Home Tạo Dẫn nhập ngắn gọn về pháp quyền (1) : Định nghĩa và các chức năng của Pháp quyền

Dẫn nhập ngắn gọn về pháp quyền (1) : Định nghĩa và các chức năng của Pháp quyền

le-nam

Lê Nam

06/07/2014

Đọc toàn bộ chùm bài tại đây: Dẫn nhập ngắn gọn về pháp quyền

Lê Duy Nam chuyển ngữ
Brian Z.Tamanaha, St. John’s University – School of Law

Thảo luận giữa các nhà lý thuyết về pháp quyền bị chia rẽ bởi bất đồng xoay quanh định nghĩa của từ pháp quyền, các nguyên tố hoặc những yêu cầu của nó, lợi ích mà nó mang lại cũng như những giới hạn, liệu nó có phải là điều tốt phổ quát, và những câu hỏi phức hợp khác. Những tranh luận này đều rất căn bản, tuy nhiên chúng có thể gây ra lung túng cho những người không phải là chuyên gia mà muốn nắm được những hiểu biết cơ bản về khái niệm quan trọng này. Bài nghiên cứu này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quát về các khía cạnh trung tâm của pháp quyền. Tuy nhiên, đây không thể xem là một tài liệu đầy đủ và cũng không thể trả lời hết những câu hỏi khó về pháp quyền, do đó chúng ta sẽ không bàn về bất cứ tranh cãi mang tính triết học cũng như lý thuyết về pháp quyền. Thay vào đó, bài nghiên cứu là một dẫn nhập có tính thực tiễn đối với những vấn đề rất cơ bản, hướng tới những hoàn cảnh và mối quan tâm của các xã hội đang tìm cách phát triển pháp quyền. Những chủ đề thảo luận sẽ được trình bày theo thứ tự sau: Định nghĩa, các chức năng, những lợi ích, các nguyên tố. Một vài điểm quan trọng sẽ được trình bày trong mỗi chủ đề trên, theo sau là một số nhận xét phụ về những giới hạn và các mối lo ngại.  Sau khi trình bày hết những chủ đề này sẽ có một đoạn giới thiệu ngắn gọn về tại sao một số khái niệm nhất định thường gắn bó với pháp quyền không được nhắc đến ở đây. Sau cùng sẽ kết thúc bằng một vài lý do để chúng ta phải cẩn trọng đối với pháp quyền. Tôi hi vọng rằng dù đây chỉ là một dẫn nhập nhưng tính hữu dụng của nó có thể khiến độc giả bỏ qua sự đơn giản hóa các khái niệm cũng như thiếu đi các sắc thái cảm xúc của bài viết.
Định nghĩa hẹp về pháp quyền
Ngay tại cái gốc, vấn đề cốt lõi của pháp quyền, là nó yêu cầu các quan chức nhà nước cũng như toàn bộ công dân phải bó buộc và hành xử phù hợp với pháp luật. Yêu cầu cơ bản này dẫn tới một số các đặc điểm tối thiểu như sau: luật pháp phải được lập ra trước, được công bố cho toàn dân, phải tổng quát, rõ ràng, ổn định và chắc chắn, và phải được áp dụng đối với tất cả những ai phù hợp với các thuật ngữ của nó. Nếu thiếu vắng bất cứ một đặc điểm này, pháp quyền sẽ không còn là pháp quyền nữa.
Đây là định nghĩa “chính thức” hay định nghĩa “hẹp” về pháp quyền. Những định nghĩa lớn lao hay “rộng hơn” về pháp quyền cũng tồn tại và nó có thể bao gồm việc xem xét tới những quyền cơ bản, dân chủ, những tiêu chí của công bằng hay lẽ phải. Định nghĩa hẹp được sử dụng ở đây bởi vì nó gói gọn mọi đặc điểm cơ bản chung mà hầu như tất cả những định nghĩa hiện có về pháp quyền đều có. Định nghĩa này có thể dùng ở phổ rộng đối với các hệ thống cũng như xã hội khác nhau.
Hai Chức năng của pháp quyền, cùng với những vấn đề khác
1. Một trong hai Chức năng của pháp quyền là Áp đặt những giới hạn pháp lý đối với các quan chức chính phủ, qua hai cách: A) Tuân thủ pháp luật hiện hành; và B) Áp đặt những giới hạn pháp lý lên quyền lập pháp.
Từ xưa tới nay, chúng ta luôn có một nỗi sợ về sự đàn áp vô tội vạ bởi vua chúa cũng như bởi chính phủ. Pháp quyền đáp lại mối lo ngại này bằng việc áp đặt những giới hạn lên các quan chức nhà nước.
