Book Hunter: Trong cuốn sách “Chiến thắng của đô thị” của Edward Glaeser, Detroit đã trải qua sự suy tàn do ngành công nghiệp chủ lực của thành phố thoái trào, và mọi nỗ lực phục hồi bằng chiến lược xây dựng nhiều hơn và thổi phòng bất động sản đều vô hiệu. Sau tất cả, xây dựng cơ sở hạ tầng là không đủ mà cần thiết hơn thế là tạo lập đời sống cho người dân.
“Lần phá sản vào năm 2013 của thành phố đã mở ra một kỷ nguyên mới cho việc giải quyết vấn đề, cái có thể là hình mẫu cho sự thúc đẩy cơ sở hạ tầng quốc gia.” – Một nhà lãnh đạo tận tâm cho biết.
Các thành phố của Mỹ đang đứng trên bờ vực. Phải mang trên mình gánh nặng quá sức của cuộc khủng hoảng y tế công, phải chịu cảnh cạn kiệt các nguồn lực do sự đình trệ kinh tế và chịu giày xéo bởi những bất ổn và bất công chủng tộc, các thành phố đang phải đối mặt với thực tế rằng các mẫu thức thông thường của nền tài chính đô thị và các hình thức lao động không thể duy trì sự ổn định các khu vực nội thành.
Điều quan trọng ngay lúc này không phải là sự lơ là trong quản lý của chính quyền Biden-Harris, vốn đã nhanh chóng đẩy nhanh sự ủy trị đầy tham vọng và tương xứng với thách thức hiện nay: một kế hoạch Marshall (1) nội địa được gọi là Build Back Better (2). Trước đó, mũi nhọn đầu tiên – kế hoạch American Rescue trị giá 1.9 nghìn tỷ đô-la – đã giúp hỗ trợ ngân sách của các thành phố, phục hồi các nguồn quỹ cần thiết được dùng cho giao thông công cộng, giúp các doanh nghiệp có thể mở cửa trong khi các gia đình vẫn ở nhà. Mũi nhọn thứ hai, kế hoạch American Jobs trị giá 2 nghìn tỷ đô-la, biểu trưng cho một sự thay đổi rõ nét từ sự hồi phục ngắn hạn đến sự chuyển đổi dài hạn.
Tìm hiểu thêm về sách: Chiến thắng của đô thị – Edward Glaeser – Book Hunter Lyceum
Đặc biệt, kế hoạch này đã định nghĩa “cơ sở hạ tầng” theo nghĩa rộng, bao hàm nhiều việc hơn là chỉ dừng lại ở việc cho xây dựng lại đường sá, cầu cống, hào rãnh hay thay thế những đường ống bằng chì ẩn chứa rủi ro. Kế hoạch này bao gồm việc mở rộng các công nghệ mới hơn, chẳng hạn như các trạm trung chuyển xe điện thông rộng, có thể làm cho các thành phố có nhiều điều kiện hơn trong việc đối mặt với tình trạng biến đổi khí hậu. Và kế hoạch này cũng đề xuất các gói đầu tư vào “hạ tầng mềm,” tức hình dung lại nhiều hình thức khác nhau của nhà cửa, sức khỏe và chăm sóc gia đình – trong khi mỗi khía cạnh đều giữ vai trò thiết yếu cho cộng đồng, ngang bằng với các hạ tầng cứng, thì việc tái hình dung này thường bị gạt ra ngoài các cuộc đối thoại.
Việc bao gồm hạ tầng mềm đã phản ánh được một sự nhận thức điều độ về những rào cản thực tế mà các gia đình lao động đang đối mặt trong khi theo đuổi sự ổn định xã hội và cơ hội kinh tế. Nhờ làm việc tại Detroit-based Kresge Foundation mà tôi nhận ra, các dịch vụ nhân sinh, thay vì được nhìn nhận đơn thuần chỉ là nền cho việc quản lý khủng hoảng, thì phải được hiểu như một tổ hợp đã được tích hợp, gồm những hỗ trợ khả dĩ giúp phá vỡ các rào cản hạn chế việc sản xuất kinh tế gia đình vốn ủng hộ tạo ra những nẻo đường của tính chuyển động kinh tế.
Chính quyền liên bang không thể chỉ đạo cơ sở hạ tầng của tính chuyển động kinh tế, các thành phố cũng không nên kỳ vọng sẽ thu hút được một số lượng lớn những nguồn quỹ bằng những cách thức được quy định cách nghiêm ngặt. Các thành phố phải có quyền sáng tạo để tùy biến trong việc vạch ra các chiến lược phù hợp với nhu cầu của cư dân và để xây dựng được sự cộng tác giữa các lĩnh vực công, tư, phi lợi nhuận và từ thiện. Các mối tương quan này có làm gia tăng hơn nữa các nguồn lực liên bang, mở trói cho những dạng thức mới của việc cải tiến, và có được sự hỗ trợ từ cư dân của cộng đồng trong việc giải quyết các vấn nạn của địa phương.
