến cáo buộc tham nhũng liên quan đến tình nhân của ông, không một talk show nào ở Pháp hỏi vợ Dumas xem bà cảm thấy thế nào về việc chồng mình cặp bồ. Đó là chuyện riêng của họ.

Nhưng họ không khoan dung những vụ ngoại tình. Ngoại tình là một tội lỗi lớn ở Pháp, cũng như ở nơi khác, nhưng không cùng một loại. Tại Hoa Kỳ, ngoại tình là một sự vi phạm niềm tin, hoặc vi phạm hợp đồng. Người Pháp chủ yếu quan ngại về ảnh hưởng của nó lên cuộc sống gia đình. Gia đình vẫn còn quan trọng ở Pháp, và sự phá hoại một gia đình kinh khủng hơn sự vi phạm hợp đồng vẫn xảy ra như cơm bữa.

Mặc dù vậy, người Pháp cũng phải trả giá cho việc kiệm lời về cuộc sống riêng tư của các lãnh đạo của họ. Ngay cả đối với các vấn đề nghiêm trọng hơn tình dục rất nhiều, họ cũng lơ là một cách đáng trách trong việc truy cứu trách nhiệm của các chính trị gia. Mỗi tháng, thủ tướng lót tay cho mỗi bộ trưởng của ông một phong bì 15,000 euro tiền mặt cho các chi phí tùy ý ngoài luật. Bộ trưởng không cần hoặc không bị ép buộc phải báo cáo về những gì họ làm với khoản chi này. Mặc cho quyền hạn rộng lớn của  Quốc gia Pháp cho phép điều tra các vấn đề ấy, theo truyền thống, hoặc để tiện lợi, các chính trị gia hiếm khi phải chịu trách nhiệm về chi tiêu của họ. (Thủ tục này bị cấm bởi thủ tướng mới, Jean Pierre Raffarin, vào năm 2002.)

Vì tất cả các bộ trưởng đều được hưởng lợi từ loại tham nhũng này, không ai sẵn sàng đối đầu với hệ thống đó. Hơn nữa, chuyên này cũng chẳng phải bí mật gì đối với công chúng, thế là cũng chẳng ai bận tâm đến nó nữa.

Các phương tiện truyền thông Pháp thậm chí dường như không hiểu “xung đột lợi ích” có nghĩa là gì. Các nhà báo thường chế nhạo ý tưởng về trách nhiệm giải trình chính trị, gọi nó là một khái niệm của người Anglo-Saxon .

Trong những năm gần đây, một thế hệ các thẩm phán trẻ người Pháp, những người không thuộc tầng lớp chính trị truyền thống, đã cố gắng ngăn chặn tham nhũng có hệ thống trong hệ thống chính trị bằng cách kết án một số chính trị gia cao cấp. Những cuộc điều tra xoáy vào các vụ bê bối tài chính của họ đã cho thấy rằng tất cả các đảng chính trị của Pháp đều có dính dáng (đảng này nhận hối lộ và trả tiền để đảng kia giữ im lặng).

Tuy nhiên, ngay cả khi các thẩm phán phanh phui hàng chục vụ bê bối chính trị, công chúng Pháp đã rất nương tay với tham nhũng. Họ có xu hướng nghĩ rằng khi một hành động sai lầm đã bị trừng phạt, nó quay trở lại trở thành một vấn đề riêng tư.

Thế là, họ tái bổ nhiệm các chính trị gia bất chấp các cáo buộc tham nhũng, hoặc thậm chí sau khi một số người bị kết tội gian lận. Truyền thông Pháp chưa được đào tạo chính xác để truy lùng tham nhũng và các luật riêng tư nghiêm ngặt đã không giúp họ. Vào đầu những năm 1970, Assemblée Nationale còn thông qua một luật chống phỉ báng khiến các phóng viên phạm tội phỉ báng nếu họ có ý định làm hại danh tiếng của nguyên đơn, ngay cả khi những gì họ viết ra được chứng minh là đúng!

Nguyễn Thế Anh

(Còn nữa)

Nước Pháp không như bạn nghĩ (6): Tính ăn thua đủ

Người Pháp có một sở thích đặc biệt đối với việc chia rẽ trên mọi vấn đề - một thái độ có thể bắt nguồn từ tình yên vĩ đại của họ với quyền lực. Tính bảo thủ như một lực ly tâm mạnh lan tỏa đến từng ngóc ngách của xã hội Pháp. Khi đã hiểu được sự tồn tại của nó, tôi thấy nó ở mọi nơi: trong tin tức, những cuộc đàm thoại của mọi người, lịch sử, chính trị, kinh doanh,

Nước Pháp không như bạn nghĩ (5): Nghệ thuật hùng biện

Nghệ thuật hùng biện, hay nghệ thuật tu từ là nghệ thuật quý giá của người Pháp, cũng như kịch nghệ đối với người Anh, ca hát đối với người Ý, và violin đối với người Đức. Tu từ không chỉ là môn khoa học của sự thuyết phục và tính hùng hồn. Đó là nghệ thuật hùng biện, dù bằng bài viết hay phát biểu. Người Pháp học cách đánh giá cao và thực hành hùng biện từ khi còn nhỏ. Gần như kể

Nước Pháp không như bạn nghĩ (4): Tôn sùng sự vĩ đại

Grandeur là một khái niệm khó dịch. Những từ gần nghĩa nhất, "sự vĩ đại", khiến tâm trí ta liên tưởng đến "sự đáng kính", "sự khác biệt" và "sự xuất sắc". Nhưng sự grandeur là còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Nó gợi lên quyền lực, vinh quang, và sự nâng tầm của đạo đức cũng như trí tuệ. Không có một thành phố nào trên thế giới cạnh tranh được với sự tráng lệ của Paris. Những bức tượng mạ vàng tô

Nước Pháp không như bạn nghĩ (2): “Đất nước” trong tâm trí mỗi người Pháp

Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho nước Pháp một sự kết hợp các đặc điểm vật lý giúp Pháp giành được lợi thế tự nhiên trong sự sành ăn: Khí hậu ồn hòa nhờ hải lưu Gulf Stream, những nơi duy nhất chịu thời tiết lạnh chỉ nằm ở phía nam, trong những dải núi cao của dãy Alps và Pyrenees. Không có dãy núi nào ở phía tây, có nghĩa là gió mậu dịch cho mưa xuống đều trên khắp cả nước.

Nhìn lại Paris – Edward Glaeser

Book Hunter: Chúng ta yêu thích Paris, nhưng chúng ta lại ít khi quan tâm về cách Paris đã được quy hoạch như thế nào. Nếu hiểu về cách quy hoạch của Paris, có lẽ chúng ta sẽ xem xét lại mong muốn "Paris hóa" Hà Nội của nhiều người mơ mông. "Nhìn lại Paris" là một tiểu mục trong Chương 6: "Nhà chọc trời có gì mà tốt đẹp thế?" của sách "Chiến thắng của đô thị"(tác giả Edward Glaeser) Một thế kỷ trước,

Book Hunter

12/07/2019