Loại giới hạn pháp lý đầu tiên là nhân viên chính phủ phải tuân thủ luật pháp hiện hành tại bất cứ thời điểm nào trong bất cứ một hành động nào được đưa ra xem xét. Việc giới hạn đầu tiên này có hai khía cạnh: hành động của nhà nước phải có sự cho phép hợp pháp (thiếu đi sự cho phép này thì hành động trên được xem là không thỏa đáng); và không một hành động nào của chính phủ có thể mâu thuẫn với sự ngăn cấm hay giới hạn pháp lý nào đó. Mặc dù khía cạnh thứ nhất có thể có ngoại lệ hoặc có tính linh động, nhưng khía cạnh thứ hai thì không. Nếu nhân viên chính phủ muốn theo đuổi một hành động mà vi phạm luật pháp hiện hành thì luật pháp phải được thay đổi tuân theo những thủ tục pháp lý trước khi hành động trên có thể được thực hiện.
Vấn đề nền tảng với loại giới hạn đầu tiên này là sự thi hành luật pháp. Nó đòi hỏi chính phủ phải tự trói buộc chính họ. Hobbes xem đây là một điều không thể cả về mặt logic cũng như mặt thực dụng, “nếu như bạn bị giới hạn bởi chính bạn thì có nghĩa là bạn không bị giới hạn”3. Giải pháp cho vấn đề này nằm ở sự riêng biệt của các cơ quan chính phủ, và bằng việc phân biệt rõ giữa người thuộc chính phủ với cơ quan chính phủ mà người đó làm việc. Do đó, các nhân viên chính phủ không giới hạn bản thân họ, mà thay vào đó là một mô hình những thành viên của bộ phận này trong chính phủ giới hạn những thành viên của bộ phận khác.
Loại giới hạn thứ hai được áp đặt ngay lên bản thân luật pháp, dựng lên những bức tường giới hạn đối với quyền lập pháp của chính phủ. Theo loại giới hạn thứ hai này, một số hành động bị cấm không thể được phép hợp pháp hóa, thậm chí ngay cả cơ quan lập pháp cũng không được. Những giới hạn pháp lý loại này được vượt lên trên (kiểm soát) mọi kiểu lập pháp thông thường. Những ví dụ thường thấy nhất thuộc loại này gồm: 1) những giới hạn bị áp đặt bởi hiến pháp; 2) những giới hạn pháp lý đa quốc gia hoặc quốc tế; 3) những giới hạn tới từ quyền con người; 4) những giới hạn từ tôn giáo và các quyền căn bản. Bằng những cách và nghĩa khác nhau, những kiểu luật lệ này vượt lên trên và áp đặt lên thủ tục lập pháp thông thường.
Hai loại giới hạn đầu tiên vừa được mô tả ở trên có chung một điểm, đó là những giới hạn mà chúng áp đặt có thể được thay đổi bởi những cơ quan pháp lý, tuy nhiên chúng có điểm khác biệt là việc thay đổi thường không thể tạo ra trong một quá trình thông thường bởi chính chính phủ bị giới hạn đó áp đặt lên. Những giới hạn từ hiến pháp hoặc do các công ước quốc tế thường khó bị thay đổi bởi vì những ngưỡng cao hơn phải được vượt qua hay những thay đổi phải được thực hiện bởi một cơ quan lập pháp khác. Ví dụ, các tu chính án hiến pháp có thể đòi hỏi một số phiếu siêu đa số (2/3 hoặc 3/5) trong khi những việc lập pháp thông thường khác chỉ yêu cầu đa số đơn thuần. Hoặc là tu chính án phải được thực hiện bởi một cơ quan đặc biệt với một sắc lệnh hiến pháp. Những thay đổi trong các công ước quốc tế cần phải được thực hiện bởi các cơ quan quốc tế, và do đó vượt ra khỏi quyền hạn của bất kỳ một chính quyền nào. Những rào cản này nâng cao tính hiệu quả của các giới hạn pháp lý.
Trái lại, loại giới hạn thứ ba và thứ tư thường được hiểu là vượt lên trên mọi cơ quan pháp luật của một nước hay thậm chí cả thế giới. Những bản tuyên ngôn nhân quyền trong khi được đề cập chính thức đã được luật pháp xác thực xem như tồn tại trước hoặc bên ngoài những văn kiện đề cập về chúng, do đó những tuyên ngôn này sống sót được thậm chí ngay cả khi những văn kiện đó bị thay đổi hay xóa bỏ. Những quy luật tự nhiên hay tôn giáo tương tự được xem như tồn tại độc lập với mọi cơ quan lập pháp của con người (tuy là nhà chùa hay nhà thờ có thể tác động vào các quy tắc tôn giáo). Với đặc tính này, những quy luật tự nhiên hay quy tắc tôn giáo thiết lập những giới hạn lên luật pháp nhà nước mà không một chính phủ hay cơ quan lập pháp nào có thể thay đổi.
Một vài vấn đề liên đới khác thường xuất hiện đối với loại giới hạn pháp lý thứ hai này. Chúng gây ra nhiều tranh cãi vì những rắc rối mà chúng gây ra cho các quan chức chính phủ trong lúc họ thực thi nhiệm vụ. Chúng ta có thể điểm qua những vấn đề sau:
