Nhiều người trong số chúng ta đã được nghe rằng chuyên môn vững sẽ giúp nâng cao uy tín, thăng tiến trong công việc và tăng thu nhập. Khả năng được mở mang đầu óc thường bị bỏ qua giống như sự hời hợt không có giá trị thực tế.
Nhưng tương lai có thể sẽ rất khác: Độ rộng nhận thức và năng lực kết nối với các điểm phương ngôn (đối với người biết rộng) có thể đóng vai trò quan trọng như độ sâu chuyên môn và năng lực sản sinh ra các chuyên điểm (đối với người hiểu sâu).
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, cùng với tính bất định ngày càng cao, đang khiến chuỗi kết nối công việc quan trọng nhất của quá khứ bị phản tác dụng trong tương lai. Thế giới, nói thẳng ra, đang thay đổi, nhưng triết lý của chúng ta về sự phát triển kỹ năng thì chưa.
Tính phức hợp động ngày nay đòi hỏi năng lực phát triển trong các tình huống mơ hồ và không được xác định rõ ràng, một bối cảnh đầy rẫy lo âu bởi vì người ta luôn cảm giác an toàn hơn khi biết nhiều thứ.
Chỉ cần nghĩ về một vài từ thông dụng cũng nêu bật lên đặc trưng trong lời khuyên của doanh nhân suốt 40, 50 năm qua: Năng lực cốt yếu, những kỹ năng độc đáo, chuyên môn sâu. Có thể nhiều người trong chúng ta hẳn còn nhớ, chìa khóa cho thành công chính là phát triển năng lực chuyên biệt cho phép chúng ta thăng tiến trong công việc.
Nhưng nó không đủ với một bác sĩ, một người cần phải giỏi chuyên môn nhiều hơn nữa, giả như trong lĩnh vực tim mạch. Nhưng rồi nó cũng không đủ với một bác sĩ tim mạch khi một người phải giỏi chuyên môn hơn nữa, trong việc phẫu thuật tim. Và điều đó không chỉ gói gọn trong lĩnh vực y tế, nó ở trong tất cả mọi ngành nghề.
Thông điệp ở đây rất rõ ràng: Tập trung phát triển ở một chuyên môn và bạn sẽ thăng tiến và kiếm nhiều tiền hơn. Cách tiếp cận này rất hiệu quả. Nhiều nhà lãnh đạo ngày nay phất lên nhờ và sự chuyên môn hóa này.
Tương lai thuộc về những người biết rộng
Nhưng như tuyên bố quá nổi tiếng của những người từ chối quỹ chung điển hình, phong độ trước đây không đảm bảo cho tương lai sau này. Đã đến lúc suy nghĩ lại về sự đề cao của chúng ta với bề sâu. Con lắc dao động giữa bề sâu và bề rộng đã rời quá xa bề sâu rồi.
Có một câu nói khá phổ biến rằng “Trong mắt người cầm búa thì mọi vật tựa như đinh”. Nhưng điều gì xảy ra nếu người đó có cả búa, tua-vít và cờ-lê? Có lẽ người đó sẽ liệu xem nếu trên đầu bằng phẳng và có một vết nứt nhỏ, dùng tua-vít lúc này có nên chăng? Hoặc có lẽ tính xem hình dáng của cái mặt phẳng đầu ấy. Hình tròn, hay hình lục giác? Cái cờ-lê biết chăng lại hữu dụng hơn? Cuối cùng thì, điều kiện duy nhất của những dụng cụ này có thể thúc đẩy sự hiểu biết thấu đáo hơn về một vấn đề.
Điều này không ám chỉ rằng chuyên môn sâu là vô dụng. Au contraire (Ngược lại nữa kìa), việc mang theo một cây búa hóa ra lại chẳng có hề gì. Chỉ là thế giới của chúng ta đang thay đổi chóng mặt đến nỗi những người có nhiều công cụ làm việc hơn sẽ tiến gần hơn đến sự bất định. Để tạo ra nó trong thế giới hiện nay, sự nhanh nhẹn và linh hoạt là điều rất quan trọng.
Một người biết rộng nghĩa là gì?
