Home Đọc Đọc lại “Chinh phụ ngâm khúc” và chiêm nghiệm về chí nguyện hòa bình giữa thời loạn lạc

Đọc lại “Chinh phụ ngâm khúc” và chiêm nghiệm về chí nguyện hòa bình giữa thời loạn lạc

Khi Đặng Trần Côn (khoảng 1705-1745) viết “Chinh phụ ngâm khúc”, toàn cõi Việt đều chìm trong khói lửa chiến tranh và nội loạn, bối

Khi Đặng Trần Côn (khoảng 1705-1745) viết “Chinh phụ ngâm khúc”, toàn cõi Việt đều chìm trong khói lửa chiến tranh và nội loạn, bối cảnh ấy đã thôi thúc ông viết một khúc trường thi tâm tình của người vợ xa chồng. Tâm tình này chạm vào cõi lòng không chỉ của những nữ sĩ, mà còn lay động tâm tư của nhiều bậc nam nhi. Hiệu ứng tác động này, nếu chỉ giới hạn ở lòng thương cảm của Đặng Trần Côn dành cho người vợ chờ chồng, có lẽ sẽ không thể nào đạt tới, kỳ thực, ông đã đi xa hơn thế, chạm tới ước ao lớn lao hơn mà bất cứ ai còn trái tim đều mong mỏi: hòa bình. Trong những câu cuối cùng của “Chinh phụ ngâm khúc”, ông viết: “Duyên xưa cùng chàng này còn vẹn nguyên/ Bạc đầu kết đôi mãi ước nguyền /Hoán đổi công danh bù xa cách/ Thanh bình âu yếm mãi triền miên” (Hà Thủy Nguyên dịch, phiên âm Hán Việt: Dữ quân chỉnh đốn hề cựu nhân duyên/ Giao kỉnh thành song đáo lão thiên/ Thường liễu công danh ly biệt trái/ Tương liên tương thủ thái bình niên)

Mượn lời chinh phụ, bày tỏ chí nguyện phản chiến

Người Á Đông quan niệm “Thi dĩ ngôn chí”, tức “thơ là để nói lên tâm tư và hoài bão, để bày tỏ những ý nguyện của mình. Trước Đặng Trần Côn, “chinh phụ” đã trở thành một thể tài phổ biến trong thơ ca Trung Quốc, không chỉ được ưa chuộng bởi các thi nhân mà còn bởi các chiến tướng. Vị chiến tướng, đồng thời là vị vua nhà Ngụy thời Tam Quốc – Tào Phi, đồng thời cũng là nhà thơ bậc nhất của thể tài chinh phụ. Sinh thời, từ khi còn trẻ tuổi, ông đã viết rất nhiều bài thuộc thể tài Chinh phụ, nổi tiếng nhất là chùm bài “Yên ca hành” với chuỗi tâm tư trông ngóng người chồng trở về: “Chia lìa dễ sao khó gặp chàng/ Sông núi xa vời đường mênh mang/ Nhớ nhung kết lại lời gan ruột/ Gửi theo mây nổi nào quay về/ Lệ rơi mưa táp hủy dung nhan/ Ai người lặng nhớ chẳng thở than.” (Hà Thủy Nguyên dịch, phiên âm Hán Việt: Biệt nhật hà dị hội nhật nan/ Sơn xuyên du viễn lộ man man/ Uất đào tư quân vị cảm ngôn/ Ký thư phù vân vãng bất hoàn/ Thế linh vũ diện huỷ hình nhan/ Thuỳ năng hoài ưu độc bất than). Sau Tào Phi, các cây bút Đường thi nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Lý Hạ… đều có bài viết về chinh phụ.

