Home Hiểu Nước Pháp không như bạn nghĩ (1): Con người Pháp & tinh thần Pháp

Nước Pháp không như bạn nghĩ (1): Con người Pháp & tinh thần Pháp

Điều đầu tiên cần khẳng định về nước Pháp và con người Pháp: Nước Pháp và người Pháp không thể nào tách rời quá khứ ra khỏi hiện tại. Ở Pháp, những cái cổ xưa tồn tại song song cùng với những yếu tố thuộc về con người hiện đại. Người Pháp sống trong quá khứ và hiện tại cùng một lúc.

Thẻ smart cards sử dụng chip vi xử lý mang thông tin cá nhân và mã số ID hoạt động tốt ở các máy tự động, giúp thúc đẩy thương mại hiện đại; nhưng các nhân viên trong ngân hàng lại không thể sử dụng thẻ ấy để truy cập tài khoản mà khách hàng cung cấp được. Khách hàng sẽ phải đọc tên và số tài khoản để ngân hàng nhập vào.

Trong một số nhà hàng, nhân viên được trang bị đầy đủ bộ đàm và công cụ đặt bàn hiện đại, nhưng nhà vệ sinh lại xây ngoài trời kiểu Thổ Nhĩ Kỳ, như một cái hố đặc biệt trên mặt đất.

Nước Pháp cực kỳ hiện đại, nhưng cũng cực kỳ cổ kính, dù có vẻ nghịch lý, nhưng hai khía cạnh này không hề có mâu thuẫn với nhau.

Người Pháp đã phát minh ra hệ thống metre, Bộ luật dân sự, tàu cao tốc và máy bay Concorde. Nhưng họ vẫn sản xuất phô-mai xanh như Roquefort theo kỹ thuật từ thời La Mã và chơi các trò chơi bằng quân bài kiểu Ý thời Trung cổ như Tarot.

Napoléon hiện đại hóa luật hợp đồng và tạo ra Bộ luật Dân sự, hiện đang được sử dụng bởi hầu hết các nước châu Âu. Tuy nhiên, luật hình sự Pháp vẫn còn áp dụng các nguyên tắc có từ thời Tòa án dị giáo.

Về phong tục: ở Pháp, có một giai đoạn được gọi là “Les Soldes”: Cảnh sát quy định ngày và giám sát doanh số bán hàng trên toàn quốc: cửa hàng chỉ được phép bán hàng với giá giảm từ giữa tháng 1 đến giữa tháng 2 và từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 7. Để tổ chức bán hàng giảm giá ngoài khoảng thời gian đó, người bán phải nhận được sự chấp thuận đặc biệt từ cảnh sát. Trong quãng thời gian còn lại của năm, các cửa hàng nhỏ và các nhà bán lẻ lớn nếu bán hàng giảm giá sẽ phải đối mặt với những rắc rối pháp luật.

Thói quen bắt nguồn từ những hoạt động của các phường hội lái buôn vào thời Trung cổ. Tại thời điểm đó, phường hội có hai chức năng: giải quyết tranh chấp giữa các chủ cửa hàng của một thị trấn và bảo vệ họ khỏi sự cạnh tranh từ các thị trấn khác. Phường hội đặt ra các tiêu chuẩn về chất lượng và giá cả — họ đã đưa ra các quy tắc kiểu như “bánh mì không thể chứa nhiều hơn 10% cát”. Phường hội cũng đảm bảo an ninh xã hội cho các thành viên của họ và, bắt đầu từ thế kỷ XIII, kiêm luôn cả việc quản lý quỹ hưu trí của các thành viên. Nhưng nếu cá nhân không tuân.thủ các quy tắc do phường hội lập ra, họ sẽ bị một cảnh sát thời trung cổ được gọi là Provost đánh gẫy chân. Các Provost sau này trở thành các nhân viên cảnh sát (mặc dù nhiều người Pháp sẽ cãi ngay rằng thực tế thì họ chẳng biến đổi chút nào), nhưng hệ thống giám sát giá cả và việc bán hàng vẫn tiếp tục tồn tại dưới hình thức những ngày Les Soldes. Và việc thực hành hoặc điều tiết doanh số bán hàng ra đời ít nhất 300 năm trước khi người ta tìm ra châu Mỹ.

Về kiến trúc và quy hoạch đô thị: nhiều bùng binh ở Paris là di tích của một tập tục săn bắn. Các thợ săn thường dọn dẹp những giao lộ của các ngả đường rừng để có thể phát hiện động vật khi chúng ra khỏi bụi rậm. Tăng số lượng ngả đường gặp nhau tại giao lộ đồng nghĩa với việc tăng khả năng tìm thấy con mồi. Khi thành phố lấn chiếm những vùng đất săn bắn này, nó chỉ đơn giản là sáp nhập các giao lộ đã có từ trước (cùng với tên của chúng).

Thực ra, người Pháp đang sống ở thời đại nào?