Cũng những tác nhân dân sự ấy đã dàn xếp được Grand Bargain, một kho quỹ 800 triệu đô-la với vốn là 373 triệu đô-la từ nhiều tổ chức khác nhau (gồm cả tổ chức của chúng tôi); những tổ chức này đã bảo vệ Học viện Nghệ thuật Detroit chống lại việc bán cháy hàng bộ sưu tập của nó cho những chủ nợ, đã tránh đi những cắt giảm nghiêm ngặt các khoản trợ cấp công, cũng như ngăn thành phố Detroit không rơi vào hố sâu kéo dài cả thập kỷ tranh chấp do phá sản. Và họ đã làm việc khá thân thiết với chính quyền Obama để cho phép việc sử dụng linh hoạt đồng tiền liên bang, để điều chỉnh lại các trát lệnh kiểm soát giới hạn, và để sử dụng khả năng chuyên môn kỹ thuật liên bang trong việc giới thiệu cho thế hệ kế tiếp những cách tiếp cận công nghệ thông tin và phân tích dữ liệu.
Tại Detroit cũng có một nhận thức rộng rãi trong giới lãnh đạo các lĩnh vực tư, dân sự, phi lợi nhuận và từ thiện, rằng hạ tầng mềm – đầu tư cho các cư dân Detroit và cho các hỗ trợ xã hội giúp tạo lập tương lai của họ – cũng quan trọng không kém. Trong số các đầu tư của Kresge vào cơ sở hạ tầng xã hội có cả việc áp dụng một kế hoạch phát triển tuổi thơ toàn diện, tái hình dung một trường đại học khép kín như một khu vực hướng nghiệp, phát triển tỷ lệ vào đại học và thành công trong thành phố, chuyển đổi những khu đất trống thành các không gian công cộng, củng cố các tổ chức phát triển nguồn nhân lực trọng điểm, hỗ trợ các tổ chức mang tính cộng đồng thực hiện các dự án trong khu dân cư, và tạo ra một trong những mạng lưới hỗ trợ nghệ thuật thiết thực nhất của đất nước.
Thành phố Detroit của năm 2013 là một mô hình thu nhỏ gồm các điều kiện giờ đây đang gây khó khăn cho nhiều thành phố tại Mỹ – gia tăng sự chênh lệch của cải giữa các chủng tộc, gia tăng các hệ thống trợ cấp thiếu vốn, gia tăng sự ngờ vực gây nhức nhối trong tương quan giữa các chủng tộc. Nhưng tình trạng phá sản tại Detroit đã trở thành cánh cửa dẫn đến sự thay đổi, giống như cơn dịch hiện nay đang tạo ra.
Với Build Back Better, nước Mỹ có thể nắm bắt được cơ hội trong từng thế hệ để đầu tư cho tương lai, chứ không chỉ tạo ra sự ổn định trong hiện tại. Để tiến về phía trước, chứ không đơn thuần tái tạo tình trạng bình thường đã có trước đó. Và để đặt làm trung tâm tất cả những gì sẽ làm khi hứa hẹn một nền kinh tế toàn diện, sự bình đẳng chủng tộc và sự tiến bộ trong việc đối phó tình trạng biến đổi khí hậu. Chính quyền liên bang đã và vẫn đang tiến về phía trước. Các thành phố tại Mỹ đã sẵn sàng, nhưng họ cũng phải tiến về phía trước.
Tô Lông
Nguồn: Bloomberg
Chú thích:
- Kế hoạch Marshall (gọi theo tên Ngoại trưởng Mỹ George Marshall, tại nhiệm 1947-1949) là kế hoạch trọng yếu của Mỹ trong việc tái thiết và thiết lập nền móng vững chắc hơn cho các quốc gia Tây Âu sau Thế Chiến II. (Người dịch)
- Build Back Better plan, Kế hoạch Xây dựng lại Tốt hơn, là gói cứu trợ Covid-19, giúp phục hồi kinh tế và cơ sở hạ tầng do Tổng thống Joe Biden đề xuất. Gọi Build Back Better là một Kế hoạch Marshall nội địa, tác giả bài viết muốn nhấn mạnh kế hoạch này cũng đóng vai trò tái thiết như Kế hoạch Marshall nhưng được tiến hành chỉ trên đất Mỹ. Kế hoạch được chia thành ba giai đoạn, lần lượt với từng kế hoạch sau: American Rescue, American Jobs, American Families. (Người dịch)