Tư tưởng Nho giáo quan niệm người đàn ông cần đảm đương những trọng trách nam nhi, cần lập công, lập danh và coi công danh như chí nguyện của mình. Nhưng giữa trọng trách nam nhi và ý nguyện nhân sinh của đời người luôn có mâu thuẫn: trọng trách nam nhi đòi hỏi người đàn ông phải xông pha nơi chiến trận, trong khi ấy ý nguyện nhân sinh dẫu đàn ông hay phụ nữ đều hướng tới bình an. Trong tiếng Hán, chữ “An” có bộ “Miên” ở trên, chữ “Nữ” ở dưới, ý muốn biểu thị An tương đương với người phụ nữ được yên ấm dưới mái nhà của mình. Chọn hình ảnh người Chinh phụ, một thiếu phụ vẫn ở dưới mái nhà, nhưng trong lòng lúc nào cũng phấp phỏm âu lo, mong ngóng đợi chờ… cho thấy một trạng thái “An” thiếu chắc chắn, lúc nào cũng có thể bị đe dọa bởi loạn lạc. Loạn lạc chiến tranh đã phân tách trạng thái “an” thành hai thái cực: Thái cực động là trang nam nhi thuộc dòng hào môn, xông pha chiến trận để thiên hạ thái bình; thái cực tĩnh có được cái an thân xác nhưng tinh thần thì hoàn toàn bất an . Hai thái cực này thường xuyên xuất hiện trong các bài thơ Chinh phụ và đặc biệt biến ảo dị thường trong “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn.

Nếu các bài thơ chinh phụ khác chỉ dừng ở trạng thái tĩnh đầy bất an của người vợ chờ chồng, thì Đặng Trần Côn dựng nên hai tâm cảnh tương phản động – tĩnh, phu – phụ, chinh chiến – nhớ nhung… với hai thể tài phản chiến Á Đông: biên tái – chinh phụ. Thông thường, khi đọc “Chinh phụ ngâm khúc”, các độc giả thường bị cuốn theo nỗi sầu muộn của người chinh phụ mà bỏ quên khía cạnh thể tài biên tái trong những câu khắc họa cảnh chiến trường. Chúng ta thường diễn giải rằng khung cảnh ấy là tâm cảnh của người chinh phụ, mà quên mất rằng dù là biên tái hay chinh phụ đều là hai sắc thái tâm cảnh của Đặng Trần Côn. Những câu thơ biên tái của Đặng Trần Côn có thể nói, sánh ngang với bất cứ bài Đường thi nào cùng thể tài: “Kỳ Sơn mả cũ trăng mênh mang/ Phì Thủy mộ mới gió lạnh lùng/ Gió lạnh lùng lồng lộng hồn tử sĩ/ Trăng mênh mang soi rõ mặt chinh phu/ Mặt chinh phu này ai phác nét /Hồn tử sĩ này ai khóc thương /Thương người chinh chiến non sông cũ /Người đi xa ấy tình vấn vương/ Xưa nay chinh chiến ai về nhỉ/ Ban Siêu ngày về tóc điểm sương.” (Hà Thủy Nguyên dịch, Kỳ sơn cựu trủng nguyệt mang mang/ Phì thuỷ tân phần phong niểu niểu/ Phong niểu niểu không xuy tử sĩ hồn/ Nguyệt mang mang tằng chiếu chinh phu mạo/ Chinh phu mạo hề thuỳ đan thanh/ Tử sĩ hồn hề thuỳ ai điếu/ Khả liên tranh đấu cựu giang sơn/ Hành nhân quá thử tình đa thiểu/ Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hoàn/ Ban Siêu quy thời mấn dĩ ban.”). Ngay cả ở trạng thái động của tâm cảnh nam nhi, Đặng Trần Côn đã khẳng định tinh thần phản chiến mạnh mẽ bằng cảnh tang tóc và chết chóc của chiến trường, không còn chí khí “bình thiên hạ” thường thấy trong khẩu khí của trang quân tử. Do đó, dẫu tâm cảnh phân tách, hai thái cực vẫn chạm nhau ở cõi mộng, khi phu phụ tái hợp và thiên hạ lại thái bình. Nỗi nhung nhớ của người thiếu phụ, suy cho cùng là sự ước ao một trạng thái an trọn vẹn, khi bổn phận đã được hoàn thành.