Thành phố Sarlat ở vùng Bordeaux vẫn còn tồn tại những con đường hẹp, quanh co, lát đá cuội, các ngôi nhà từ thời Trung Cổ được phục chế lại; kết hợp với kiến trúc Romanesque (La Mã), Gothic, Tân cổ điển và kiến trúc Phục Hưng.

Đến những năm 1960, cư dân Sarlat vẫn thực sự sống trong điều kiện thời TRung cổ: không có điện hoặc nước.

Bộ trưởng Văn hoá thời đó, ông André Malraux, đã cứu họ. Năm 1962, ông tạo ra một đạo luật bảo tồn các di tích lịch sử và Sarlat – một dự án trùng tu 20 năm – là chú chuột guinea  trị giá vài trăm triệu đô-la của ông.

Không có bảo tàng ở Sarlat: Sarlat chính là bảo tàng. Một số ngôi nhà trong thành phố vẫn có những mái nhà ban đầu được làm bằng lauze (những viên đá phẳng xếp chồng lên nhau). Sarlat cũng là một thị trấn bình thường, nơi những người bình thường sống cuộc sống bình thường trên nền lịch sử không hề bình thường.

Một nơi khác cũng tồn tại trong tình trạng tương tự là thị trấn Les Eyzies dọc theo sông Vézère, một nhánh của sông chính Dordogne. Les Eyzies là nơi các nhà khảo cổ xác định mẫu vật đầu tiên của người đàn ông Cro Magnon trong thời kỳ Đồ Đá cũ (Paleolithic), trước ngày nay một vài kỷ băng hà.

Thật khó để xác định người Pháp đang sống chính xác ở thời đại nào, vì ở mỗi vùng, một thời đại khác từng qua lại hiện lên thông qua nền kiến trúc, cách quy hoạch đô thị… của nước Pháp trong quá khứ. Sự tái hiện lại quá khứ này không phải một bức tranh hài hòa mà là một sự pha trộn khá hỗn loạn. Sự hỗn loạn ấy thể hiện ở gốc tích người dân Pháp.

Tổ tiên của người Pháp đã sống cách đây vài kỷ băng hà. Họ không phải là một bộ lạc đến vào lúc giữa chừng của một nền văn hoá nguyên thủy, xóa sổ nó, và bắt đầu lại như người Bắc Mỹ. Họ đã luôn ở đó. Đã có rất nhiều biến động trong lịch sử nước Pháp, nhưng không có sự tách biệt dứt khoát với quá khứ.

Lịch sử nước Pháp quá dài và phức tạp đến mức không thể xác định từ khi nào Pháp thực sự trở thành một quốc gia. Không hề có một sự khởi đầu rõ ràng. Tùy thuộc vào luận điểm mà một nhà sử học muốn chứng minh, nó có thể bắt đầu với thủ lĩnh bộ lạc người Gaul Vercingetorix (72–46 TCN), người đã chống lại quân La Mã, hoặc với vua Clovis của người Frank (466–511 TCN), người đầu tiên thống nhất đất nước thành một vương quốc, hoặc với hoàng đế Charlemagne cũng của đế quốc này (742–814 SCN), người đã khai sinh ra đế chế đầu tiên. Hoặc với Vua Louis VI Lớn (1108-37), người đầu tiên củng cố quyền lực của nhà vua ở khu vực Paris. Hoặc với bất kỳ vị vua nào trong số sáu mươi tư vị vua của họ – và đó là chưa tính đến các nhân vật như Napoléon, Richelieu và Charles de Gaulle, hoặc các định chế như Académie Française  của Conseil d’État , tất cả đều góp phần tạo nên nước Pháp ngày nay.

Nước Pháp là một mớ hổ lốn. Có những người Gauls (mặc dù không ai biết họ là ai), những kẻ đã sẵn sàng chấp nhận văn hóa và ngôn ngữ La Mã. Những kẻ xâm lược Saxon, Viking, Moorish và Anh đến và đi sau đó. Chỉ tới hàng thế kỷ sau, danh tính quốc gia mới bắt đầu xuất hiện ở châu Âu. Những người bạn gặp ở Pháp thực sự là hậu duệ của tất cả các bộ tộc và chủng tộc từng xâm lược Pháp, và tất cả những người nhập cư từng đổ xô đến đây từ các nước khác.

  • Ở nước Pháp ngày nay, một phần ba dân số có ông bà sinh ra ở ngoài nước Pháp. Làn sóng của người nhập cư châu Âu vào Pháp đầu thế kỷ XX đã nhanh chóng bị hấp thụ. Sau một hoặc hai thế hệ, đôi khi ít hơn, họ đã lấy tinh thần Pháp và trở nên không thể phân biệt giữa các công dân trong lời nói, cách cư xử, hoặc hương vị. Một trong những thủ tướng vĩ đại nhất của Pháp, Mazarin, là người Ý. Charles de Gaulle là người Bỉ. Alexandre Dumas, tác giả của The Three Musketeers, là người lai da đen với da trắng.
  • Bởi vậy, một mặt, không thể nói chính xác lịch sử nước Pháp bắt đầu từ đâu. Nhưng mặt khác, chưa bao giờ có một sự khác biệt rõ ràng giữa tất cả những thống lĩnh và đế chế kia với nước Pháp hiện đại. Người Pháp là người bản xứ của chính họ.
  • Không phải chủng tộc, hay một huyền thoại về nguồn gốc chung, liên kết người Pháp với nhau. Người Pháp là người Pháp do họ có chung một nền văn hóa.