* Trong những xã hội dân chủ, sự gạt bỏ hoặc giới hạn việc lập pháp dân chủ là một điều khó chấp nhận; đối với các chính quyền độc đoán, việc này cản trở cơ quan hành luật trong việc sử dụng luật pháp. Trong cả hai trường hợp, khi có một động lực đủ lớn thì chính phủ sẽ tìm cách đi vòng hoặc bỏ qua những giới hạn pháp lý cấp trên này.
* Những câu hỏi rất khó sẽ xuất hiện đối với phạm vi, ý nghĩa và cách áp dụng những giới hạn pháp lý này vào thực tế.
* Một vấn đề cực kỳ quan trọng đó là việc quy định một cơ quan hay một người có tiếng nói quyết định đối với những giới hạn này – thường là tòa án, nhưng không nhất thiết phải như vậy. Trong lý thuyết, cơ quan diễn giải những giới hạn pháp lý không nên trao cho cùng một cơ quan có quyền lập pháp, vì điều đó có thể dẫn tới việc những giới hạn này bị hiểu sai. Khi sức mạnh này được trao cho tòa án, và các điều khoản được diễn giải không có giới hạn và những quyết định có sự ảnh hưởng chính trị, việc phản đối có thể gia tăng rằng các tòa án đang tham gia luật hóa chính trị cho đến khi quyết định của họ bị hạn chế hoặc làm họ quan trọng hơn các cơ quan chính trị khác.
* Song song với loại giới hạn đầu tiên được nói ở trên, một vấn đề cũng quan trọng không kém là liệu những giới hạn được áp đặt bởi những quyết định này có thể có hiệu lực hay không. Vấn đề này xuất hiện bởi vì luật pháp tạo ra giới hạn lên sức mạnh lập pháp của chính phủ. Khi mà những giới hạn này là nội tại đối với hệ thống pháp luật – ví dụ như những giới hạn tới từ hiến pháp chẳng hạn – thì sự phân lập chức năng được trình bày ở trên có thể giải quyết vấn đề. Khi mà những giới hạn đó tới từ bên ngoài – ví dụ như các công ước quốc tế, nhân quyền, quy luật tự nhiên, giới hạn tôn giáo – thì sự hợp tác của chính phủ bị giới hạn cần phải được đảm bảo, có thể là tự nguyện hoặc thông qua quá trình đe dọa trừng phạt. Những chuẩn mực về nhân quyền hay tôn giáo xuất hiện để đối trọng lại với thực tế là chính phủ có thể phớt lờ những giới hạn của chúng mà không phải chịu trừng phạt.
2. Chức năng thứ hai của pháp quyền là Duy trì trật tự và hành vi hợp tác cũng như giải quyết các vấn đề giữa người dân với nhau.
Khía cạnh này của pháp quyền tạo nên nền tảng của pháp luật chi phối những hành vi xã hội. Người dân phải cư xử tuân thủ theo pháp luật. Mọi sự vượt quá giới hạn của pháp luật hay những gián đoạn xã hội – dù được đối xử như tội phạm hình sự hay dân sự (mỗi xã hội thì có một định nghĩa khác nhau) cũng buộc dẫn tới một phúc đáp từ cơ quan pháp lý bắt người đó phải thực thi những yêu cầu pháp lý và giải quyết những tranh cãi phù hợp với những chuẩn mực pháp lý.
Để thỏa mãn chức năng thứ hai này không cần phải bắt buộc toàn bộ những hành vi trong xã hội phải tuân thủ theo luật pháp. Điều này là không thể và cũng không phải là điều chúng ta muốn. Rất nhiều những trật tự chuẩn mực tồn tại bên trong mỗi xã hội, gồm có những phong tục, tập quán, quy tắc đạo đức, quy tắc tôn giáo, gia quy, quan định và còn nhiều những luật bất thành văn khác nữa trong cuộc sống thường nhật. Thỉnh thoảng, những lề thói này chồng chéo lên nhau, nhưng thông thường thì chúng khác nhau về các mặt định hướng, sự mở rộng, quy mô, mức độ, và hiệu quả. Sự hiện diện, quy mô cũng như mức độ của pháp luật nhà nước thay đổi theo xã hội hay vùng miền. Một vài xã hội hay vùng miền bị thống trị chặt chẽ bởi luật pháp, đó là những xã hội mà các mâu thuẫn đã được giải quyết thông qua các cơ quan pháp lý trong đó các cơ quan này đã có quá trình phát triển tốt. Ở những xã hội hay vùng miền khác, pháp luật nhà nước chỉ có một chức năng hạn chế hoặc không đáng kể trong việc sắp xếp trật tự xã hội – thường xảy ra khi luật nhà nước ở đây tương đối yếu – và những mâu thuẫn được giải quyết chủ yếu thông qua các tổ chức xã hội. Để phù hợp với pháp quyền, luật pháp không cần phải bao quát mọi thứ, nhưng những loại luật pháp bao quát phải gắn liền với quyền lợi chung của công dân.