Con người bổn phận đối mặt với biến chuyển của thời gian

Không giống với quan niệm buông bỏ của Phật giáo hay hình ảnh người đàn ông sẵn sàng trút bỏ những trách nhiệm vì luyến ái cá nhân trong các câu chuyện diễm tình, tâm cảnh chinh phu của Đặng Trần Côn, dù khát khao bình yên, dù chứng kiến chiến trận khắc nghiệt, dù đau đớn trước sinh mạng mong manh như cây cỏ, vẫn chấp nhận xông pha nơi chiến địa như một bổn phận tất yếu. Ngay từ những câu đầu tiên của ngâm khúc, bối cảnh khởi loạn được đánh dấu bằng cuộc đột kích của kẻ địch ngoài biên ải. Đứng trước tình cảnh ấy, lựa chọn “Rời bỏ ấm êm theo chinh chiến” (Phiên âm tiếng Hán: “Tiện từ khuê khổn tùng chinh chiến”) là con đường duy nhất để bảo toàn cho chúng dân, mà người vợ yêu thương và toàn bộ gia tộc cũng nằm trong số ấy. Dù rằng Đặng Trần Côn vẫn bị ảnh hưởng của thời đại, ông đồng nhất thái độ thực hiện bổn phận với nợ công danh và tinh thần trung quân, nhưng hình mẫu con người bổn phận mang sắc thái của bậc trượng phu hi sinh hạnh phúc cá nhân vì lợi ích của muôn người, hơn là vì tham vọng cá nhân.

Nhưng dầu vậy, ở thái cực của người chinh phụ ngóng trông, thời gian trôi qua, mọi biến chuyển của sự vật và sự việc biến mọi kết quả của hành động dù thành hay bại cũng đều hư vô. Người chinh phụ không còn trải rộng hồn mình trong cõi mộng như những ngày mới chia xa, mà bắt đầu đưa hướng quan sát của mình vào sự chuyển dịch của thời gian. Thời gian trôi đi mà lẽ sinh diệt là hiện thể có thể chứng kiến, khiến toàn bộ nỗ lực hoàn thành bổn phận trở nên vô nghĩa, bởi hạnh phúc và bình an trở thành giấc mộng không thể với tới, dù thân thể dần hư hoại, đời người cứ thế qua đi: “Tiếc nuối nào để chi/ Nhan sắc còn tươi màu hé nụ / Oán than nào để chi/ Bóng nắng buông rơi chẳng quay về /Trách phận mỏng uổng tháng năm/ Rối bời tơ tóc điểm màu sương” (Hà Thủy Nguyên dịch, phiên âm tiếng Hán: Thán tích hà dĩ vi/ Nhan sắc do hồng như nộn hoa/ Tư ta hà dĩ vi/ Quang âm nhất trịch vô hồi qua/ Tư mệnh bạc tích niên hoa/ Phân phân thiếu phụ kỷ thành bà).

Chọn lựa nhập vai người chinh phụ nhớ chồng thay vì nhập vai khách chinh phu nhớ cảnh ấm êm, Đặng Trần Côn đã ký thác lựa chọn chính trị của mình trước thời cuộc loạn lạc ở thời đại ông sống. Thấu suốt ngắn ngủi của đời người, không bị chi phối bởi bất cứ hệ tư tưởng nào, Đặng Trần Côn đã kháng lại ý thức hệ Nho giáo để đối diện với những tâm cảnh chân thực nhất được xây dựng bởi bao điều mắt thấy tai nghe từ hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Con người bổn phận tuy mạnh mẽ và bi tráng, nhưng đã hòa quyện vào khao khát con người bình dị nhất: hòa bình và êm ấm. Thật nghịch lý, con người bổn phận của đấng trượng phu vì nghĩa lớn hi sinh trong chiến trận để đạt được hòa bình, để vươn tới chữ “an”, nhưng rồi, càng dấn sâu vào bổn phận ấy thì càng rời xa ước nguyện của mình, để rồi, người chinh phụ nhận ra rằng nắm bắt những khắc thời hạnh phúc là cách duy nhất để thoát khỏi sự hư vô của thời gian – điều mà cả chinh phu và chinh phụ đều đã bỏ lỡ và chỉ có thể thốt lên: “Xót thiếp thay ôi xót chàng thay!” ( Phiên âm Hán: Vị thiếp ta hề vị quân ta).

Hà Thủy Nguyên

Bài đã đăng tại tạp chí ANTG giữa và cuối tháng.