Người Pháp đã cố gắng thoát khỏi quá khứ của mình nhiều lần trong suốt chặng đường lịch sử. Nhà thờ, lâu đài, và nhiều thành phố của Pháp đã bị phá hủy trong các cuộc chiến tranh và xâm chiếm, nhưng quá khứ không bao giờ bị xóa bỏ, có lẽ vì vẫn còn quá nhiều thứ thuộc về quá khứ. Mọi thứ ở Pháp được xây dựng trên nền của những thứ khác đã tồn tại từ trước. ->  Hiện tại ở Pháp chỉ là một sự thỏa hiệp giữa quá khứ và hiện tại.

Pháp là một quốc gia hiện đại, nhưng công nghệ mới được điều chỉnh theo tinh thần cũ và tinh thần cũ thì vẫn cứ trường tồn.

-> Tiểu kết:

Nước Pháp là đất nước mà những nếp tư duy cũ và các phong tục mới tồn tại song hành với nhau. Điều này là do 3 yếu tố: không có nhiều sự thay đổi trong thể chế và cách quản trị của nhà nước – các kiến trúc, cấu trúc cũ vẫn còn tồn tại, hoặc những cái mới dù xây mới nhưng vẫn dựng trên nền cái cũ – người dân có nhiều nguồn gốc khác nhau, sống ở những vùng miền khác nhau, nếp tư duy không giống nhau, cũ mới đan xen.

Nguyễn Thế Anh

“La Vie En Rose” – Niềm đam mê của Edith Piaf

Mỗi  đoạn thoại hay của một bộ phim đều có tác động gợi mở cho chúng ta. Tôi thích những đoạn đối thoại mang đến cho tôi nhiều câu hỏi. Một trong những đoạn đối thoại như vậy là từ phim « La Vie En Rose », bộ phim về cuộc đời của nữ danh ca người Pháp Edith Piaf. “Nhà báo: Nếu bà muốn đưa ra lời khuyên cho một phụ nữ, nó sẽ là gì? Edith Piaf: Yêu. Nhà báo: Còn với một thiếu nữ?

Tô Lông

26/04/2017

Nước Pháp không như bạn nghĩ (2): “Đất nước” trong tâm trí mỗi người Pháp

Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho nước Pháp một sự kết hợp các đặc điểm vật lý giúp Pháp giành được lợi thế tự nhiên trong sự sành ăn: Khí hậu ồn hòa nhờ hải lưu Gulf Stream, những nơi duy nhất chịu thời tiết lạnh chỉ nằm ở phía nam, trong những dải núi cao của dãy Alps và Pyrenees. Không có dãy núi nào ở phía tây, có nghĩa là gió mậu dịch cho mưa xuống đều trên khắp cả nước.

Nước Pháp không như bạn nghĩ (3): Không gian riêng tư

Nói đến sự riêng tư, tôi không muốn đề cập tới vấn đề bảo vệ hợp pháp thông tin cá nhân. Thậm chí, cũng không nói về ý tưởng về không gian cá nhân. Bàn đến tính riêng tư ở đây là bàn đến cảm giác của mỗi nền văn hóa: về những gì thân mật và những gì công khai. Ví dụ: người Bắc Mỹ tự do trao đổi tên và nghề nghiệp một cách công khai, nhưng những điều này được coi là

Nước Pháp không như bạn nghĩ (5): Nghệ thuật hùng biện

Nghệ thuật hùng biện, hay nghệ thuật tu từ là nghệ thuật quý giá của người Pháp, cũng như kịch nghệ đối với người Anh, ca hát đối với người Ý, và violin đối với người Đức. Tu từ không chỉ là môn khoa học của sự thuyết phục và tính hùng hồn. Đó là nghệ thuật hùng biện, dù bằng bài viết hay phát biểu. Người Pháp học cách đánh giá cao và thực hành hùng biện từ khi còn nhỏ. Gần như kể

Chân dung linh hồn của Paris – Edith Piaf

Hầu hết mọi người biết đến Edith Piaf như là ca sĩ vĩ đại nhất của nước Pháp.  Sau khi qua đời hàng thập kỷ, bà vẫn là tượng đài được kính trọng, "Chim sẻ" (Piaf trong tiếng Pháp nghĩa là Chim sẻ) gần như đã trở thành chuẩn mực cho mọi ca sĩ, cả nam và nữ, những thế hệ hậu bối sau này. Thế mạnh của Edith Piaf không nằm nhiều ở kỹ thuật, hay chất giọng trong trẻo mà nằm ở độ
le-ai

Lê Ái

10/11/2016