Home Chuyên đề tháng Ham muốn được viết hay mất mát của văn chương

Ham muốn được viết hay mất mát của văn chương

Minh Hùng

20/08/2018

Chưa thời đại nào lại có nhiều người nung nấu hoài bão cháy bỏng được trở thành nhà văn như ngày nay. Khát khao được cho ra đời một cuốn sách – có thể là một cuốn tiểu thuyết, hoặc một tự truyện – gần như đang là một trong những nguyện vọng lớn nhất của con người đương đại.
Chuyện này – ở một mặt nào đó – là một bước tiến lớn đáng hoan nghênh, nó là một hệ quả của việc chữ viết đã được sử dụng rộng rãi, trình độ học vấn đã được nâng cao hơn và một sự tập trung đúng đắn vào sức mạnh thay đổi nhiều cuộc đời của những cuốn sách. Nhưng từ một góc nhìn khác, nó cũng là kết quả của thứ còn rời rạc hơn: dịch bệnh của sự chia tách và nỗi cô độc. Đội ngũ những người đại diện, người tuyển chọn, người biên tập, người cố vấn cho nhà văn không chỉ minh chứng tình yêu của chúng ta dành cho văn chương, mà còn, dù không hẳn chủ định, thể hiện ra cả một làn sóng trỗi lên không thể cưỡng lại của nỗi cô độc đớn đau.
Dĩ nhiên lý do muốn viết thì rất nhiều, nhưng lý do đơn giản nhất và cũng phổ biến nhất: chúng ta viết bởi chẳng có một ai bên cạnh lắng nghe lời mình cả. Ta bắt đầu thèm được đặt những ký ức, những xúc cảm của mình lên trang giấy, gửi chúng tới thế giới rộng lớn ngoài kia, bởi bè bạn không rảnh nghe ta, bởi người bạn đời còn đang bận rộn, bởi đã lâu lâu lắm kể từ lần cuối ai đó dành đủ thời gian cùng ta với đầy đủ sự chú ý và trân trọng. Nói ngắn gọn, ta viết bởi ta vô cùng cô đơn.

Viết có thể được coi như bắt đầu với những trải nghiệm ngây ngất hân hoan, hay niềm say mê của trí óc không vụ lợi, nhưng viết cũng bắt nguồn từ cả nỗi tuyệt vọng tủi hổ  từ việc chẳng có bờ vai nào bên cạnh khi ta khóc. Khi ta đã kêu cứu thật lâu, nhưng chẳng ai tới cả, ta mới bắt đầu lặng im mà viết lên thiên truyện của mình. Viết có thể là giải pháp cho một tham vọng chua chát sâu xa hơn: viết để được lắng nghe, để được trân trọng, để những xúc cảm của mình được diễn giải, được biểu lộ chân thực, được biết đến và được đề cao. Flaubert nói ra điều này một cách đơn giản nhất: nếu ông có một tình yêu đẹp ở tuổi mười tám, ông sẽ chẳng đời nào muốn viết.
Ở buổi đầu cuộc hành trình tự nhận thức của phương Tây, ta bắt gặp Socrates, người đưa ra một câu nói nổi tiếng rằng viết lách không phải là thứ người hay suy tưởng nên làm. Với Socrates, viết là một sự bắt chước, một thay thế nhạt nhẽo cho khuynh hướng đích thực của chúng ta. Khuynh hướng ấy, theo Socrates, là nói những chuyện quan trọng với những đồng loại bên dưới, nói trực tiếp trước mặt nhau, ngay lúc này, thường là với một ly rượu trên bàn, hoặc là trên đường đi ra bến cảng, hay khi tập luyện ở thao trường. Trong thế giới quan Socrates, sự ra đời của văn chương đơn giản là triệu chứng của bệnh cô lập với xã hội, và nó là bản cáo trạng với những cộng đồng người.