Làm thế nào một người có thể làm được như vậy? Để bắt đầu, hãy thu hẹp và để ý hơn đến bối cảnh mà bạn phải ra các quyết định.
Đọc cả bài viết, không phải chỉ có phần này nói về chuyên ngành của bạn. Mối bận tâm đâu tiên là dầu khí phải không? Hãy nghiên cứu về các động lực ảnh hưởng đến lĩnh vực bán. Bạn có phải là chuyên gia tài chính? Sao lại không đọc sách về marketing? Nghĩ lớn hơn và rộng hơn bạn xưa nay đi nào.
Một chiến lược khác là nghĩ về việc làm thế nào mà những phát triển tưởng chừng chẳng ăn nhập gì nhau có thể tác động lẫn nhau, một điều gì đó mà các nhà tư tưởng hệ thống làm một cách tự nhiên. Hãy nghiên cứu về các mối liên kết xuyên chuyên ngành và tưởng tượng ra cách những thay đổi trong một lĩnh vực có thể làm gián đoạn các hoạt động trong một lĩnh vực khác.
Vì những người biết rộng có một bộ công cụ để phác thảo, họ có thể chủ động điều chỉnh hướng hành động khi tình huống thay đổi. Chỉ cần nghĩ về sự thay đổi chóng mặt của thế giới với sự phát triển của Internet và công nghệ dữ liệu không dây thôi. Jeff Bezos không phải là một chuyên gia bán lẻ đã đánh bật các đối thủ cạnh tranh để chiến thắng. Ông là một “ma mới” trong ngành bán lẻ nhưng lại có thể thích ứng nhanh để nắm bắt lấy cơ hội ngàn vàng.
Sự nghiệp viên mãn cho những người biết rộng.
Nhiều doanh nghiệp có tầm nhìn xét đến cả kinh nghiệm đa năng khi tuyển dụng. Chẳng hạn, điều này rất quan trọng trong các tổ chức lớn như Google, nơi người lao động có thể nhảy từ nhóm này sang nhóm kia, từ vị trí này sang vị trí kia.
Thực ra, Lisa Stern Hayes, một trong những nhà tuyển dụng hàng đầu của Google, nói trong một băng ghi âm rằng công ty định giá năng lực giải quyết vấn đề của những người có “năng lực nhận thức toàn cảnh” thông qua sự hiểu biết đi liền với vai trò làm việc.
“Nghĩ xem Google làm thế nào lại phát triển nhanh như vậy”, bà nói “Nếu bạn thuê một người chỉ làm tốt một việc, nhưng sau đó công ty của bạn cần thay đổi, chúng tôi cần được cam kết lâu dài rằng người đó sẽ tìm thấy được điều gì khác để làm việc tại Google. Điều đó trở ngược lại việc tuyển “những người biết rộng đầy lanh lẹ”.
Nếu bạn mới chân ướt chân ráo bước vào thị trường lao động, lời khuyên của tôi là hãy để sự nghiệp của bạn xoay quanh việc có được sự đa dạng về không gian lẫn lĩnh vực làm việc. Các khả năng phân tích mà bạn phát triển (như kỹ năng thống kê cơ bản và tư duy phản biện) trong quá trình làm việc sẽ mang lại giá trị khi bạn phải cạnh tranh với những người chỉ chuyên về một kỹ năng.
Một điều chắc chắn khi nói về tương lai là nó sẽ rất bất định. Sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo và đổi mới công nghệ đã “thị trường hóa” thông tin. Kỹ năng sản sinh chuyên điểm đang mất dần giá trị. Kỹ năng then chốt cho tương lai là, cũng không hẳn là một kỹ năng, mà là một cách tiếp cận, một triết lý, một cách tư duy – và quan trọng là hãy áp dụng nó ngay khi có thể.
Vikram Mansharamani, Tiến sĩ triết học, giảng viên tại Đại học Harvard và là tác giả của “THINK FOR YOURSELF: Restoring Common Sense in an Age of Experts and Artificial Intelligence” (HBR Press, 2020). Theo dõi ông trên twitter tại @mansharamani.
Nguồn: Harvard researcher shares key skill of the future—that most people don’t have (cnbc.com)
Lê Minh Tân dịch