Tranh minh họa của Y Xuy Ngũ Nguyệt

Đọc “Bức tranh kinh tế Việt Nam thế kỷ 17, 18” để thấy nền kinh tế chuyển mình trong hỗn loạn

Thi thoảng lại có một vài nhân vật ưu tú chuyên “đọc sách tinh hoa” than thở với tôi rằng, nếu từ thế kỷ XVIII, Việt Nam cũng làm cải cách như Nhật Bản thì có lẽ bây giờ chúng ta đã ở vị trí cường quốc, hoặc chí ít cũng không thể kém Nhật Bản, Israel. Tôi chỉ muốn nói với họ hãy bỏ ngay mấy quyển sách dạy làm giàu kiểu Nhật, kiểu Do Thái xuống để đọc “Bức tranh kinh tế Việt

Minh Hùng

11/02/2018

SÁCH TIẾNG TRUNG HAY THÁNG 9 NĂM 2021: VĂN THÀNH & KẾT NỐI THẾ GIỚI: LOGIC CỦA “MỘT VÀNH ĐAI, MỘT CON ĐƯỜNG”

Lên Baike.baidu.com tìm từ khoá "sách Trung Quốc hay" sẽ lập tức hiện ra hàng loạt trang review sách, nhưng xem chi tiết hơn thì chủ yếu là sách dịch từ tiếng nước ngoài. Thi thoảng có một cuốn do tác giả người Trung viết, nhưng đa phần đều chú trọng tôn vinh đất nước và con người Trung Quốc. Theo quan điểm cá nhân tôi, người Trung có tính tự tôn cao. Thế giới tra cứu bằng Google.com thì Trung Quốc tạo ra Baike.baidu.com,

SÁCH HỌC THUẬT THẾ GIỚI THÁNG 9 NĂM 2021: PHẬT GIÁO NHƯ TRIẾT HỌC, SỰ TRỖI DẬY CỦA MÔNG CỔ, LUÂN LÝ HỌC MÔI TRƯỜNG: CÁC VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM… PHÂN TÍCH DỮ LIỆU CHO SỰ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC

Như thể là trong cơn hỗn loạn của tâm trí, con người có xu hướng tìm đến sự cứu rỗi nơi các đấng trên, hoặc tìm về nguồn cội lịch sử của mình. Tháng 09/2021, Sách Học thuật Thế giới ghi nhận sự bùng nổ, sôi động trong các chủ đề Văn hóa Tâm linh, Lịch sử và cả Triết học. Dưới đây là một vài đầu sách Học thuật tiêu biểu trong tháng 9 này. VĂN HÓA TÂM LINH, TÔN GIÁO.NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ

SÁCH HAY TRONG NƯỚC TUẦN TỪ NGÀY 13 THÁNG 12 ĐẾN 19 THÁNG 12 NĂM 2021: SÁCH QUAN CHẾ, TRIẾT LÝ VÀ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA LÃO TỬ TRONG ĐẠO ĐỨC KINH… ĐI TÌM NGUỒN GỐC VIỆT

Trong tuần từ 13 đến 19 tháng 12 năm 2021, thị trường sách mới lẫn các sự kiện tri thức được sinh ra là dành cho phần lớn các bạn yêu thích nghiên cứu sử Việt, về tổ chức bộ máy cai trị thời Pháp thuộc, tìm hiểu về nguồn gốc Việt và nghiên cứu tư tưởng của Lão Tử... Ngoài ra bản tin có thêm mục mới "Tuyển dụng Người yêu sách" để tổng hợp các tin tuyển dụng của các nhóm hoặc tổ

Trần Cúc

20/12/2021

SÁCH HAY TRONG NƯỚC TUẦN TỪ NGÀY 27 THÁNG 9 ĐẾN 3 THÁNG 10 NĂM 2021: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG, CÂY CAM NGỌT CỦA TÔI,… & BETWEEN THE LINES: LUYỆN ĐỌC TIẾNG ANH QUA MỘT TRUYỆN NGẮN CỦA OSCAR WILDE

Bước vào tháng 10, thị trường sách bắt đầu đưa ra nhiều các tín hiệu tích cực hơn. Nếu như khoảng gian trước, trong tuần chỉ có lẻ tẻ vài đầu sách văn học cùng sách phổ thông thì tới những tuần cuối tháng 9 này, những cuốn sách học thuật thú vị đã bắt đầu xuất hiện. Mọi hoạt động tổ chức sự kiện tri thức vẫn được tiếp tục hoạt động sôi nổi trên nền tảng trực tuyến.  Sách học thuật thú vị

Trần Cúc

04/10/2021