Ngay cả khi chúng ta công nhận văn chương là sự thay thế tốt nhất, tốt hơn nhiều so với bất kỳ thứ gì khác từng được phát minh, thì vẫn rất đáng để chúng ta nhận ra rằng sự thay thế này vẫn mang bản chất xưa, muôn đời không đổi: viết là hành động trả thù vô cùng lịch sự và khéo léo đối với thế giới quá đỗi bận rộn không thể lắng nghe lời mình, và rằng chúng ta sẽ chẳng bao giờ có được khát khao sáng tác mãnh liệt đến thế nếu ban đầu chúng ta không bị phũ phàng chối bỏ bởi người ta rất cần để dựa vào.
Viết như là thứ để bù đắp lại. Nhận thức đầy đủ hơn về điều này có thể truyền cho ta nghị lực để thừa nhận cơn đau không bù đắp nổi của chúng ta trong những hình thức giao tiếp thân thiết hơn. Dù những niềm mãn nguyện khi được đơn độc bên giường viết có thỏa mãn ta thế nào, ta dường như chẳng nên dễ dàng từ bỏ nỗi say mê được hiểu biết và cảm thông cho người khác. Thật chẳng dễ dàng gì để viết lên một tiểu thuyết đẹp, nhưng có một điều còn khó hơn, và cuối cùng có lẽ còn khiến ta thỏa mãn hơn: tìm biết và nhận ra những người tri kỷ của mình.
Từ quan điểm này, một thế giới tươi đẹp hơn có lẽ sẽ là một nơi mà chúng ta ít khát khao trở thành nhà văn hơn, bởi chúng ta có thể cùng nhau trưởng thành, có thể lắng nghe lẫn nhau và trao đổi cùng nhau, thấu hiểu nhau nhiều hơn. Mất mát của văn chương, biết đâu cuối cùng lại là điều có lợi cho nhân loại.
Nguồn: https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/the-desire-to-write/
Dịch bởi Minh Hùng 
Bài đã đăng trên Ipick.vn

Bộ não khi đọc tác phẩm hư cấu

Trong bối cảnh náo loạn của các phương tiện kỹ thuật số, những thói quen xưa cũ như đọc tiểu thuyết dường như phai nhạt, thậm chí bị coi là tầm phào. Nhưng giá trị đích thực của hư cấu đã được khẳng định từ một góc độ không thể ngờ tới: khoa học não bộ. Những bản chụp não bộ đã chỉ ra những gì xảy ra trong đầu chúng ta khi chúng ta đọc một mô tả chi tiết, một phép ẩn dụ

Tô Lông

18/10/2016

CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN (ROMANTICISM) TRONG VĂN CHƯƠNG

Chủ nghĩa lãng mạn là một trường phái, hay nói cụ thể hơn là thái độ và thiên hướng sáng tác đặc trưng của nhiều tác phẩm nghệ thuật như văn học, hội họa, âm nhạc, kiến trúc, phê bình, nghiên cứu lịch sử ở phương Tây trong khoảng thời gian từ thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19. Chủ nghĩa lãng mạn có thể được coi là sự chối bỏ các giới luật, sự hài hòa, tiết chế, lý tưởng hóa và tính

Minh Phi

08/10/2019

Văn chương tồn tại vì điều gì?

Một trong những điều khó chịu hơn cả, nhưng lại rất căn bản, về con người đó là chúng ta không hiểu lắm về bản thân mình. Một khía cạnh của tâm trí chúng ta thường không thấu rõ về những gì đang diễn ra của phần còn lại vốn đang giận dữ, lo âu hay tìm kiếm điều gì đó. Chúng ta mắc phải rất nhiều lỗi lầm bởi mặc cảm vô minh này bủa vây. Đây chính là điều văn chương có thể

Vũ Minh

30/03/2017
Xem

“Dead Poets Society” – Thi ca, tự do và niềm đam mê

Tôi xem “Dead Poets Society” (Tên Việt: “Cộng đồng những nhà thơ chết”, “Hội thi nhân quá cố”, “Cộng đồng thi sĩ quá cố”) cách đây 5 năm. Lúc ấy, tôi đã chán nản với văn chương, bởi nghĩ thầm “Thời nay ai mà đọc văn chương” nữa và nghĩ rằng có lẽ mình nên chấm dứt con đường ấy của mình. Thế nhưng,  tình cờ, bật TV lên trong một ngày  nhạt nhẽo, tôi đã gặp bộ phim này với gương mặt của người

Sự thích thú trong phá hủy cấu trúc văn chương: Những nhà văn phá vỡ quy tắc

Có những nhà văn luôn cảm thấy rằng mình không hề viết những tác phẩm văn chương vĩ đại nếu không phá vỡ những gì có từ trước đó, sáng tác những thứ thể hiện góc nhìn của bản thân mới mẻ đến mức đáng kinh ngạc. Mặc dù toàn bộ mong muốn là trở thành một nhà văn vĩ đại (và điều này có vẻ như rất ngây thơ), nhưng các nhà văn vẫn thích thú với việc cười nhạo hay than thở về