Nguồn: SSRN.com

Bài đã đăng tải trên Phía Trước, hiện nay chuyển sang Book Hunter

Sơ lược lịch sử ra đời của Hiến pháp Mỹ

(Tham khảo lịch sử chính trị Hoa Kỳ qua cuốn sách được xuất bản trong năm 2020 Nước Mỹ chuyện chưa kể tại đây) Chính quyền hợp bang được thiết lập dưới Điều lệ liên bang. Hội nghị Lập hiến của Mỹ được triệu tập trong bối cảnh 13 bang của nước Mỹ vừa trải qua chiến tranh giành độc lập với mẫu quốc là Vương quốc Anh, và chỉ vừa mới bắt đầu giai đoạn phục hồi kinh tế từ đống đổ nát. Từ lâu

“Chính trị luận” của Aristotle và sự phê phán các mô hình xã hội

I – Góc nhìn chính trị của Aristotle “Chính trị luận” của Aristotle là một tác phẩm kinh điển mang tính chất đột phá trong lịch sử triết học và chính trị học không phải ở mức độ liệt kê quy mô mà ở tầm nhìn. Trước Aristotle, chính trị chỉ đơn thuần được xem như mối quan hệ giữa người cai trị và người bị trị trong một quốc gia. Thậm chí với Plato, người thầy của Aristotle, chính trị vẫn là một thứ

Những tác phẩm kinh điển về Địa chính trị

Địa chính trị (tiếng Anh: Geopolitics) là lĩnh vực nghiên cứu về tác động của các yếu tố địa lý tới hành vi của các quốc gia và quan hệ quốc tế. Cụ thể, địa chính trị xem xét việc các yếu tố như vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số, hay địa hình tác động như thế nào tới chính sách đối ngoại của một quốc gia và vị thế của quốc gia đó trong hệ thống quốc tế.1 Nhờ sự
le-nam

Lê Nam

21/05/2018

“Cộng hòa” của Plato là một cơn ác mộng toàn trị, chứ không phải là utopia (xã hội lý tưởng)

Xã hội lý tưởng (utopia) đầu tiên của văn học cho thấy chúng ta đã đi được bao xa. Các ý quan trọng trong bài Cộng hòa của Plato là cuốn tiểu thuyết xã hội lý tưởng đầu tiên, hoàn chỉnh với một thành phố lý tưởng: Kallipolis. Khuynh hướng toàn trị của Kallipolis đã khiến nhiều nhà tư tưởng chỉ trích tầm nhìn về xã hội lý tưởng của Plato. Cuốn Cộng hòa của Plato chứa đựng những ý tưởng mà nhiều độc giả

Book Hunter

30/12/2022

Nghiên cứu về Niccolò Machiavelli để hiểu về quân chủ và dân chủ

Tại sao lại viết về Machiavelli? Machiavelli chắc chắn đã đóng góp một lượng lớn các diễn ngôn trong tư tưởng phương Tây – đáng chú ý là trong lĩnh vực lý thuyết chính trị, nhưng đồng thời còn có cả lịch sử và thuật chép sử, văn chương Ý, nguyên lý chiến tranh và ngoại giao. Nhưng Machiavelli chưa bao giờ tự nhận mình là một triết gia – thật vậy, ông thường thẳng thừng từ chối các vấn đề triết học – và
le-nam

Lê Nam

01/02/2018